Chuyện Đại tướng Lê Đức Anh thuyết phục ông John Kerry

Theo dõi VGT trên

Sau đó một thời gian, phía Mỹ đã tự động gỡ bỏ vấn đề POW trong các cuộc tiếp xúc và trao đổi song phương. Dần dần, trong nội tình nước Mỹ, nhiều chính khách cũng nhận thấy được thiện chí của VN, họ đã đấu tranh với Chính phủ Mỹ để nhanh chóng bình thường hóa với VN.

Khi được giao trọng trách lớn lao thực thi sứ mệnh ngoại giao – tiến hành thăm dò để tiến tới việc bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ, sau khi thăm dò bằng khoa học kỹ thuật, chính sách tiếp theo mà Đại tướng Lê Đức Anh đưa ra là tích cực và thiện chí hợp tác với phía Mỹ giải quyết ngã ngũ vấn đề POW/MIA.

Sau khi ta “mở được cửa thăm dò” từ hướng “Khoa học phẫu thuật chỉnh hình” và mời được những người Mỹ đầu tiên sang VN là các bác sỹ trong đoàn “Phẫu thuật nụ cười”, theo đề nghị của Đại tướng Lê Đức Anh, Trung ương quyết định đưa ông Nguyễn Huy Phan lên làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Mỹ để làm “cầu nối” liên lạc. Tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị lúc đó là trong tiếp xúc, quan hệ, ta làm sao không để phía Mỹ tự ái là nước lớn mà thua ta, mà ta vẫn giữ được tinh thần độc lập dân tộc.

Tiến trình đấu tranh ngoại giao để Mỹ xóa bao vây cấm vận và thiết lập quan hệ hữu nghị với VN là một quá trình dài nhiều năm, trải qua ba nhiệm kỳ tổng thống của Mỹ (từ những năm cuối nhiệm kỳ của Reagan, sang nhiệm kỳ của George Bush (Bush bố), đến gần cuối nhiệm kỳ của Bin Clinton mới hoàn tất).

Sau bước đột phá thành công bằng con đường khoa học, bước tiếp theo là ta tiến hành việc tạo thuận lợi cho phía Mỹ trở lại Việt Nam tìm những người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Tìm hiểu Mỹ, Đại tướng Lê Đức Anh thấy rằng những người Mỹ bị mất tích khi tham chiến tại VN là một vấn đề rất nặng nề đối với Chính phủ Mỹ. Bởi theo luật của Nhà nước Mỹ, khi một người lính Mỹ tham gia chiến trường mất tích chưa rõ nguyên nhân, hàng tháng Chính phủ Mỹ vẫn phải chi trả lương và đến niên hạn vẫn phải thăng quân hàm cho họ, cho tới bao giờ biết rõ người lính đó đã chết ở đâu, chết như thế nào thì mới giải quyết dứt điểm chế độ đối với thân nhân của họ.

Chuyện Đại tướng Lê Đức Anh thuyết phục ông John Kerry - Hình 1

Tổng thống Mỹ Bill Clinton và phu nhân đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh và phu nhân tại Mỹ năm 1995. (Ảnh tư liệu)

Ngay từ những năm cuối của thập niên 1970, ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc, họ đã lần lượt cử người sang Việt Nam đặt vấn đề đối thoại với ta để giải quyết vấn đề này. Sang thập niên 1980, họ tiếp tục sang và nhất là từ 1987, các cuộc tiếp xúc càng mau hơn, liên tục và dồn dập hơn.

Nếu trước đó, họ tới phần nhiều với tư cách cá nhân hoặc những tổ chức phi chính phủ; thì sau khi ta đã “mở luồng” giao lưu về khoa học y tế, họ bắt đầu tổ chức các “Đoàn” tới Việt Nam. Chẳng hạn: Đoàn Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa; Đoàn cựu Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ; Đoàn các nhà kinh doanh Mỹ; Doàn Ki-tô giáo v.v… diễn ra trong nửa đầu năm 1987.

