Chuyện đại gia chi nghìn tỉ sắm tàu ra Hoàng Sa: “Nồi cháo rìu” tàu cá
Khi các báo rộ tin ông Phạm Ngọc Lâm – chủ Công ty CP Đức Khải “mua” 100 tàu đánh cá hiện đại cùng ụ nổi và trực thăng để đánh cá với mục đích kinh doanh ngoài Biển Đông, với những cái tít hùng hồn, mọi người đều mừng rỡ mà bái phục.
Mừng vì ngư dân ta vốn nghèo, luôn lép vế trước tàu Trung Quốc trên biển, nay đã có người bỏ của ra chắp thêm vây cánh.
Mừng vì một trăm tàu cá mua của Nhật, của Hàn tung hoành trên ngư trường truyền thống chắc sẽ có tiếng nói đáng kể với những kẻ chuyên cậy thế bắt nạt thuyền gỗ, dễ chìm, chạy chậm và năng suất thấp.
Bái phục ông Lâm, người từng bị án chung thân nay đã trở về với xã hội lương thiện, ăn nên làm ra, lại có lòng yêu nước, chấp nhận chịu rủi ro lớn để “có mặt” thư hùng giữ toàn vẹn lãnh hải.
Tuy ông Lâm nói đây là chỉ là một đường làm ăn kinh tế đơn thuần nhưng ai cũng nhận thấy tình yêu nước đang khơi dậy trong lòng không chỉ của riêng ai! Ai cũng mong sẽ có nhiều đại gia thay vì mua xe, bao chân dài… sẽ bỏ tiền ra mua tàu cá, góp mặt làm giàu và làm mốc chủ quyền trên Biển Đông.
Ông Phạm Ngọc Lâm – Chủ tịch Tập đoàn Đức Khải.
Nhưng mừng và bái phục bỗng hụt hẫng chỉ vì các bản tin mới đây nhất bỗng thay một chữ. Từ chỗ Đức Khải “mua” 100 tàu cá bỗng thành Đức Khải “vay” tiền ngân hàng mua tàu cá! Vay ngân hàng là chuyện thường ngày của các nhà kinh doanh, không ai lạ.
Nhưng Đức Khải đòi vay tới 90% dự án thì bắt buộc người ta phải nghĩ tới nồi cháo rìu của anh lính Nga trong chuyện cổ tích. Anh lính láu cá ghé qua nhà một nông dân. Anh ta mượn nồi, xin ít củi để nấu cháo. Nước vừa sôi, anh ta thả vào một cái rìu lính. Sau đó than loãng và nài nỉ xin thêm nhúm bột mì, lại than nhạt và xin chút muối, cả một miếng thịt cừu nữa! Thế là anh ta có một nồi cháo “của mình”, ngon, ngồi ăn đàng hoàng. Chuyện buồn cười nhưng không ai chê trách, người ta còn khen anh lính thông minh và người nông dân tốt bụng.
Chúng ta tuy có bị mừng hụt, nhưng vẫn chưa đánh giá đây là một “nồi cháo rìu”, chính xác ra, nó có nguy cơ là một “nồi cháo rìu” mà thôi. Thiện chí của ông Lâm là minh bạch, chỉ có điều đáng ra lúc đầu ông nên nói ngay là sẽ vay tiền ngân hàng mua tàu cá chứ không phải cao hứng tuyên bố là “mua” 100 tàu cá.
Dám mạo hiểm, chịu rủi ro nhảy ra kinh doanh ở Biển Đông như ông Lâm là đáng hoan nghênh, ít nhất cũng là một sáng kiến mở đường. Nhưng mạo hiểm bằng tiền của ngân hàng thì xin thư thả. Ngân hàng đã mất nhiều học phí từ các đại gia bất động sản rồi. Nợ xấu trên biển chắc khó đòi hơn trên đất liền. Và do đó, dự án của ông Lâm có mấy cái “nguy cơ”- tàu cũ, của rẻ là của ôi, kinh doanh lỗ vì tay trái, không bằng ngư dân và ngân hàng lại thêm một khoản nợ xấu.
Video đang HOT
Các bộ, ngành chắc cũng nhiều kinh nghiệm về chuyện “nấu cháo rìu” hiệu Vina sẽ cân nhắc kỹ. Phát triển đội tàu, hiện đại hóa, khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân làm việc này, cổ vũ họ bằng chính sách ưu đãi, tăng thêm can đảm cho họ để khắc phục rủi ro mọi mặt là điều Nhà nước cũng như xã hội phải làm. Quá chắc ăn thì việc gì cũng khó. Nhưng cầm dao đằng lưỡi thì cũng có khả năng chỉ được thêm một “nồi cháo rìu” mà thôi.
