“Chuyện của Yến” – Có một liệu pháp “cứu chữa tạm thời” mang tên sống chung sau ly hôn
Ly hôn không phải là điều gì khủng khiếp, nó thậm chí là một cơ hội tốt để tăng cường sự hiểu biết của hai người và làm cho mối quan hệ tiến xa hơn.
Ly hôn là gì? Nói thực tế nhất có lẽ là lời tạm biệt lâu dài, là 2 người đóng gói hành lý, ai cũng vội vã đi đến “tương lai” của mình và bắt đầu một cuộc sống mới. Điều tốt nhất có lẽ là hạn chế gặp lại nhau.
Nhưng một mối quan hệ hôn nhân đang dần trở nên phổ biến đó chính là ly hôn nhưng không rời khỏi nhà.
Nhắc đến 2 từ ly hôn đương nhiên là mọi thứ đã thực sự kết thúc. Vậy tại sao họ phải duy trì liên lạc mật thiết như vậy? Điều này khác với sống chung như thế nào? Suy nghĩ thực sự của các cặp vợ chồng “ly hôn mà không rời khỏi nhà” là gì?
01
Hầu hết các gia đình ở cùng nhau sau khi ly hôn là vì: Lợi ích và thể diện, con cái và những người thân, vấn đề kinh tế.
Có nhiều lý do để sống chung sau khi ly hôn nhưng bạn cần xác định mấu chốt mối quan hệ này là ngắn hạn hay dài hạn.
Nghe có vẻ nực cười nhưng chung sống sau ly hôn mang lại những lợi ích nhất định.
Ngay cả khi không có tình cảm, hai người vẫn biết rõ về nhau vì họ đã ở bên nhau trong một thời gian dài và có thể chia sẻ áp lực kinh tế với nhau mà không lo bị lừa dối.
Đó là vì sau khi ly hôn, 2 người ở bên nhau trong 1 tâm thế khác, đa phần không phải do họ mong muốn mà đơn giản chỉ là giải pháp tốt nhất lúc bấy giờ. Hai người giống như một mối quan hệ hợp tác, văn minh và rõ ràng.
Một số người chọn cách ly hôn vì sự bốc đồng hoặc trốn tránh. Họ coi ly hôn như 1 ván đánh cược và chắc mẩm, mất mát sẽ khiến đối phương nhận ra giá trị.
Chuyện của Yến là 1 ví dụ:
Cô phát hiện ra chồng mình đã lừa dối. Yến tìm đủ mọi cách từ khóc lóc đến gây sức ép nhưng đều vô vọng. Cuối cùng, cô cho phép chồng trở về nhà để hoàn tất thủ tục ly hôn.
Có lẽ vì quá ngột ngạt trong cuộc hôn nhân ấy, chồng Yến đã từ chối tất cả tài sản chỉ để đổi lấy tự do, càng nhanh càng tốt. Anh nhường lại ngôi nhà cho vợ vì cô ấy nuôi 2 đứa con.
Video đang HOT
Nhưng ly hôn xong thì công việc của anh ta gặp trục trặc, con nhỏ thì ốm liên miên nên nghĩ sao anh lại xin ở nhờ nhà vợ cũ. Và đó là điều khiến Yến cực kì hạnh phúc.
Cô luôn tin rằng chỉ cần có nhiều cơ hội gần gũi, cô sẽ lấy lại trái tim của chồng từng sa ngã, bởi dù sao anh cũng là người đàn ông trách nhiệm với gia đình.
Một đêm nọ, chồng Yến say rượu và chạm tay vào cửa phòng cô. Điều gì đến cũng đến, tình yêu trong lòng người đàn bà cô đơn đã được đánh thức, họ lại quyện vào nhau trong cơn say.
Yến nghĩ mối quan hệ giữa hai người sẽ có hi vọng hơn nhưng có vẻ cô lại 1 lần nữa cho phép người ta làm tổn thương mình.
Vài ngày sau Yến đã nghe thấy tiếng đàn bà trong phòng chồng cũ. Anh ta còn tươi cười giới thiệu là chỉ ở nhờ nhà vợ cũ vì những lý do bất khả kháng. Yến đau đớn chấp nhận sự thật, người đàn ông kia giờ chỉ là khách thuê trọ, không hơn, không kém.
