Chuyện của những cặp đôi yêu xa: Đếm những ngày Tết trong cô đơn và nước mắt
Với những cặp đôi yêu xa, Tết lại càng khiến họ thêm cô đơn…
Yêu xa là chuỗi ngày nhớ nhau da diết
Tết là dịp mà mọi người thường tạm gác lại công việc sau một năm lao động, học tập để trở về đoàn tụ với gia đình, đi chơi cùng bạn bè và hơn nữa là dành nhiều thời gian hơn ở bên người mình yêu. Tuy nhiên, có những cặp đôi yêu nhau vì những lý do đặc biệt mà không thể ở bên cạnh nhau, họ sẽ đối mặt với cái Tết yêu xa.
Có lẽ, chỉ những ai đang yêu xa mới thấm thía cảm giác nhớ nhung không thể chạy đến bên cạnh nhau mà ôm lấy, thương đến bao nhiêu cũng chỉ ngậm ngùi gửi tình yêu qua từng dòng tin điện thoại. Yêu xa chưa bao giờ dễ dàng, nhất là vào những dịp lễ Tết quan trọng, giống như câu chuyện của cặp đôi Ngọc Lâm (sinh năm 1995, quê Thái Bình) và Vũ Thêu (sinh năm 1996, quê Thái Bình).
Đôi bạn trẻ đã yêu nhau được 3 năm, vì điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn nên Ngọc Lâm sang Nhật Bản để lao động. Năm nay là cái Tết thứ hai mà anh xa quê hương, xa gia đình và xa người yêu.
Những trạng thái buồn khi Thêu nhớ người yêu phương xa
Đã có lúc, Thêu cảm thấy buồn và tủi thân vì nhớ người yêu, nhớ từng cái ôm và nụ hôn của anh. Còn 3 năm nữa, Lâm mới về nước. Cô biết, mỗi môi trường khác nhau con người cũng thay đổi để thích nghi. Nhưng nhiều khi ích kỷ, Thêu lại ghen với chính suy nghĩ ấy. Cô sợ anh thay đổi, sợ bản thân mình cũng đổi thay. Thêu không nhớ đã bao nhiêu lần mình đăng trạng thái vì nhớ anh đến day dứt.
‘ Đã hơn 2 năm mình chưa được nắm tay người yêu. Chúng mình thường vun đắp tình cảm qua tin nhắn hoặc gọi facetime cho nhau. 2 năm yêu xa khiến mình cũng quen dần cảm giác nhớ nhung, cô đơn mỗi khi đến dịp lễ Tết, hay ngày lễ tình yêu, ngày kỉ niệm của hai đứa. Tuy nhiên đôi lúc đi đường nhìn những cặp đôi đang sánh bước vui vẻ bên nhau mình cũng thấy chạnh lòng.
Nhưng may mắn người yêu mình rất tâm lý, vào những dịp đặc biệt anh luôn dành tặng cho mình những món quà bất ngờ. Đó không chỉ là món quà về vật chất mà còn chứa đựng rất nhiều sự quan tâm của anh đối với mình. Điều ấy làm mình hạnh phúc. Mới đây nhất là dịp lễ Noel, anh tặng mình bộ trang sức bằng bạc rất đẹp. Mình rất trân trọng món quà ấy’ - Vũ Thêu tâm sự.
Món quà Ngọc Lâm dành tặng người yêu
Video đang HOT
Chấp nhận xa là sống và yêu bằng kỉ niệm
Hay như cặp đôi Phương Trang (sinh năm 1997) và Văn Đức (sinh năm 1996) cũng gặp phải thử thách yêu xa. Phương Trang và Văn Đức yêu nhau được hơn 5 năm thì phải đến 4 năm 6 tháng họ phải xa nhau, do Đức là bộ đội chuyên nghiệp.
Cặp đôi Phương Trang – Văn Đức
Trang và Đức học cùng trường từ thời cấp 3, đến năm lớp 12, Đức bắt đầu cảm thấy rung động trước cô gái nhỏ nhắn dễ thương này nên chủ động làm quen và tỏ tình. Thế rồi cặp đôi trở thành đôi uyên ương đẹp nhất của ngôi trường ngày ấy.
Học xong cấp 3, Đức ôn thi và đỗ vào trường Sĩ quan Không quân (Nha Trang), còn Trang học xong lớp 12 cũng thi vào ĐH Sư phạm Hà Nội. Cũng từ đây, cặp đôi bắt đầu những ngày tháng yêu xa khi người Nam người Bắc.
Hai năm đại học đầu tiên, Đức thỉnh thoảng mới có dịp nghỉ phép ra Bắc để về thăm nhà và gặp người yêu. May mắn là nhà của Đức và Trang chỉ cách nhau có 5km nên những lần Đức về Trang đều có thể gặp được. Nhưng Đức chỉ gần Trang được vỏn vẹn mấy ngày nghỉ phép rồi lại xách balo màu lính lên đường.