Rồi, từ tháng 8/1987, những tháng cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Reagan và những tháng đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Bush, tướng John Vessey (cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân) đã được cử làm đặc phái viên dẫn đầu đoàn thăm VN.

Thời kỳ đầu họ khăng khăng hai yêu cầu: Một là thực hiện giải pháp chính trị ở Campuchia; hai là giải quyết về những người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (vấn đề POM/MIA); họ coi đây là hai vấn đề tiên quyết để xóa bao vây cấm vận và bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ. Trong giải quyết những người Mỹ mất tích lại bao hàm hai nội dung: Một là, xác định và tìm kiếm những tù binh Mỹ còn bị phía VN giam giữ (gọi tắt là POM). Hai là, tìm hài cốt những người Mỹ chết trận (gọi tắt là MIA).

Sau 4 lần viếng thăm và đối thoại với phía VN của tướng John Vessey, Mỹ đã nâng lên một mức cao hơn là cử Thượng nghị sỹ John Kerry, Ủy ban Đối ngoại Thượng nghị viện Hoa Kỳ trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban đặc biệt về vấn đề POM/MIA dẫn đầu đoàn sang VN.

Vấn đề Campuchia, có hai yếu tố: Thứ nhất là, thực chất với “ván bài Campuchia”, cả Mỹ và Trung Quốc đều thất bại. Nhưng khi đến giải pháp chính trị thì ta và Campuchia có chủ trương nhượng bộ một số điểm để đỡ tổn thương đến lòng tự ái của các nước lớn, mà rõ nhất là ta đồng ý thành lập “Chính phủ ba phái”, đồng ý tuyển cử tự do có sự giám sát của Liên Hợp quốc. Thứ hai là, khi đến giai đoạn có giải pháp chính trị nói trên thì nền kinh tế- xã hội của Campuchia đã hồi sinh, hệ thống chính trị của Bạn đã vững chãi, VN đã rút hết quân tình nguyện và đoàn chuyên gia về nước. Do đó cả Mỹ, Trung Quốc và các nước không còn cớ gì nói VN không có thiện chí; Mỹ và Trung Quốc không còn tư cách nào đứng ra bênh vực cho bọn diệt chủng Pôn Pốt, nên phía Mỹ phải tự giác gạt bỏ “vấn đề Campuchia” ra khỏi “điều kiện tiên quyết” của việc bình thường hóa quan hệ hai nước.

“Điều kiện tiên quyết” còn lại là vấn đề POM/MIA thì sao? Có một sự kiện đã làm cho John Kerry rất có cảm tình với VN và sau khi trở về nước đã thúc đẩy Chính phủ Mỹ nhanh chóng bình thường hóa với VN. Ở thời điểm đó, Chính phủ Mỹ vẫn còn hoài nghi, cộng với sự công kích của một số tướng cũ của “Việt Nam Cộng hòa” sống tại Mỹ cho rằng: “VN vẫn đang giam giữ một số sỹ quan Mỹ tại thành Hoàng Diệu”. Ngày 18/11/1992, Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh tiếp đoàn Nghị sỹ Mỹ do ngài John Kerry dẫn đầu. Ngài John đã trao cho tướng Anh bức thư của Tổng thống George Bush, trong đó đánh giá cao sự hợp tác của Chính phủ và nhân dân VN trong thời gian qua, bày tỏ mong muốn hai bên đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới và cam kết Chính phủ Mỹ sẽ thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Video đang HOT

Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh khẳng định một lần nữa chính sách nhất quán của VN coi vấn đề người Mỹ mất tích là vấn đề thuần túy nhân đạo; VN sẽ tiếp tục và tích cực hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết sớm vấn đề này. Khi ngài John Kerry bày tỏ mong muốn được vào thăm Thành cổ Hà Nội (nơi đang là đại bản doanh của Bộ quốc phòng VN) và công trình ngầm dưới Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Lê Đức Anh đã chấp thuận và mời ngài John và Thượng nghị sỹ Bob Smith tới thăm và thị sát hai nơi này.

