Chuyện của những người đón giao thừa trong rừng sâu
“Các chiến sỹ phải đón giao thừa trong rừng, với điều kiện khó khăn nhưng chúng tôi luôn xác định tư tưởng trước, để bảo vệ bình yên cho nhân dân nên Tết trong rừng là bình thường. Chúng tôi luôn chuẩn bị và sẵn sàng cho các công tác phòng xa, kịp thời ngăn chặn các hoạt động lợi dụng ngày Tết để chống phá”, Thiếu tá Lực cho biết.
Những ngày này, có lẽ ai ai trong chúng ta cũng chung tâm trạng chộn rộn, háo hức chờ đến ngày được về quê ăn Tết cùng người thân. Nhưng với những người lính bộ đội cụ Hồ thì ngược lại, càng ngày lễ, ngày Tết các anh càng phải tập chung cao độ hơn để giữ vững bình yên cho Tổ quốc, để người dân được thư thả vui xuân. Và những chiến sĩ bộ đội Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (đóng chân tại xã Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai) cũng vậy, càng ngày Tết, các anh càng phải canh gác, tập trung trí, lực nhiều hơn để giữ vững biên cương, luôn trong tư thế sẵn sàng tác chiến, bởi những thế lực thù địch có thể phá hoại bất cứ lúc nào.
Và đằng sau những bình yên đó, là những nỗi niềm của những người lính đang hy sinh hạnh phúc của mình một cách thầm lặng, để đổi lấy hạnh phúc của hàng triệu người dân.
Vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên phải ăn Tết xa nhà, chiến sỹ Nguyễn Ngọc Đăng (19 tuổi) kể lại, Đăng vốn là con trưởng trong gia đình có 2 anh em. Tết năm 2015, là Tết đầu tiên và cũng là lần đầu tiên Đăng không được đón giao thừa cùng với gia đình.
“Cái cảm giác lúc đó khó tả lắm, mình thấy buồn và nghĩ lại những năm trước giờ này mình đang được đón giao thừa ở nhà với gia đình và bạn bè. Ở Đồn, mặc dù mình và các đồng đội được Ban chỉ huy đồn tổ chức đón giao thừa ở hội trường, nhưng mình vẫn nhớ nhà đến phát khóc…”, chiến sỹ Đăng chia sẻ về cái tết xa nhà đầu tiên.
Chiến sỹ Đăng (bên trái) và chiến sỹ Thống kể lại cái Tết đầu tiên phải xa nhà
Video đang HOT
Chiến sỹ Đăng nói thêm, đó là kỷ niệm rất đáng nhớ của đời anh, bởi cũng như đồng đội, anh đang góp một phần công sức giữ vững vùng biên cương của Tổ quốc trong dịp xuân về. “Mình là lính nghĩa vụ, sắp tới đây mình sẽ ra quân, nên với mình, cái Tết ở đơn vị là cái Tết ấm áp và nhiều cảm xúc nhất. Ban chỉ huy rất quan tâm, và luôn động viên mọi người”, chiến sỹ Đăng cho biết.
Khác với chiến sỹ Đăng, chiến sỹ Nguyễn Xuân Thống (19 tuổi) mạnh mẽ hơn. Tết năm 2015 cũng là cái Tết đầu tiên Thống phải đón giao thừa xa gia đình, cùng các đồng đội canh gác, bảo vệ nơi vùng biên quốc gia. “Cảm giác của mình lúc đó vừa vui, vừa buồn. Buồn vì nhớ người thân, còn vui vì được đơn vị tổ chức gói bánh chưng, tổ chức các chương trình văn nghệ… tại đơn vị và được đón Tết bên đồng đội”, chiến sỹ Thống chia sẻ.
Thiếu tá Lê Mạnh Lực- Phó đồn trưởng cho biết, hiện tại, đơn vị có 80 cán bộ, chiến sỹ. Tết năm nay, 100% các chiến sỹ ở lại làm nhiệm vụ. Đặc biệt, đồn có 1 chốt ở xã Ia Pnôn (cách đồn 11km) là xã có 1 chốt của đồn, ngày Tết có 4 chiến sỹ làm nhiệm vụ tại chốt với điều kiện khó khăn, ăn ở trong rừng, không sóng điện thoại, phải sử dụng điện bằng năng lượng mặt trời…
Thiếu tá Lực (bên trái) Đại úy Quang (bên phải) chia sẻ về nỗi niềm của người thân mình khi thiếu vắng thành viên trong gia đình ngày Tết
“Các chiến sỹ phải đón giao thừa trong rừng, với điều kiện khó khăn nhưng chúng tôi luôn xác định tư tưởng trước, để bảo vệ bình yên cho nhân dân nên Tết trong rừng là bình thường. Chúng tôi luôn chuẩn bị và sẵn sàng cho các công tác phòng xa, kịp thời ngăn chặn các hoạt động lợi dụng ngày Tết để chống phá. Dù vậy, để động viên các chiến sỹ, vào lúc giao thừa, đầu năm mới, ban chỉ huy đều đi đến các chốt để vừa kiểm tra, vừa động viên các chiến sĩ, mừng tuổi các chiến sỹ. Còn những chiến sỹ ở Đồn thì chúng tôi luôn tổ chức đón giao thừa, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ khác nhau”, Thiếu tá Lực cho biết.