Tuy nhiên, đó chưa phải thử thách lớn nhất dành cho họ. Sau 2 năm theo học tại trường Sĩ quan Không quân, Đức được nhà trường cử đi du học theo diện được xét. Việc Đức đi học ở nước ngoài là sự bất ngờ lớn với cả Đức, Trang và gia đình.
‘Anh hỏi em đúng một câu ‘Em có thích yêu xa nữa không?’. Em bảo ‘Không’! Anh bảo anh sắp về Hà Nội học 1 năm, em vui lắm, cười suốt thôi! Em đi khoe khắp mọi nơi vì không biết anh về Hà Nội học tiếng đi Nga. Anh dặn em tối anh gọi lại, rồi anh bảo anh học tiếng để đi Nga. Em hỏi anh đi bao lâu?! Anh bảo 6 năm. Lúc ấy em vừa sợ vừa buồn, em khóc cả ngày!’, Phương Trang kể về chuyện tình yêu của mình.
Đến hiện tại Đức đã đi du học được 2 năm. Vậy là từ việc yêu xa Bắc – Nam giờ trở thành châu lục, từ việc còn chung 1 múi giờ, giờ đây họ cách nhau những 4 tiếng đồng hồ. Hơn 4 năm nữa Đức mới trở về. Yêu xa đã ‘ngốn’ cả thanh xuân tươi đẹp nhất của cô giáo tương lai khi chỉ còn ít thời gian nữa cô sẽ ra trường.
Những tấm ảnh hiếm hoi của cặp đôi Trang Đức qua 5 năm yêu nhau.
‘Năm nay là cái Tết thứ hai chúng mình không được ở bên nhau rồi, mặc dù đã quen với cảm giác xa nhau nhưng vẫn tủi thân lắm, và mình biết người yêu cũng vậy. Nhìn thấy đồng đội của anh ở Việt Nam đang háo hức về nhà ăn Tết mà thương anh nhiều quá. Có lẽ anh đang nhớ nhà lắm, bên Nga bây giờ đang là thời gian lạnh nhất, sẽ lạnh hơn nhiều khi Tết chẳng được sum vầy với gia đình người thân. Ở Việt Nam mình còn có gia đình, người thân, còn anh nơi xa chỉ có một vài đồng đội .
Mình biết cảm giác đón Tết một mình không dễ dàng gì. Giao thừa năm trước anh gọi về mà cả hai đứa cứ rưng rưng nước mắt. Bà nội anh nhớ anh quá cũng khóc, không dám nói chuyện lâu. Mình chỉ muốn nói với anh rằng, mặc dù không được ở bên nhau nhưng mình vẫn luôn nhớ và thương anh, anh đừng buồn nhiều nhé, mong anh luôn mạnh mẽ như bản lĩnh của người lính.
Sắp sang năm mới rồi, mình chúc anh luôn mạnh khoẻ, vui tươi, học tập và rèn luyện thật tốt, hoàn thành nhiệm vụ nhà nước và nhân dân giao phó. Chỉ 4 cái Tết nữa thôi là anh sẽ được đón Tết ở quê hương. Anh hãy yên tâm về em, em luôn tin tưởng và là hậu phương vững chắc của anh!’ – Trang gửi lời nhắn nhủ đầy ngọt ngào cho người yêu.
Yêu xa không phải là điều mà cặp đôi nào cũng làm được. Yêu chàng lính thì thời gian họ có thể dành cho người yêu lại càng ít. Có những khi Đức đi học về ở Việt Nam đã hơn 23h30, Trang vẫn cố thức đến nửa đêm để được nhắn tin với người yêu.
Cô giáo tương lai tâm sự: ‘ Yêu xa đã khó khăn, yêu lính ở xa còn khó khăn hơn. Họ bảo người yêu, người vợ của bộ đội phải là người dũng cảm lắm! Mọi người bảo mình biết hy sinh, mình giỏi đợi chờ… mình thì không dám nhận. Nhưng mình tự nhận thấy bản thân là người đã có phần dũng cảm, chấp nhận yêu lính là chấp nhận xa và tin tưởng nhau, sống và yêu bằng kỉ niệm, mình phải là hậu phương vững chắc cho anh để anh hoàn thành nhiệm vụ. Mình nao núng thì sẽ ảnh hưởng đến anh rất nhiều. Người yêu là lính thì xác định anh của nhân dân phần nhiều, chứ không phải của riêng mình nữa.
Đôi khi mình cũng sợ người yêu thay đổi lắm, và cả bản thân mình cũng vậy. Môi trường ở nước ngoài họ sống thoáng, còn mình vài tháng nữa là ra trường, có một môi trường mới, gặp những con người mới, rồi áp lực công việc, lo toan nhiều thứ, mình sợ tình yêu của chúng mình không còn được vô tư như bây giờ nữa. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là tình yêu và lòng tin mà chúng mình dành cho nhau, mình nghĩ vậy là đủ để chúng mình có thể vượt qua thử thách này và còn nhiều thử thách khác’.