Ngài John Kerry đã thật sự bị thuyết phục trước hành vi hết sức văn hóa, nhân văn của Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Sau khi từ VN trở về Mỹ, ngài John Kerry tuyên bố: “Lộ trình bình thường hóa với VN mà Chính phủ Mỹ vạch ra không phải là một chính sách tốt”; Ông dứt khoát không đồng tình với việc gắn vấn đề Campuchia vào tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ. Ông khẳng định nguồn tin có ba phi công sống đang bị giam giữ và kho hài cốt chỉ là chuyện bịa đặt với dụng ý xấu, làm lung lạc dư luận Mỹ và phá hoại, ngăn chặn tiến trình bình thường hóa giữa hai nước. Sau đó một thời gian, phía Mỹ đã tự động gỡ bỏ vấn đề POW trong các cuộc tiếp xúc và trao đổi song phương. Dần dần, trong nội tình nước Mỹ, nhiều chính khách cũng nhận thấy được thiện chí của VN, họ đã đấu tranh với Chính phủ Mỹ nhanh chóng bình thường hóa với VN.

Theo Đại tá Khuất Biên Hòa (Nguyên trợ lý của Đại tướng Lê Đức Anh)

Vietnamnet

Đại sứ Mỹ Ted Osius: Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho hay, Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam, nhấn mạnh rằng hai nước vẫn có thể làm sâu sắc thêm trong mối quan hệ về kinh tế, an ninh và quốc phòng, quan hệ nhân dân... bất chấp việc có hệ thống chính trị khác nhau.

Đại sứ Mỹ Ted Osius: Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam - Hình 1

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã nhấn mạnh điều đó trong cuộc trò chuyện với báo chí tại Hà Nội ngày 28/7 về kết quả chuyến thăm của Mỹ mới đây của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, về chuyến thăm California của Đại sứ, và mối quan hệ song phương nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ.

Sự kiện ý nghĩa trong lịch sử quan hệ Việt-Mỹ

Nói về chuyến thăm lịch sử, nhà ngoại giao Mỹ nói trước đây chưa từng có một Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm Mỹ và chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lần đầu tiên.

Về cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama tại Phòng Bầu dục, ông Osius nói đùa rằng: "Khi tôi có mặt tại đó, có các quan chức cấp cao hai nước tại đó, tôi đã tự cấu mình. Tôi dùng từ "cấu" bởi đây một cách nói vui của người Mỹ về một niềm vui gì đó diễn ra ngoài sức tưởng tượng. Khi tôi đến Việt Nam nhận công tác vào năm 2014, tôi nhanh chóng hiểu rằng một chuyến thăm như vậy rất quan trọng và khi nó diễn ra tôi rất vui mừng. Đó là sự kiện ý nghĩa trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ", ông Osius chia sẻ.

"Cả hai nhà lãnh đạo đã toàn tâm toàn ý trong cuộc hội đàm. Họ có sự chuẩn bị rất tốt cho sự kiện, nhưng cũng tỏ ra thư giãn, thoải mái. Họ đã đạt được những tiến bộ trong các vấn đề quan trọng. Tôi phải nói rằng không thể có cuộc gặp nào tốt hơn được nữa", Đại sứ Mỹ nói.

Ông Osius cho hay tại bữa tiệc chiêu đãi do Phó tổng thống Joe Biden chủ trì, Tổng Bí thư dùng từ "bạn bè" để mô tả mối quan hệ của hai nước và đây là một việc làm lần đầu có tính lịch sử. Phó Tổng thống đã trích dẫn thơ của đại thi hào Nguyễn Du như một cử chỉ bày tỏ sự tôn trọng.

"Bạn bè là từ thể hiện sự tin tưởng, thân mật. Tôi tin rằng ngoại giao không chỉ nói về chính trị mà nói về mối quan hệ. Tôi nghĩ xây dựng quan hệ là phải xây dựng lòng tin giữa con người với nhau, vì vậy điều Tổng Bí thư nói thể hiện sự tin cậy. Chúng ta có thể củng cố lợi ích chung bằng cách xây dựng lòng tin", nhà ngoại giao Mỹ nói.