02
Hôn nhân không giống như khi bạn đang trong một mối quan hệ yêu đương, tìm hiểu. Khi yêu, chỉ cần cảm thấy đối phương không quan tâm đến mình, bạn có thể nói “chia tay”. Thậm chí, lời chia tay này không phải là kết thúc mà cực kì có tác dụng tích cực để cả 2 nhận ra giá trị trong lòng nhau.
Nhưng ly hôn không phải là liều thuốc để thay đổi bạn đời. Sẽ là ngây thơ khi phụ nữ hi vọng sự thất bại của cuộc hôn nhân sẽ khiến chồng mình hối hận, ăn năn.
Ly hôn nhưng vẫn sống chung 1 mái nhà vẫn có thể là sự lựa chọn hợp lý nếu cả hai đã thỏa thuận tốt với nhau về mặt tình cảm và những giới hạn nhất định. Đừng mập mờ, nhập nhằng. Bởi chỉ 1 chút động lòng, nỗi đau lần này sẽ khó gọi thành tên bởi vị thế của bạn giờ đã hoàn toàn khác người vợ bị phản bội năm xưa.
Đó cũng là lý do tại sao 2 vợ chồng cần có 1 khoảng thời gian ly thân trước khi ly hôn, để cân nhắc lại tình cảm của mình.
03
Vậy trong hoàn cảnh nào, “sống thử” sau ly hôn để khôi phục tình cảm?
Trước hết, tình cảm của hai người đã phân định rõ ràng và không nên vi phạm quyền tự do của cả hai bên.
Nếu ly hôn là do một bên lừa dối, phản bội thì nó đã vượt qua ranh giới chấp nhận và ngay cả khi được tha thứ, nó sẽ luôn là một cái gai trong tim.
Thứ hai, cả hai bên đều sẵn sàng giao tiếp và hiểu những vấn đề trong hôn nhân.
Nhiều cặp vợ chồng có thể tái hôn vì họ bình tĩnh sau khi ly hôn và sẵn sàng nghĩ về những vấn đề của nhau ở một góc độ khác. Vô thức, họ giải quyết mâu thuẫn cốt lõi giữa hai người 1 cách từ tốn theo thời gian.
Khi một bên có ý tưởng tái hôn, họ nên giao tiếp tốt và hiểu nhu cầu sâu sắc của bên kia, đó cũng là cơ hội để hiểu chính mình và cải thiện bản thân toàn diện hơn.
Cuối cùng, một sự đồng thuận về thay đổi có thể đạt được.
Sau khi biết vấn đề tồn tại ở đâu, hai người có thể thỏa thuận rõ ràng.
Với nhiều cặp vợ chồng, cả hai bên đều rất chung thủy nhưng vì một bên quá bận rộn vô tâm hoặc mối quan hệ con dâu – mẹ chồng trong gia đình không thể được xử lý thì vợ chồng có thể bình tĩnh ngồi xuống và giải quyết vấn đề để không đi đến con đường ly hôn.
Ly hôn không phải là điều gì khủng khiếp, nó thậm chí là một cơ hội tốt để tăng cường sự hiểu biết của hai người và làm cho mối quan hệ tiến xa hơn.
Nắm bắt thời kỳ lạnh nhạt sau khi ly hôn, suy nghĩ nghiêm túc về cuộc hôn nhân và thực hiện những thay đổi quan trọng – Đây có thể là một bản nâng cấp hoàn toàn mới cho hạnh phúc của bạn.
Nhưng nếu mọi thứ không thể đảo ngược, hãy khôn ngoan và chúc phúc cho nhau thay vì cầu xin bên kia thay đổi hoặc thậm chí sẵn sàng hi sinh liều lĩnh.
Chỉ bằng cách yêu bản thân, làm cho mình của ngày hôm nay tốt hơn rất nhiều mình của ngày hôm qua thì hạnh phúc sớm muộn gì cũng mỉm cười với bạn.
Quyết ly hôn chồng vũ phu, tôi tìm thấy hạnh phúc của mình
Anh chị cưới nhau năm 2006 sau hơn 1 năm yêu nhau. Khi đó chị 21 tuổi, anh 29 tuổi, rất tam hợp.
Hôn nhân của những ngày gian khó thì rất hạnh phúc, hai vợ chồng lúc nào cũng tình cảm. Nhưng thời gian hạnh phúc đó chỉ kéo dài đúng 3 năm, đến năm 2009 chị bắt đầu bị chồng bạo hành. Lúc đó chị đang bầu bé trai thứ hai được 7 tháng. Chị sống cùng gia đình nhà chồng gồm mẹ, chị và em chồng.
