Chuyện của một người đồng tính: Cả thần chết cũng từ chối em
Bị gia đình, cộng đồng, cửa Phật, thậm chí cả “thần chết” từ chối, nhưng vượt lên tất cả, Lộ Lộ vẫn vươn lên sống có ích, công khai thừa nhận giới tính để “được là chính mình”.
Có những số phận, những con người mà trong cuộc đời của họ đã gặp phải những biến cố tưởng chừng như không thể tiếp tục sống. Song, họ vẫn gắng gượng đứng lên “chiến đấu” vượt qua chính mình, tìm đến những giá trị mới, để thấy được cuộc đời vẫn đẹp.
Với những hình ảnh và những lời tâm sự tự đáy lòng, chuyện kể về Lâm Thanh Vinh (Lộ Lộ) sẽ cho chúng ta thấy được phần nào những khó khăn của một người đồng tính trước sự kỳ thị, phân biệt đối xử và chối từ của gia đình, cộng đồng, cửa phật, thậm chí cả “thần chết”. Nhưng vượt lên tất cả, Lộ Lộ vẫn vươn lên sống có ích, công khai thừa nhận giới tính để “được là chính mình” và dũng cảm nếm trải những “vị đắng” của cuộc đời bằng nụ cười thay vì nước mắt, để càng vững vàng hơn, trưởng thành hơn khi bước tiếp những bước dài trên đường đời tấp nập.
Từ nhỏ, Vinh đã luôn nghĩ mình là con gái nên biểu hiện và cách sống của Vinh hoàn toàn giống như con gái….
Lâm Thanh Vinh khi còn bé
Trước khi Vinh biết mình là đồng tính, các cô chú đã không cho Vinh được gần gũi mẹ vì mọi người đều cho rằng ở gần mẹ nhiều nên Vinh “bị ẻo lả như con gái”. Các chú bắt Vinh phải ở riêng, tối phải ngủ tại nhà từ đường, không cho tiếp xúc với mẹ, không cho ra ngoài, không được xem ti vi, đúng 19 giờ phải đi ngủ… Nếu làm trái thì bị đánh đòn mỗi lần 30-40 roi để Vinh có thể bớt đồng tính.
Vinh rất buồn vì từ nhỏ đến giờ, Vinh không được tham gia vào bất cứ chuyện gì của gia đình, không được mời tham dự các sự kiện, tiệc tùng của gia đình và dòng họ chỉ vì Vinh là người đồng tính.
Với nhiều người, gia đình chính là nơi trú bão, nhưng với Vinh gia đình lại là nơi sóng gió nhất, đau lòng nhất. Bị gia đình coi như không tồn tại, giờ đây Vinh sống như một bóng ma trong chính ngôi nhà của mình.
Mẹ luôn là người yêu thương Vinh hết mực, nhưng mẹ lại là mẫu người sống nhẫn nhịn và luôn nghe theo ý của chồng. Câu nói mà Vinh ấn tượng nhất là: “Nếu con không nói ra mẹ vẫn biết con là pê-đê, tiếc rằng con không phải là con gái, nếu không con sẽ rất đẹp…”. Câu nói này đến bây giờ vẫn luôn ám ảnh và là nguồn động viên lớn cho Vinh trong cuộc sống.
Lộ Lộ và mẹ.
Ba Vinh là một giáo viên. Ông cũng là người đại diện cho dòng họ nên rất gia trưởng, ba thường đánh và mắng Vinh là “thằng vô dụng” mỗi khi ai đó nói nhắc đến chuyện Vinh là “đồng tính hay pê-đê”. Thỉnh thoảng Vinh lại nhận được những trận đòn roi “bất thình lình” từ ba mà Vinh cũng chẳng biết vì sao lại bị đánh.
Từ khi Vinh tự nhận mình là đồng tính thì ba Vinh nói: “Coi như chưa từng có đứa con như Vinh”, các cô, các chú, các thím, và người trong dòng họ cũng từ Vinh luôn, loại Vinh ra khỏi danh sách mời tham gia các sự kiện của gia đình, dòng họ.
Video đang HOT
Từ khi Vinh học lớp 7 đến lớp 11, Vinh luôn bị các bạn trong lớp trêu chọc và đem Vinh ra làm trò đùa. Vinh còn nhớ, mỗi khi ra chơi, các bạn nam sinh thường cùng nhau xúm lại lột quần của Vinh ra xem Vinh có “đồ của con trai” không rồi ném quần đi mất. Ban đầu là vì các bạn tò mò, dần dần trở thành trò chơi giải khuây của các bạn nam sinh, thỉnh thoảng các bạn nữ sinh cũng tham gia vào trò chơi này.
Sau rất nhiều lần bị đánh, bị lột quần để kiểm tra “đồ của con trai”, Vinh phản kháng bằng cách chống trả lại, Vinh đã có những cuộc chiến với bọn con trai trong lớp bằng khăn tẩm dầu cù là và kim châm. Nhưng Vinh luôn là người thất bại, vì các bạn ấy quá đông và kết quả là lần nào Vinh cũng bị “lột truồng”.
