Chuyện cuối tuần: Vì sao người Việt không có thói quen lập di chúc?
Chuyện cuối tuần chủ đề “ di chúc” với sự đối thoại thẳng thắn giữa đạo diễn Lê Hoàng và Luật sư Trương Thị Hòa sẽ được phát sóng vào 21h35 thứ Bảy (8/2) trên kênh VTV9.
Khách mời đặc biệt tham gia Chuyện cuối tuần chủ đề “di chúc” là luật sư Trương Thị Hòa, thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM, bà có một văn phòng luật riêng, là người tham gia nhiều vụ ly hôn đình đám của đại gia và giới nghệ sĩ cũng như nhiều vụ án nổi tiếng khác.
Tham gia Chuyện cuối tuần cùng đạo diễn Lê Hoàng, luật sư Trương Thị Hòa cho biết, ở nước ngoài người dân có thói quen lập di chúc trước khi qua đời. Tuy nhiên, phần đông người Việt ít làm di chúc trước khi mất vì sợ xui. Sau này khi chứng kiến nhiều vụ gia đình, anh em mâu thuẫn, thậm chí đánh chém nhau vì phân chia tài sản, nhiều gia đình Việt Nam hiện nay đã nghĩ đến việc lập di chúc. Độ tuổi thông thường của người Việt khi lập di chúc là 60, 65. Nhưng nay thì một số người trẻ có điều kiện ở tuổi ngoài 40 cũng đã nghĩ đến lập di chúc sớm.
Luật sư Trương Thị Hòa cho biết, lập di chúc phải hết sức cẩn thận về câu từ, bởi nếu không sẽ rất dễ nảy sinh rắc rối. Nữ luật sư lấy ví dụ một gia đình nọ, ông bố khi chết đi lập di chúc chia ngôi nhà 3 tầng cho ba người con, con trai tầng trệt, con gái tầng kế, con gái lớn ở tầng cao nhất. Ban đầu, khi ông mất đi, ba người con rất vui vẻ thực hiện đúng theo di chúc. Tuy nhiên, sau đó, nảy sinh mâu thuẫn, người con dâu ở tầng dưới không muốn cho hai chị gái đi ngang qua nhà vì cho rằng, đó là tài sản của mình. Cuối cùng, cả ba phải tới văn phòng luật sư để phân định lại. Cũng có trường hợp khác, có người lập di chúc xong chưa chết nhưng con cái đã lấy di chúc đi phân chia tài sản. Chính vì thế, việc lập di chúc phải hết sức rõ ràng, cẩn thận và nên có văn phòng luật sư giúp đỡ để không bị sai lầm về câu chữ, pháp lý.
Theo đạo diễn Lê Hoàng, hiện tại, với sự cải cách tư pháp, việc lập di chúc không còn là điều khó khăn. Người dân chỉ cần đến phường, gặp cán bộ tư pháp kí vào di chúc rồi lưu lại. Thậm chí, ngay cả khi bị bệnh, không lên phường được thì có thể nhờ cán bộ tư pháp đến nhà rồi kí vào di chúc cũng được. Trước đây, khi lập di chúc cần phải khám sức khỏe, tuy nhiên, hiện tại không cần thiết. Thậm chí, luật sư Trương Thị Hòa còn cho biết, có thể lập di chúc bằng miệng, và trong 5 ngày sau khi lập di chúc bằng miệng thì phải xác nhận chữ kí. Tuy nhiên, nếu sau khi lập di chúc miệng 3 tháng mà chưa qua đời thì không còn giá trị, phải lập lại di chúc mới.
Chuyện cuối tuần chủ đề “di chúc” sẽ được phát sóng vào 21h35 thứ Bảy (8/2) trên kênh VTV9.
Theo vtv
Thanh Bạch lý giải vì sao MC có những lúc nói lời sáo rỗng, lố bịch trên sân khấu
MC Thanh Bạch và Đạo diễn Lê Hoàng đã có buổi trò chuyện thú vị xoay quanh nghề MC trong chương trình "Chuyện cuối tuần".
Talkshow "Chuyện cuối tuần", chủ đề "Góc khuất nghề MC" sẽ được phát sóng lúc 21h35 thứ Bảy ngày 11/1/2020 trên kênh VTV9. Khách mời đặc biệt tham gia tuần này là MC Thanh Bạch.
Chuyện cuối tuần: Trailer Góc khuất nghề MC
Là người từng dẫn nhiều chương trình truyền hình, đồng thời cũng làm giám khảo nhiều cuộc thi tuyển chọn MC, đạo diễn Lê Hoàng cho biết, anh rất bức xúc việc MC phải nói theo những điều viết sẵn. Điều này dẫn đến các thí sinh nói chủ đề nào cũng giống nhau, nói cùng một đáp án: "Nhiều người yêu cầu tôi chấm thi phải chọn các MC nói sao cho đẹp lòng mọi người, nhưng tôi nghĩ khác, tôi muốn các bạn nói sao cho mọi người phải suy nghĩ, phải khóc cười, chứ nói cho đẹp lòng người làm gì".