Ảnh minh họa
Chị còn nhớ cái ngày hôm ấy, lần đầu tiên bị chồng bạo hành. Anh đi làm rồi tụ tập bạn bè nhậu nhẹt bên ngoài, khoảng 12h30 đêm, chị gọi điện giục chồng về nhưng mãi anh không về. Đến khi anh về gọi cửa, một phần do bụng bầu to mệt, một phần dỗi chồng, nhưng quan trọng là chị nghĩ sẽ có người nhà ra mở cổng cho chồng nên không dậy. Sau một lúc gọi cửa không được, anh điên tiết đạp cổng xông vào, một tay lôi tóc một tay đấm vào mặt vào đầu vợ, miệng liên tục chửi rủa: "Đây là nhà tôi, cô tưởng cô là ai mà dám nhốt tôi ở ngoài hả, cút ra khỏi nhà tôi ngay...".
Chị đang bầu 7 tháng nên bụng đã rất to. Mặc cho chị đau đớn khóc lóc, người nhà can ngăn, con gái đầu của chị mới hơn 2 tuổi sợ hãi khóc thét nhưng anh vẫn nhất quyết tống chị ra ngoài. Cuối cùng, chị phải sang nhà hàng xóm tá túc tạm qua đêm. Cả đêm chị không ngủ được vì đau và tủi thân. Đêm đó chị bị động thai đau bụng âm ỉ. 5h sáng, chị mượn xe máy nhà hàng xóm một mình đi thẳng đến bệnh viện.
Bác sĩ tiêm thuốc dưỡng thai cho chị, các y tá thì lấy chăn và quần áo cho chị thay. Lúc đó trong người chị không có một đồng nào. Bệnh viện yêu cầu phải gọi cho người nhà lên bảo lãnh viện phí. Chị gọi chị gái mình lên giúp. Chị ở viện 2 ngày dù rất nhớ con gái nhưng không dám về và không cho chồng biết mình đang ở đâu. Cuối cùng, anh cũng biết chị nằm viện và lập tức chạy đến.
Anh đến bên chị, mắt rướm nước, anh nắm tay chị, quỳ xuống khóc và xin lỗi. Nhìn anh khóc và nghe anh nói, chị lại cảm động, lại trở về, lại hi vọng...
Thế nhưng, 5 tháng sau, khi đứa con chào đời được 3 tháng. Chị ra trông cửa hàng phụ nhà chồng buôn bán. Thấy tấm biển quảng cáo cũ và rách, chị gọi thợ đến thay, anh không đồng ý. Tuy nhiên, do chị lỡ gọi thợ rồi, nên khi thợ đến chị bảo thợ cứ đo rồi làm sau cũng được. Thế là chị lại bị một trận đòn nhừ tử trước mặt mọi người. Sau khi bị chồng đánh, chị ôm con về nhà mẹ đẻ cách cửa hàng 15km.
Hôm sau, anh lên nhà mẹ vợ, lúc ấy bà ngoại đang bế cháu, anh chỉ nói một câu "nào ra bố bế con trai của bố nào". Ẵm được thằng bé trên tay, bỗng anh ôm nó tháo chạy thục mạng. Chạy hơn 1km thì bắt được xe ôm rồi lên xe về nhà. Vợ thấy con không che đậy gì khi mới 3 tháng mà bị bố bế chạy ngoài đường đầy nắng gió nên xót ruột, cứ thế đuổi theo chồng về nhà. Khi về nhà, chỉ sợ vợ bỏ đi, anh khóa hết các cửa nhốt vợ con ở trong nhà, cầm hết chìa khóa đi làm khiến chị không thể đi đâu được. Chị lại tiếp tục cuộc sống bất hạnh bên cạnh ông chồng bạo lực.
Ảnh minh họa
Có lần, anh chị đi du lịch Quảng Ninh cùng những người bạn. Đi xe đường dài cũng chán nên mọi người có tý văn nghệ cho xôm. Chị cũng góp vui bằng việc cầm mic và hát trên xe. Anh quay sang lườm chị một cái, chị hồn nhiên bảo đi chơi anh cho em hát 1 tý cũng được chứ sao. Anh không nói gì, chị tưởng chồng đồng ý nên cầm mic hát tiếp. Ai ngờ, đùng cái, anh đứng dậy vả đánh bốp vào mặt chị khiến máu tóe ra. Trước mặt tất cả mọi người. Chị bảo, lúc đấy chỉ muốn lao đầu xuống xe ô tô tự tử chết đi cho bớt nhục.