Lúc cuộc sống bế tắc nhất, Vinh đã quyết định từ bỏ mọi thứ để đi tu. Vinh được thu nhận vào làm giới tử ở chùa Viên Không hệ Phật Giáo Nguyên Thủy, được theo Sư Phụ Hộ Pháp học Phật học tại đây (2001), nhưng chỉ sau mấy tháng Vinh đã phải xuất gia vì trong 11 nhóm (đối tượng) không được xuất gia (Tỳ Khưu) có người đồng tính (Theo quyển gương bậc xuất gia của Sư Hộ Pháp 2).
Tháng 3/2002, Vinh đã đi bộ đội nhưng cũng chỉ hơn một tháng, đơn vị trả Vinh về địa phương vì Vinh là người đồng tính có thể gây ảnh hưởng xấu đến mọi người trong đơn vị.
Vinh đã tự tử hai lần nhưng cả hai lần đều không thành công. Dường như ngay cả đến “thần chết” cũng chối từ không thèm nhận Vinh.
Khi tham gia dự án vào các dự án vì cộng đồng cuộc đời Vinh đã có nhiều thay đổi. Vinh tham gia vào dự án GF9 kể từ tháng 10/2010, trong suốt quá trình hoạt động Vinh được tham gia các khoá tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về hỗ trợ, tư vấn; chăm sóc người có HIV…
Bây giờ Vinh cảm thấy mình tự tin hơn trong công việc, cuộc sống thì vui vẻ thoải mái hơn. Nhất là qua những công việc này Vinh đã tìm thấy mục đích sống cho bản thân mình, nên hiện nay Vinh đang cố gắng giúp đỡ mọi người để cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.
Lộ Lộ nhận điện thoại trả lời tư vấn
Hiện nay Vinh đang làm tiếp cận viên của chương trình tiếp cận MSM online do PAC TP.HCM và CDC điều phối. Ngoài ra Vinh còn làm Quản trị viên của Câu lạc bộ Living My Life (L.M.L), một liên minh giữa Lesbians – Gay – Bisexual và Transgenders, hoạt động với mục đích: “Vì một xã hội đa dạng tính dục”.
Vinh còn kiêm nhiệm làm trong Ban điều hành của nhóm Xin Hãy Lắng Nghe (Harken Group), là nhóm hoạt động với mục đích hỗ trợ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người nam có quan hệ tình dục đồng giới hiện đang sống chung với HIV tại TP.HCM.
“Trước đây, mỗi khi bị gia đình mắng chửi hay đánh đập, Vinh lại ước là mình được sinh ra trong một gia đình khác hay ước gì mình không phải là người đồng tính… Nhưng bây giờ Vinh lại phải cám ơn mọi người trong gia đình của mình, vì chính những lần bị đánh đập hay chửi mắng đó đã giúp Vinh trở nên một Lộ Lộ của ngày hôm nay…đồng tính, Lộ Lộ
Lâm Thanh Vinh (Lộ Lộ).
Mình sẽ vẫn ngẩng cao đầu bước đi, sẽ vẫn cười thật tươi vì cho dù mọi người trong gia đình luôn coi Vinh là một đứa con vô dụng, nhưng Vinh vẫn là một người có ích trong xã hội…”
Những thông điệp Vinh muốn gửi tới cộng đồng: “Khi chúng ta sinh ra, không ai trong chúng ta có thể lựa chọn giới tính cho mình, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn cách sống cho chính mình”.
“Đồng tính không phải là bệnh” và người đồng tính không phải là tệ nạn xã hội. Cộng đồng người đồng tính là những công dân hợp pháp, đang sống và làm việc theo pháp luật. Họ đang cống hiến cho cả gia đình và xã hội…
“Xã hội nên có cái nhìn công bằng và ghi nhận những đóng góp của người đồng tính. Thay vì kỳ thị và xa lánh họ, những điều ấy chỉ làm cho họ sống ẩn mình và không tiếp cận được với các chương trình phòng chống HIV/AIDS, từ đó làm gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng và xã hội”.
Với Vinh: “Hạnh phúc đơn giản là sự chấp nhận hiện tại”.
* Ảnh: Do nhân vật cung cấp
Theo Dantri
Mang thai sớm - thực trạng báo động ở tuổi vị thành niên
Mang thai sớm là thực trạng mà trẻ em gái vị thành niên trên toàn thế giới đang phải đối mặt. Tại Việt Nam, tình trạng vị thành niên, thanh niên quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang có xu hướng gia tăng.
Hậu quả của việc mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ theo các em suốt cuộc đời, ảnh hướng tới con cái của các em và thế hệ sau này.
Nhân viên y tế Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (Sở Y tế Hà Nội) tư vấn sức khỏe sinh sản cho vị thành niên. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN
Tỷ lệ phá thai vị thành niên gia tăng
Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), hàng năm có khoảng 16 triệu em gái trong độ tuổi từ 15-19 sinh con, cứ 10 trẻ vị thành niên thuộc nhóm này thì có 9 em đã lập gia đình. Các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ với các em gái tuổi từ 15 - 19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Năm 2008, ước tính số ca nạo thai không an toàn ở vị thành niên trong độ tuổi từ 15 - 19 tại các nước đang phát triển là khoảng 3 triệu ca.