Theo MC Thanh Bạch, cái khó của nghề MC là khi làm việc với đạo diễn, nhiều người không hiểu nghề MC, không biết cách bố trí cho MC ngồi chỗ nào, chọn nơi có ánh sáng ra sao để tôn lên công việc của MC: "Khi ca sĩ hát thì để điện bừng sáng, chứ MC đang nói mà ánh sáng ngập tràn thì sao tập trung? Nếu đạo diễn thiếu chăm chút, MC sẽ trở nên lạc lõng".
Bên cạnh đó, MC Thanh Bạch cũng cho biết, thường lời dẫn của MC do biên tập viết, tuy nhiên, biên tập chỉ tập trung cho nội dung hay mà không để ý đến việc đọc trên sân khấu có phù hợp hay không: "Khán giả ngồi xem nhiều khi không tập trung, MC phải làm cho khán giả ổn định, chăm chú xem chương trình. Nhiều khi MC không có thời gian để nói cho người ta hiểu nội dung mà phải làm cho không khí sôi nổi lên, khi đó, nói gì khán giả mới nghe".
Cũng theo MC Thanh Bạch, đôi khi sự khác biệt giữa người viết và MC cũng tạo nên nhiều tình huống "dở khóc dở cười": "Văn nói khác với văn viết, văn viết đọc thì hay nhưng nói dài quá lại không ổn. Rồi chưa nói việc người viết là người Bắc mà người nói lại là người Nam, tạo ra sự bất hợp lý trong ngôn ngữ. Khi đó khán giả sẽ bực không thèm nghe. MC thấy khán giả không nghe càng ra sức thuyết phục. Cuối cùng, hậu quả một mình MC gánh chịu".
Đồng cảm với tâm sự này của Thanh Bạch, Đạo diễn Lê Hoàng cho biết, MC khổ hơn các nghệ sĩ làm các môn nghệ thuật khác rất nhiều. Ví dụ diễn viên có thể diễn một vai mà họ không thích, ca sĩ có thể hát bài mà họ không ưa cũng ít người phát hiện ra. Tuy nhiên, khi MC nói những điều mà họ cảm thấy sáo rỗng sẽ trở nên vô cùng bất lợi, đây chính là điều tệ hại nhất của một người dẫn chương trình. Chưa hết, MC còn có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là "câu giờ" khi nghệ sĩ đến muộn hoặc khi sân khấu xảy ra sự cố: "Khi MC vừa nói xong mà đạo diễn yêu cầu "câu giờ", hoặc khi diễn viên múa đem lộn đĩa, khi đó rất tội nghiệp cho MC. Họ phải nói một điều không được chuẩn bị trước, nhiều khi không biết nói gì mà vẫn phải nói. Chính vì thế dẫn đến việc bị cho là "nói hớ", "nói vô duyên"".
Chuyện cuối tuần: MC phải nói những lời sáo rỗng trước khán giả
Để minh họa cho ý kiến của Đạo diễn Lê Hoàng, MC Thanh Bạch kể câu chuyện, anh từng chứng kiến trong một đám cưới, một MC gọi mẹ cô dâu là "bà quả phụ". Đặc biệt, trước mặt cô dâu vừa lấy chồng, MC này còn thản nhiên nói: "Vợ có thể thay đổi chứ mẹ thì không" khiến người con gái sắp về nhà chồng có thể bị tổn thương.
Về phần mình, MC Thanh Bạch cũng từng gặp phải những tai nạn nghề nghiệp "nhớ đời". Đó là khi anh dẫn ở chương trình "Giai điệu tình yêu" đang rất hot lúc bấy giờ, vừa giới thiệu xong tiết mục thì anh được lệnh đạo diễn yêu cầu phải "câu giờ" để chờ nghệ sĩ đến. Ai ngờ, khi anh vừa bắt đầu kể câu chuyện thì đạo diễn lại bảo "ca sĩ đến rồi". Thế là anh đành nói "chữa cháy": "Vâng, chút xíu nữa Bạch sẽ kể nốt câu chuyện vừa rồi". Khi đó, Thanh Bạch cảm thấy khán giả sẽ bực mình và nghĩ: "Liệu ông này có bệnh không", mà không biết rằng anh cũng chỉ là "con rối trong tay đạo diễn". Tuy nhiên, Thanh Bạch vẫn khẳng định: "MC giỏi thì khi làm con rối trong tay đạo diễn cũng phải thuần thục chứ không phải để người khác kiểm soát".