Ông Osius cho hay ông tham gia vào chuyến thăm của Tổng Bí thư tới nhà riêng của cựu Tổng thống Bill Clinton nhưng ông đã nói chuyện với ông Clinton và được biết cựu Tổng thống hài lòng về chuyến thăm của Tổng Bí thư và hài lòng khi đón tiếp ông tại nhà riêng.

"Sau khi Tổng Bí thư đến thăm Quốc hội, tôi cũng có cuộc gặp riêng rẽ với 6 nghị sĩ Mỹ, một trong số họ là Thượng nghị sĩ John McCain. Ông McCain nói ông có cuộc gặp rất tốt với ông Nguyễn Phú Trọng. Ông McCain muốn dẫn Tổng Bí thư thăm quốc hội lâu hơn nhưng ông ấy không có đủ thời gian", ông Osius kể lại.

Tôn trọng hệ thống chính trị của nhau

Đại sứ Mỹ cho hay, khi Việt Nam và Mỹ xác lập quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2013, hai bên đã bày tỏ sự tôn trọng hệ thống chính trị của nhau và điều này cũng được nhắc lại trong cuộc gặp tại Phòng Bầu dục giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama và trong tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo. Điều đó cho thấy dù hai nước khác nhau về hệ thống chính trị nhưng vẫn có thể là đối tác và hợp tác với nhau và vẫn có thể thảo luận về các vấn đề khó khăn như nhân quyền, lao động.

"Bất chấp việc có hệ thống chính trị khác nhau, hai nước vẫn có thể làm sâu sắc thêm trong mối quan hệ về kinh tế, an ninh và quốc phòng, quan hệ nhân dân. Chúng ta không cần có hệ thống chính trị giống hệt nhau mới có thể hợp tác", Đại sứ Mỹ nói.

Ông Osius cũng chia sẻ thêm, trong chuyến thăm bang California, ông đã nhận được câu hỏi rằng liệu Mỹ có chương trình gì làm thay đổi hệ thống chính trị của Việt Nam, ông đã trả lời rằng đó không phải chính sách của Mỹ.

"Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các nước khác. Đây là điều rất cụ thể. Nếu muốn xây dựng quan hệ với các nước khác thì chúng tôi không thể không tôn trọng hệ thống của nước đó. Câu trả lời của tôi là điều mà người hỏi có thể không muốn nghe, nhưng tôi phải nói rõ rằng chính sách của Mỹ là luôn tôn trọng hệ thống chính trị của nước khác".

Đại sứ Osius khẳng định, lợi ích và cũng là mối quan tâm của Mỹ là Washington mong muốn xây dựng quan hệ vững mạnh với Việt Nam, muốn thấy một Việt Nam thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền và Việt Nam thành công thì điều đó nằm trong lợi ích của Mỹ.

Trả lời câu hỏi về việc liệu có điều gì cần làm để chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tốt hơn nữa hay không, Đại sứ Mỹ cho rằng không có gì có thể tốt hơn nữa vì chuyến thăm đã tốt nhất rồi.

"Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về vấn đề tự do biểu đạt, nhân quyền, tôn giáo nói chung và cũng đi vào một số chi tiết. Tôi thấy rằng bất kể khi nào chúng ta thảo luận về các vấn đề cấp cao và khó khăn như vậy thì hai bên hiểu nhau hơn", ông Osius nói.

Về hợp tác giữa đảng Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng cầm quyền trong quốc hội Mỹ, ông Osius cho biết khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang ký kết quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2013, hai bên cũng đã nói cụ thể là sẽ thực hiện hợp tác giữa các đảng.