Theo Nguyễn Quang Thân
Dân Việt
Thăm Trung tâm Hành chính Đà Nẵng những ngày đầu hoạt động
Từ ngày 28/7, đã có 3 Sở chính thức làm việc tại tòa nhà Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng (24 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Theo kế hoạch của UBND TP Đà Nẵng, ngày 30/7, 7 đơn vị sẽ vào làm việc tại Trung tâm Hành chính thành phố.
Cũng theo kế hoạch, ngày 30/8, các đơn vị còn lại sẽ chuyển vào Trung tâm Hành chính và ngày 2/9 sẽ khánh thành tòa nhà Trung tâm Hành chính thành phố.
Công trình Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng được khởi công ngày 15/11/2008 với tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng. Tòa nhà cao gần 167m, gồm 34 tầng nổi và 2 tầng hầm. Tổng diện tích sàn hơn 65.200m2 và được chia làm 4 phần.
Phần ngầm gồm 2 tầng hầm, diện tích sàn gần 16.000 m2, bố trí gara ô tô, xe máy, các phòng kỹ thuật và căng tin với sức chứa hơn 1.000 người.
Phần đế tòa nhà gồm 4 tầng, diện tích sàn hơn 14.000 m2. Trong đó: tầng 1 tổ chức các sảnh chính vào công trình từ các trục đường và các văn phòng làm việc; tầng 2 là khối phòng hội thảo, các phòng hội nghị, phòng họp và khu vực sảnh chờ; tầng 3 là khối phòng làm việc của lãnh đạo, các văn phòng làm việc và phòng họp; tầng 4 là không gian sân vườn, cây xanh tiếp xúc với thiên nhiên, đây cũng là tầng phân đoạn giữa phần đế và phần thân tháp.
Phần thân khối tháp gồm từ tầng 5 đến tầng 31: văn phòng làm việc, các phòng họp nhỏ và một khoảng trống trồng cây xanh trong nhà.
Phần đỉnh tháp gồm từ tầng 32 đến tầng 34. Trong đó: tầng 32 là tầng kỹ thuật, tầng 33 bố trí nhà hàng ăn nhẹ, tầng 34 là không gian vọng cảnh và các phòng máy, phòng kỹ thuật bên trên.
Khối đế công trình được bao quanh bởi hệ vách kính khung nhôm kết hợp lam gỗ thông, phần khối tháp được bao bọc toàn bộ bởi hệ vách kính khung nhôm.
Dự kiến theo số liệu thống kê, có khoảng 1.500 cán bộ công chức đến làm việc hàng ngày tại Trung tâm Hành chính thành phố và khoảng 600 lượt người đến giao dịch mỗi ngày. Ngoài bãi đỗ xe ngầm tại 2 tầng hầm của tòa nhà còn có bãi đỗ xe ngầm với quy mô sức chứa khoảng 1.500 xe máy và 200 ô tô tại khu đất trống phía nam tòa nhà.
Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng chính thức hoạt động từ đầu tuần này.
Người dân đến làm việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Những người dân đầu tiên tới liên hệ làm việc tại Trung tâm Hành chính thành phố
Sở Xây dựng làm việc tại tầng 12
Từ tòa nhà Trung tâm hành chính nhìn ra sông Hàn
Do mới có 3 Sở chuyển tới nên tòa nhà vẫn khá vắng vẻ
Trong tương lai, đây sẽ là nơi làm việc của 24 Sở, ban, ngành và UBND TP Đà Nẵng
Dự kiến mỗi ngày có khoảng 1.500 cán bộ công chức đến làm việc tại tòa nhà Trung tâm Hành chính thành phố và khoảng 600 người dân tới liên hệ giao dịch
Tòa nhà Trung tâm Hành chính nằm bên bờ sông Hàn, trở thành điểm nhấn cho TP Đà Nẵng.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Dâng bánh tét dài 8m tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ Cặp bánh tét "khủng" có tổng chiều dài 16,2 m, trong đó chiều dài mỗi chiếc là 8,1m, đường kính bánh 20cm, vừa được hoàn thành để kịp dâng lên các vị anh hùng, liệt sĩ vào chiều tối 26/7. Nhân kỷ niệm 67 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27/7), tập thể cán bộ, nhân viên khách sạn Sài Gòn - Đông...