Nhận xét về các MC hiện nay, đạo diễn Lê Hoàng cho rằng, công việc MC vẫn chưa được báo chí và dư luận quan tâm đúng mức. So với nghề diễn viên, ca sĩ được báo chí đăng tải cả công việc lẫn đời tư, thì MC dù rất nổi tiếng chỉ được báo chí đăng tải các thông tin về chuyện tình cảm: "Báo chí chủ yếu đăng MC này bốc lửa, MC kia vừa ly dị, MC này lại lấy chồng lần thứ hai hay vừa sinh con. Tất cả những thông tin đó không dính líu gì đến nghề nghiệp. Điều đó cho thấy, một là báo chí không quan tâm đến công việc MC, hai là các MC dẫn tệ đến mức không có gì đáng để quan tâm ngoài chuyện tình cảm".
Theo Đạo diễn Lê Hoàng, MC hiện chia thành 2 loại: Một là chỉ có thể đọc giấy, nói những câu kiểu "kính thưa, kính gửi" dõng dạc. Hai là MC biết pha trò. Trong khi đó, một kiểu MC khác rất cần mà chúng ta thiếu, đó là MC nói về một vấn đề chuyên sâu, khiến khán giả cảm thấy "tâm phục khẩu phục". Về điều này, theo MC Thanh Bạch, MC phải là người biên tập chương trình, phải hiểu về nội dung chương trình. Tuy nhiên, phần đông MC không làm được điều này bởi không hiểu vấn đề: "Khi không hiểu vấn đề thì sao MC phản biện được khách mời. Nếu khách mời là giáo sư thì MC cũng phải ở vị thế bình đẳng chứ không thì sao nói chuyện được. Chưa kể sau đó chương trình còn bị biên tập, bị cắt xén".
MC Thanh Bạch cũng tiết lộ thêm, một điều mà khán giả rất "ngán" khi xem các chương trình, đó là phải nghe MC "đọc diễn văn kính thưa, kính gửi ông này bà kia", rồi đọc danh sách dài các nhà tài trợ, thậm chí có khi lời mở đầu của một MC còn dài hơn bài phát biểu của ông giám đốc. Tuy nhiên, đây là một điều không thể tránh khỏi vì yêu cầu chương trình phải như thế và "chương trình có nhà tài trợ thì phải trả lại quyền lợi cho người tài trợ".
Cũng theo MC Thanh Bạch, làm MC cho các chương trình truyền hình không phải đơn giản như nhiều người tưởng. Có trường hợp, do truyền hình sợ sai sót nên MC nói ở trên, biên tập ngồi ở dưới soát chữ xem MC có nói đúng kịch bản hay không. Hậu quả là khiến cho MC nói không tự nhiên, như một cái "máy nói": "Rất may là sau này khi gameshow phát triển, giới hạn cho MC mở ra, dù chương trình thu hình trước, những gì không hay sẽ cắt đi, tuy nhiên, vẫn mở ra sự sáng tạo. Và rating của khán giả quyết định giá trị chương trình, giúp MC phát huy khả năng".
Khi được hỏi về môi trường MC ở Việt Nam so với nước ngoài, MC Thanh Bạch cho rằng, điều này rất khó so sánh vì không có một cái chuẩn riêng. Điều quan trọng nhất là khán giả sẽ quyết định và sẽ sàng lọc ra MC giỏi. Bên cạnh đó, MC Thanh Bạch cho biết, anh cảm thấy ngưỡng mộ những người làm MC dù lâu năm hay mới vào nghề vì đó là những người trả cho đời rất nhiều điều có giá trị. Tuy nhiên, bên cạnh những vinh quang có được, MC cũng phải đánh đổi bằng những mất mát như: "Những giây phút khóc một mình, rồi những ai thành công đều phải đánh đổi bằng hạnh phúc gia đình". Đặc biệt, MC Thanh Bạch tiết lộ, anh không khuyên con trai làm MC nhưng rất bất ngờ khi thấy cháu đã có năng khiếu làm MC và anh hoàn toàn ủng hộ.
Theo trí thức trẻ
Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A: "Hành động phát cuồng vì thần tượng chỉ xảy ra ở những bạn trẻ có cuộc sống bị mất cân bằng" Đó là lời chia sẻ của Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A trong chương trình Chuyện cuối tuần khi nói về chủ đề "Lệch lạc xu hướng thần tượng ở giới trẻ". Về việc giới trẻ ngày nay thần tượng các ngôi sao giải trí Hàn Quốc quá mức, theo Thạc sĩ Tô Nhi A, đó là do sự phát triển của...