"Ngoài cuộc họp giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama tại Phòng Bầu dục, còn có các cuộc gặp bên lề giữa giới chức Việt Nam và các quan chức của đảng Cộng hòa và Dân chủ. Tôi cho rằng không có gì là vô lý khi nói rằng mối quan hệ giữa các đảng đã tốt nhất từ trước tới nay và tin rằng mối quan hệ này sẽ tốt đẹp hơn nữa", ông nói.

Hài lòng về hợp tác an ninh, quốc phòng

Đại sứ Osius cũng cho biết Mỹ hài lòng với tốc độ hợp tác về quốc phòng và an ninh giữa hai nước ở mức hiện nay.

Theo ông Osius, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã có chuyến thăm rất thành công tới Việt Nam hồi tháng 5. Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ, hai bên cũng ký kết một biên bản hợp tác về lĩnh vực gìn giữ hòa bình. Ngày 27/7, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Đại sứ đã khai mạc hội thảo về vấn đề gìn giữ hòa bình.

"Tôi cho rằng hợp trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình là điều rất quan trọng, điều đó chứng tỏ chúng ta đang hướng tới sự cộng tác ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Đây là vấn đề quan trọng với thế giới. Ngoài ra, hai nước cũng có sự tiến bộ trong khắc phục hậu quả dioxin, rà phá bom mìn chưa nổ, tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh. Tất cả những điều này sẽ dọn đường cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh và chúng tôi hài lòng với nhịp độ hiện nay", ông Osius nói.

Đại sứ Mỹ cho biết, ông hiểu Việt Nam có chính sách đối ngoại độc lập và muốn quan hệ tốt với các nước và Mỹ ủng hộ Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp với các nước lân cận.

"Mới đây cựu Tổng thống Bill Clinton đã đến thăm Việt nam và tôi nhớ là có một cựu chiến binh Việt Nam được phỏng vấn bên ngoài khách sạn Daewoo. Người cựu chiến binh này nói rằng cho dù có một nghìn người bạn vẫn không đủ và có 1 kẻ thù cũng là quá nhiều. Vì vậy, nếu xét đến lịch sử, tôi hiểu người Việt Nam luôn khao khát hòa bình và muốn có quan hệ hài hòa với tất cả các nước", Đại sứ Mỹ nói.

Tiếp tục nỗ lực vì tương lai

Ông Osius cho rằng quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ được tăng cường khi TPP được ký kết. Ông cũng hi vọng hai nước sẽ sớm thiết lập đường bay thẳng để tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân hai nước, qua đó thúc đẩy du lịch, đầu tư...

Theo ông Osius, các lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao thể hiện sự lạc quan lớn về Việt Nam trong bữa ăn tối do Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN tổ chức.

Trả lời câu hỏi về sự quan tâm của các công ty Mỹ đối với việc hợp tác khai tác khai thác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông, ông Osius cho rằng bất kỳ nơi nào có lợi nhuận và sân chơi bình đẳng thì các nhà đầu tư sẽ đến và ông tin các nhà đầu tư sẽ đến vì nền kinh tế Việt Nam vẫn hấp dẫn, nhất là khi TPP được ký kết.

Tuy nhiên, ông Osius nói thêm tiến trình hòa giải 2 nước vẫn đang diễn ra và không thể hoàn tất chỉ trong 1 chuyến thăm. "Hai nước đang xích lại gần nhau nhưng vẫn có những người không vui về điều đó. Tôi nghĩ rằng hai nước cần tiến hành các bước để làm sao có thể đưa những người còn giữ nỗi đau của chiến tranh vào quá trình hòa giải đó".

Ông Osius cho hay ông đã đến thăm quận Cam cùng 4 nghị sĩ Mỹ. Tất cả 4 nghị sĩ đều muốn tiếp tục thúc đẩy tiến trình hòa giải để cộng đồng người Mỹ gốc Việt có đóng góp tốt hơn cho quá trình này.