Khác với các tân binh, Thiếu tá Lực đã có 18 năm trong quân ngũ, và cũng đã trên 10 mùa xuân, anh chưa được đón Tết cùng gia đình. Cái cảm giác đón giao thừa xa gia đình với anh giờ đã quá đỗi quen thuộc. Anh đã hơn 40 tuổi nhưng con đầu của anh mới 5 tuổi. Sương gió, gian khổ không làm ý chí và trách nhiệm của anh với nhân dân, với Tổ quốc bị lung lay.
“Mình giờ quen rồi, không còn buồn như những năm đầu đón giao thừa xa gia đình nữa. Nhưng mỗi lúc vợ con điện thoại hỏi thăm, nghe con nói “Ba đi, ở nhà con buồn. Tại sao ba đi lâu thế, không về với con”, là mình thấy chạnh lòng, nhớ nhà nhiều hơn”, Thiếu tá Lực tâm sự.
Cũng như Thiếu tá Lực, Đại úy Nguyễn Văn Quang cũng đã có thời gian 17 năm công tác trong quân ngũ. 17 năm với hơn 10 đêm giao thừa xa nhà nhưng cái cảm giác đêm giao thừa đầu tiên xa nhà đã in sâu vào ký ức: “Tết đầu tiên ở đơn vị mình rất nhớ nhà. Lúc đó, các anh em trong đơn vị ngồi kể lại những kỷ niệm với gia đình khiến nỗi nhớ càng cồn cào. Nhưng mình đã xác định trách nhiệm, tư tưởng rồi nên ý chí vẫn kiên cường lắm”, Đại úy Quang bộc lộ.
Và dù có cứng rắn đến mấy, nhưng mỗi khi nghe tiếng con thơ đòi bố là cảm giác nhớ nhà lại ùa về như xưa: “Hầu như chưa Tết nào mình được đón giao thừa ở nhà, sớm thì ngày mùng 3, mùng 4 mới được về nhà ăn Tết. Năm vừa rồi con mình thấy nhà hàng xóm sum vầy ngày Tết nên đã hỏi mẹ: “Sao bố không về hả mẹ?”, vợ mình nói “Bố đi làm kiếm tiền mua sữa cho con” thì cháu nói “Con không cần tiền, con chỉ cần bố thôi”, Đại úy Quang bùi ngùi tâm sự.
Vì có chung nỗi niềm như các chiến sỹ mới lần đầu ăn Tết xa nhà nên Ban chỉ huy đồn luôn tâm lý, động viên các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ thiêng liêng mà Tổ quốc giao phó, cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc, giữ vững bình yên cho nhân dân vui chơi những ngày xuân.
Thiên Thư
Theo Dantri
Câu nói khiến dân bán hoa Tết "đau lòng"
Thôi, để gần Giao thừa mua hoa cho rẻ. Đây là câu mà dân bán hoa Tết... nghe đau nhất!
Đã mấy ngày ngồi "trực" chợ hoa bên đường Trần Hưng Đạo (Tuy Hòa, Phú Yên), chị Ngô Lệ Hằng than thở: "Cũng lai rai có người mua. Thế nhưng hầu hết đi xem chơi, hỏi giá... rồi đi luôn, nói để mua sau. Nắng gió, mỏi mệt quá, hoa "phơi" nhiều ngày lề đường thì cũng giảm đẹp. Mong sao bán xong sớm về lo chuyện nhà".
Người bán hoa Tết bên đường Trần Hưng Đạo (Tuy Hòa, Phú Yên).
Anh Văn Thành Hòa - một công chức trẻ, đang khấp khởi với hàng hoa có vốn trên 50 triệu đồng, vừa đưa về từ Đà Lạt: "Nhóm bạn tụi em góp nhau "đánh trận" hoa này để tập tành khởi sự kinh doanh. Giá hoa Đà Lạt có nhích hơn hoa trồng tại chỗ nên tụi em nhắm vào đối tượng khách hàng có điều kiện kinh tế, thích mua hoa đẹp, lạ".
Theo một chủ hàng hoa khác, nhiều người dân ở đây luôn có thói quen "thi gan" với người bán hoa. Họ cho rằng, mua hoa sớm thì đắt, nên cứ "canh" đến giáp Giao thừa thì... hỉ hả vì hoa rẻ như rau! Thế nhưng họa hoằn cũng có năm, đến đêm Giao thừa thì hoa tăng giá gấp nhiều lần...
Ông Đỗ Bá Khoa (ở phường 1, Tuy Hòa) cho biết: "Trước Tết 10 ngày, vợ chồng tôi đã đến nhà vườn ngoại ô để mua một số hoa, giờ mua thêm... chơi cho sướng! Tôi thấy dân địa phương cũng đã dần sớm mua hoa chưng Tết. Nhưng phần đông, vì nhiều lý do, người ta vẫn chờ Tết "dí sát" rồi mới mua! Nhiều đêm Giao thừa, thấy cảnh người bán phải vứt bỏ hoa, mà rớt nước mắt...".
Theo Hùng Phiên (Dân Việt)
Người Sài Gòn xem pháo hoa giao thừa ở đâu? Vào lúc 0 giờ ngày 8.2 (tức giao thừa Tết Bính Thân), TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 4 điểm. Người dân TP.HCM xem bắn pháo hoa ở đầu hầm sông Sài Gòn - Ảnh: Độc Lập Vào lúc 0 giờ ngày 8.2 (tức giao thừa Tết Bính Thân), TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 4 điểm. Cụ thể...