Gần Tết năm 2010, khi con trai được hơn 1 tuổi, hai vợ chồng bàn nhau đi mua đất. Nhà không đủ tiền nên vợ phải vay bên vợ, chồng phải vay bên chồng để chung tiền. Chị cứ chắc mẩm là khi mua đất sẽ đứng tên hai vợ chồng. Không ngờ khi làm thủ tục, anh một mình đứng tên. Khi chị phát hiện ra thì vợ chồng cãi nhau. Thế là chị lại bị chồng ra đòn khiến thân thể bê bết máu.
Không chịu nổi nữa, chị chạy thẳng ra đồn công an để tố cáo hành vi bạo lực của chồng. Sau khi công an đến làm việc nhắc nhở, răn đe, chị cứ ngỡ chồng sẽ thay đổi. Nhưng sau lần đó, anh suốt ngày dọa giết vợ. Chị rất lo sợ nhưng không biết nhờ ai vì không ra ngoài được. Chồng chị giao cho mẹ anh chìa khóa nhà và khóa cổng, bảo không được cho mẹ con chị đi đâu.
Có lần, chị lên google gõ chữ "làm sao để thoát thân khi bị chồng bạo hành" thì tìm được địa chỉ của Nhà bình yên (NBY). Chị được hướng dẫn đi đến Nhà tạm lánh để được giúp đỡ và tư vấn. Tuy nhiên, tiền không có một đồng vì tất cả tiền chồng chị cất và khóa hết vào tủ, cầm chìa khóa đi, nhà thì không ra được.
Thế là chị phải nói khó với mẹ chồng, bảo mẹ cho chúng con đi tạm lánh chứ không ngày nào anh ấy cũng dọa giết, sợ có lúc anh ấy không làm chủ được bản thân thì ba mẹ con không biết sẽ ra sao. Mẹ chồng chị mủi lòng mở cửa cho ba mẹ con đi. Không có tiền taxi, chị phải ôm con heo đất của đứa con gái để lấy tiền đi đường. Con heo đất tích cóp suốt 2 năm được gần 900 ngàn, trả tiền taxi mất 390 ngàn.
Sau lần đó, anh lại xin lỗi, lại hứa, chị lại mủi lòng về ở chung nhưng bắt đầu tách ra làm kinh tế riêng.
Đến năm 2012, con gái bị viêm da cơ địa, nứt toác cả chân, chữa mãi không khỏi nên chị đặt lịch với một bác sĩ giỏi để khám chữa cho con. Trước khi đi chị bảo chồng đưa tiền vì trong túi chị chỉ còn 500 ngàn, không đủ. Anh không đưa mà bảo "cô làm ăn riêng rồi thì bỏ tiền ra mà đi khám cho con, tiền tôi còn phải làm việc lớn". Chị bảo vừa nhập hàng hôm qua hết tiền rồi nhưng anh nhất quyết không đưa thêm.
Chị quay sang nhờ mẹ chồng can thiệp thì quá bất ngờ khi bị bà nội của các con mình buông một câu "Con tôi nói đúng đấy. Chị không ở được thì bước ra khỏi nhà tôi". Uất quá, chị ôm các con và mang quần áo ra cửa hàng của mình ở và từ đó chị không về nữa. Chị đơn phương ly hôn sau đó.
Hiện chị là một doanh nhân thành đạt và chuẩn bị tiến bước nữa với một người đàn ông cùng cảnh ngộ. Chị thương con anh như con mình, anh cũng thương con chị và đặc biệt là cả hai chia sẻ được với nhau mọi thứ. Chị bảo, hạnh phúc hay đau khổ là sự lựa chọn và quyết định của mỗi người. Suốt nhiều năm nay, cuộc sống của chị bình an, tự do và rất nhiều niềm vui sau khi thoát khỏi người chồng vũ phu, ưa bạo lực.
Cô dâu chết lặng khi vợ cũ của chú rể xuất hiện trong đám cưới Tôi bị vợ cũ của chú rể đánh ghen ngay trong đám cưới. Chuyện chẳng có gì để nói, nếu như anh không qua lại với chị sau ngày họ ly hôn. Phan - người tôi yêu thuộc tuýp người quảng giao, biết làm ăn. Đàn ông thành đạt, có xe hơi, tiền tiêu rủng rỉnh như anh dễ trở thành đối tượng...