"Vì quan hệ giữa 2 nước không phải quan hệ giữa các lãnh đạo hay chính phủ mà là giữa nhân dân 2 nước. Người Mỹ gốc Việt có tiềm năng để đóng góp rất lớn vào quan hệ 2 nước nhưng hiện còn thiếu lòng tin. Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể, và tôi được biết lãnh đạo 2 nước sẽ làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ giữa nhân dân hai nước".

"Vẫn có những việc cần phải làm trong những ngày tới để kết thúc đàm phán TPP. Chúng ta cũng có thêm các chuyến thăm cấp cao trong năm nay, trong đó có hai chuyến thăm lớn vào tháng tới. Tôi hy vọng sẽ có nhiều chuyến thăm Mỹ trong năm nay. Tôi tin rằng quan hệ Việt-Mỹ hiện tốt nhất từ trước tới nay. Và tôi tin rằng, thông qua làm việc tích cực không ngừng và sự hợp tác có hiệu quả ở tất cả các cấp, chúng ta có thể tiếp tục đà phát triển hiện tại trong thời gian tới", Đại sứ Mỹ nhấn mạnh.

Ông Osius cũng cho rằng thành công từ chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ làm gia tăng khả năng Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam trong năm nay. "Tổng thống Obama đã nói muốn tới thăm Việt Nam nhưng cần thu xếp lịch làm việc", Đại sứ Mỹ nói.

An Bình

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước MỹÔng Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ
23:44:25 23/12/2024
Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?
23:23:32 23/12/2024
Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024
14:54:58 23/12/2024
Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giớiIsrael và Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình một Syria mới từ vùng biên giới
05:48:33 24/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024
Mẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống TrumpMẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống Trump
22:33:55 23/12/2024

Tin đang nóng

Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!
06:29:29 24/12/2024
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"
06:29:50 24/12/2024
Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?
06:00:32 24/12/2024
Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Phút ám ảnh nhấc xe cứu nạn nhânVụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Phút ám ảnh nhấc xe cứu nạn nhân
07:58:01 24/12/2024
Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"
06:51:21 24/12/2024
1 đôi Vbiz bị camera ghi lại cảnh bí mật hẹn hò, phản ứng khi bị phát hiện trở thành tâm điểm1 đôi Vbiz bị camera ghi lại cảnh bí mật hẹn hò, phản ứng khi bị phát hiện trở thành tâm điểm
09:09:44 24/12/2024
Căng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mớiCăng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mới
06:30:54 24/12/2024
Xác minh clip hai nữ sinh ở Vĩnh Long bị đánh hội đồngXác minh clip hai nữ sinh ở Vĩnh Long bị đánh hội đồng
08:13:55 24/12/2024

Tin mới nhất

Ông Trump nói về danh xưng "tổng thống ngầm" của tỷ phú Elon Musk

Ông Trump nói về danh xưng "tổng thống ngầm" của tỷ phú Elon Musk

09:46:09 24/12/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã phản bác việc đảng Dân chủ gọi tỷ phú Elon Musk là Tổng thống ngầm của Mỹ, khẳng định ông Musk không thể trở thành chủ nhân của Nhà Trắng.
Ông Trump gợi lại ý tưởng Mỹ mua đảo lớn nhất thế giới

Ông Trump gợi lại ý tưởng Mỹ mua đảo lớn nhất thế giới

09:38:13 24/12/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump nói rằng việc kiểm soát Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới là, là tuyệt đối cần thiết đối với nước Mỹ.
Nga chưa có kế hoạch cho hội đàm Trump - Putin

Nga chưa có kế hoạch cho hội đàm Trump - Putin

08:57:42 24/12/2024
Điện Kremlin cho biết, Moscow chưa có bất cứ sự chuẩn bị nào cho một cuộc gặp tiềm năng giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Đà phản công gây khó hiểu của Ukraine ở mặt trận Zaporizhia

Đà phản công gây khó hiểu của Ukraine ở mặt trận Zaporizhia

08:51:40 24/12/2024
Ukraine phản công vào khu vực Zaporizhia, giành lại được một phần lãnh thổ nhưng gây khó hiểu cho giới quan sát về mục tiêu chiến lược thực sự của Kiev.
Đảng đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống

Đảng đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống

08:38:20 24/12/2024
Đảng đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống Han Duck-soo nếu ông không công bố luật mở cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt về việc Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố lệnh thiết quân luật.
Ba Lan nói có thể bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu

Ba Lan nói có thể bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu

08:35:31 24/12/2024
Quan chức ngoại giao Ba Lan cảnh báo nguy cơ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bị bắt giữ nếu ông tham dự một sự kiện tại nước này vào tháng tới.
Panama phản hồi cảnh báo của ông Trump về "đòi lại" kênh đào chiến lược

Panama phản hồi cảnh báo của ông Trump về "đòi lại" kênh đào chiến lược

08:33:25 24/12/2024
Tổng thống Panama Jose Raul Mulino có bài phát biểu trước toàn quốc để đáp trả lời cảnh báo giành quyền quản lý kênh đào Panama của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Hé lộ những ngày cuối cùng của Tổng thống Syria trước khi bị lật đổ

Hé lộ những ngày cuối cùng của Tổng thống Syria trước khi bị lật đổ

08:16:09 24/12/2024
Khi phe đối lập bắt đầu chiến dịch tấn công, cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang ở Nga để chuẩn bị dự lễ tốt nghiệp của con trai, buộc ông vội vã bay về nước.
Đức bàn giao hệ thống chống UAV mới nhất cho Ukraine

Đức bàn giao hệ thống chống UAV mới nhất cho Ukraine

08:01:54 24/12/2024
Đức tiếp tục cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ quân sự lớn, bao gồm xe tăng, xe bọc thép, hệ thống phòng không và nhiều loại vũ khí hiện đại.
Nga chuyển khí tài quân sự, rút quân hoàn toàn khỏi Syria?

Nga chuyển khí tài quân sự, rút quân hoàn toàn khỏi Syria?

07:53:37 24/12/2024
Nga dường như đã giảm sự hiện diện ở Syria khi chuyển các khí tài quân sự sang các quốc gia khác trong khu vực.
Nga hiện đại hóa các hệ thống tên lửa dẫn đường 300mm cho Smerch và Tornado-S

Nga hiện đại hóa các hệ thống tên lửa dẫn đường 300mm cho Smerch và Tornado-S

07:51:11 24/12/2024
Những nỗ lực hiện đại hóa của NPO Splav nhằm kéo dài tuổi thọ và khả năng hoạt động của các hệ thống này, đáp ứng các yêu cầu về tầm bắn và độ chính xác ngày càng cao trong môi trường tác chiến hiện đại.
Nga huy động vũ khí từ thời Liên Xô cho cuộc chiến ở Ukraine

Nga huy động vũ khí từ thời Liên Xô cho cuộc chiến ở Ukraine

07:48:21 24/12/2024
Tháng trước, Karen Shakhnazarov - Giám đốc Mosfilm, hãng phim lớn nhất nước Nga đã đến gặp Tổng thống Vladimir Putin tại Điện Kremlin để trao tặng lại hàng chục xe tăng và xe bọc thép có từ những năm 1950.

Có thể bạn quan tâm

Cô giúp việc lâu năm đột nhiên dắt bạn trai về ra mắt vợ chồng tôi, những chuyện diễn ra sau đó khiến tôi nổi đóa

Cô giúp việc lâu năm đột nhiên dắt bạn trai về ra mắt vợ chồng tôi, những chuyện diễn ra sau đó khiến tôi nổi đóa

Góc tâm tình

10:04:36 24/12/2024
Giúp việc mà giống bà nội thiên hạ thì nên tiễn gấp, còn tiếc làm chi? Cô Xuyến làm giúp việc nhà tôi cũng đã 10 năm nay.
Để dành được 4 triệu mỗi tháng, cô vợ Hà Nội tính làm 1 việc để "tiền đẻ ra tiền" nhưng ai cũng cản