Theo tiin.vn
Đón Tết nhẹ nhàng nhờ mẹ chồng tâm lý
Những ngày cận Tết, nhiều chị em lại than thở chuyện nặng gánh nhà chồng. Nhưng với tôi, Tết luôn là những ngày an nhàn nhất. Tôi luôn thầm cảm ơn bởi mẹ chồng tâm lý.
Những ngày này khi chị em phải tranh thủ từng chút thời gian để sắm đồ Tết cho gia đình riêng, cho gia đình bên nội bên ngoại thì tôi lại như một số ít đơn lẻ, thảnh thơi hưởng những ngày Tết đang tới gần. Tất cả đã được mẹ chồng ở quê lo lắng. Bà thương chúng tôi vất vả, kiếm được ít tiền lại "đốt" hết vào Tết nên liên tục gọi điện nhắc nhở:
"Các con không phải mua sắm gì cả. Có gì về nhà hẵng mua. Chợ ở quê không thiếu gì đồ ngon, đừng vội vàng sắm Tết ngoài đó, đắt mà tốn kém ra. Gần Tết anh em ở quê biếu nhiều đồ, cứ về nhà xem thiếu gì hẵng mua, đừng mua gì ngoài đó!".
Mẹ chồng tôi liên tục nhấn mạnh như vậy. Mẹ chồng nhắn nhiều đến mức tôi không dám động tĩnh gì. Tết cũng vì thế mà cắt đi được một khoản.
Ảnh minh họa.
Thứ lo nhất là bánh chưng để thắp hương những ngày Tết, khi định mua cho nhanh thì mẹ chồng cũng gọi lên "chỉ đạo". Bà bảo "ở nhà mẹ đã gói bánh chưng sẵn rồi, về mà lấy vài chiếc ra thắp hương rồi ăn Tết, không phải mua, vừa không ngon vừa chưa chắc đảm bảo". Thế là khoản bánh chưng tôi cũng chẳng phải lo. Rồi giò, xôi cũng tương tự, ở quê mẹ chồng đã làm hết.
Gần giáp Tết, ngày trở về. Chúng tôi biếu mẹ chút tiền để sắm Tết thì bà chỉ lấy một nửa. Bà bảo "Mẹ lấy từng này là vừa đủ Tết, vừa đủ vui, lấy nhiều, các con nặng gánh. Tết là để vui vẻ chứ không phải là dịp để bày vẽ. Cả năm các con lo nhiều việc cho mẹ rồi, Tết cứ nhẹ nhàng thảnh thơi thôi!. Lời mẹ chồng nói làm tôi rất xúc động.
Trước ngày sang năm mới, mẹ chồng dặn tôi "Nhà đông con cháu, bà con, mỗi đứa con mừng xíu tiền coi như lì xì lấy may để vui vẻ. Tiền lì xì đừng nặng nhọc phải nhiều tiền, trẻ con nó hư người". Thế là ngay cả đến tiền lì xì mẹ chồng cũng tâm lý góp ý để chúng tôi bớt được phần nào tiết kiệm được phần ấy.
Những ngày Tết sang, lo anh em bà con sang chúc Tết phải uống nhiều, mẹ chồng trong bữa ăn dặn dò con trai "Ngày Tết ngồi mỗi nhà một lúc thôi, người ta mời cơm thân lắm thì ngồi dùng bữa nhưng đừng khề khà rồi say xấu mặt mất vui". Thế là tôi chẳng còn điều gì phải nói thêm với chồng. Cả cái Tết cứ nhẹ nhàng trôi qua.
"Tết ấm áp hay mệt mỏi là do quan niệm và cách làm của mỗi người!", tôi luôn nhớ câu nói này của mẹ chồng. Nhờ mẹ chồng tâm lý mà Tết năm nào đến với chúng tôi cũng thật nhẹ nhàng. Chúng tôi hưởng thụ những ngày Tết bên nhau, đầm ấm thực sự.
Và năm nay cũng vậy, Tết đến thật nhẹ nhàng nhờ mẹ chồng tâm lý.
Phương Nghi
Theo giadinh.net.vn
Cô gái ngồi bên cửa sổ chiều cuối năm Tôi đi dài theo lề đường, đếm từng cây trụ điện. Cuối cùng tôi tìm ra con ngõ nhỏ dẫn vào nhà Nguyễn. Khi đó, tôi đã là một chiếc bóng vương vất ánh đèn từ trong những ngôi nhà kế cận hắt ra. Tôi sững sờ nhận ra chiếc khóa sáng loáng nơi cửa nhà Nguyễn, bước chân tôi khựng lại trên...