Để dành được 4 triệu mỗi tháng, cô vợ Hà Nội tính làm 1 việc để "tiền đẻ ra tiền" nhưng ai cũng cản

Sáng tạo

10:00:10 24/12/2024
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một cô vợ đang là trụ cột kinh tế trong gia đình đã khiến nhiều người đồng cảm.
Điệp viên Mossad tiết lộ về chiến dịch tình báo đặc biệt của Israel

Điệp viên Mossad tiết lộ về chiến dịch tình báo đặc biệt của Israel

Tin nổi bật

09:58:47 24/12/2024
Hai cựu điệp viên cấp cao của tình báo Israel đã chia sẻ thông tin chi tiết về chiến dịch sử dụng bộ đàm và máy nhắn tin tấn công Hezbollah ở Li Băng.
Những khoáng vật trong suốt quý hiếm trên thế giới

Những khoáng vật trong suốt quý hiếm trên thế giới

Lạ vui

09:58:20 24/12/2024
Tinh khiết như nước nhưng cứng như đá, đó là điều làm nên sức hút của các khoáng vật trong suốt. Trong số này, có những khoáng vật quen thuộc cũng như quý giá nhất với con người.
Salah - vua phá lưới, vua kiến tạo, vua của Liverpool

Salah - vua phá lưới, vua kiến tạo, vua của Liverpool

Sao thể thao

09:58:06 24/12/2024
Khi Liverpool bước vào kỳ Giáng sinh với vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng Premier League, một cái tên nổi bật hơn tất cả: Mohamed Salah.
Dùng muỗng làm vật quy đổi để đánh bài ăn tiền, 10 người bị bắt

Dùng muỗng làm vật quy đổi để đánh bài ăn tiền, 10 người bị bắt

Pháp luật

09:54:46 24/12/2024
Để đối phó với công an, khi đánh bài ăn tiền, các đối tượng sử dụng muỗng cà phê làm vật quy đổi, mỗi muỗng được các đối tượng quy ước trị giá 50.000 đồng.
Vụ giếng khoan thứ 2 phun ra cột khí, nước cao gần 10m: Áp suất đã giảm

Vụ giếng khoan thứ 2 phun ra cột khí, nước cao gần 10m: Áp suất đã giảm

Sức khỏe

09:43:15 24/12/2024
Liên quan đến giếng khoan thứ 2 phun ra cột khí, nước cao gần 10m ở Gia Lai, gia đình chủ nhân cho biết, sau gần nửa tháng, hiện tượng giếng khoan phun ra khí và nước đã giảm.
Sao nữ Vbiz bị camera bắt cảnh vật lộn với côn đồ ngay giữa phố, biết lý do mới bất ngờ

Sao nữ Vbiz bị camera bắt cảnh vật lộn với côn đồ ngay giữa phố, biết lý do mới bất ngờ

Sao việt

09:07:04 24/12/2024
Trong video, ca sĩ Ái Phương có hành động dũng cảm, nghĩa hiệp khi giúp đỡ cô gái bị người đàn ông đánh ngay giữa phố.
Vừa mua ô tô, đang lái về nhà thì xe bốc cháy ngùn ngụt

Vừa mua ô tô, đang lái về nhà thì xe bốc cháy ngùn ngụt

Netizen

09:06:23 24/12/2024
Anh Hùng vừa mua ô tô giá 100 triệu đồng tại một cửa hàng ở Bến Tre. Trên đường lái xe về nhà, đoạn qua tỉnh Tiền Giang, phương tiện bất ngờ bốc cháy dữ dội.
Ngôi làng phủ tuyết trắng 'đẹp như cổ tích' ở Trung Quốc

Ngôi làng phủ tuyết trắng 'đẹp như cổ tích' ở Trung Quốc

Du lịch

08:55:59 24/12/2024
Nằm cách thành phố Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) khoảng 280km, làng cổ Tuyết Hương gần đây trở thành điểm đến hấp dẫn nhờ khung cảnh tuyết trắng như tranh vẽ, đặc biệt khi đêm về.