Trên toàn cầu, cứ 3 nữ thanh niên trong độ tuổi từ 20 - 24 thì có 1 người (tương đương với khoảng 70 triệu người) kết hôn trước lần sinh nhật thứ 18. Nếu xu hướng hiện nay không được cải thiện thì trong vòng một thập kỷ tới sẽ có 142 triệu trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18 (tính tới thời điểm năm 2020). Điều này có nghĩa là mỗi năm sẽ có 14,2 triệu trẻ em gái, hay mỗi ngày sẽ có 39.000 trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18.
Tại Việt Nam, năm 2011, tỷ lệ có con trong nhóm dân số vị thành niên là 46/1000. Tỷ lệ này cao hơn ở các nhóm dân số có trình độ học vấn thấp, mức sống thấp, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư sống tại các khu vực trung du và miền núi phía Bắc và các khu vực nông thôn. Tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên của Việt Nam cũng cao hơn so với nhiều quốc gia khác ở châu Á.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục còn chưa được phổ biến rộng rãi; thiếu những hiểu biết sâu và những số liệu thống kê chính thức về tình trạng mang thai, tỷ lệ phá thai và tình trạng sinh con sớm ở tuổi vị thành niên...
Kết quả điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên lần thứ 2 (SAVY 2) thực hiện năm 2009 cho thấy: 17% số thanh niên đã lập gia đình, khoảng 44% thanh niên và vị thành niên trong độ tuổi từ 14 - 25 chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ước tính tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 20% tổng số ca phá thai ở Việt Nam. Hơn 1/3 số thanh niên và vị thành niên được phỏng vấn cho rằng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục không dễ dàng, đặc biệt là ở vùng nông thôn và các khu vực người dân tộc thiểu số sinh sống.
Hậu quả từ việc mang thai sớm
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định: Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 500 triệu trẻ em gái đang sinh sống tại các nước đang phát triển. Các em đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mà tự mình không thể giải quyết được; đặc biệt là thường phải lập gia đình khi còn nhỏ tuổi, phải mang thai và sinh con khi các em chưa thực sự trưởng thành về mặt thể chất, tình cảm và chưa trưởng thành về mặt xã hội để sẵn sàng làm mẹ.
Theo UNFPA, một số rủi ro thường xảy ra khi sinh con ở tuổi vị thành niên bao gồm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân, thai lưu và chết sơ sinh cao. Trẻ sinh ra bởi các bà mẹ tuổi vị thành niên có nguy cơ tử vong cao hơn so với bà mẹ trên 20 tuổi. So với các bà mẹ sinh con khi ngoài 20 tuổi, nguy cơ tử vong do thai sản đối với các bà mẹ trong nhóm tuổi từ 15- 19 cao gấp 2 lần và cao gấp 4 lần đối với nhóm các em gái sinh con dưới 15 tuổi. Các bà mẹ vị thành niên có nguy cơ thiếu máu cao gấp 3 lần so với các nhóm khác.
Bên cạnh đó, kết hôn sớm cũng khiến các em phải chịu áp lực trong sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình khi các em chưa đủ trưởng thành. Những trẻ em gái vị thành niên thuộc nhóm thiệt thòi, không được đến trường, phải kết hôn sớm và sống trong các hộ gia đình nghèo thường là những đối tượng hứng chịu các hành vi có hại, dễ bị bạo lực và cưỡng bức tình dục.
Truyền thông thay đổi hành vi
Ông Arthur Erken, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết: Mang thai tuổi vị thành niên không chỉ là vấn đề về sức khỏe mà còn là vấn đề phát triển. Nguyên nhân của thực trạng này là từ nghèo đói, bất bình đẳng giới, bạo lực, kết hôn sớm, chưa công bằng giữa trẻ em gái và bạn trai của họ... Vấn đề này cũng thể hiện công tác bảo vệ quyền cho trẻ em gái vị thành niên chưa được tốt. Chính vì vậy ngày Dân số Thế giới năm nay tập trung vào chủ đề "Mang thai ở tuổi vị thành niên".
Ông Nguyễn Đức Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Trước thực trạng trên, ngành y tế cần tăng tính tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình; quan tâm hơn nữa tới nhóm đối tượng thiệt thòi (khuyết tật, lang thang, HIV...); khuyến khích các em ở tuổi vị thành niên, thanh niên tham gia vào toàn bộ quá trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho bản thân họ. Đồng thời, nâng cao nhận thức của vị thành niên, thanh niên, thầy cô giáo và cộng đồng về sức khỏe sinh sản; giáo dục kỹ năng sống, giáo dục sức khỏe sinh sản, dự phòng HIV/AIDS cần trở thành chính khóa trong trường học. Biện pháp chủ yếu vẫn là truyền thông thay đổi hành vi...
Quỹ Dân số Liên hợp quốc khuyến nghị: Việt Nam cần thực hiện đầu tư sớm, có chiến lược vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của trẻ em gái vị thành niên; đồng thời bảo vệ các quyền con người cho các em; từ đó tạo ra tác động tích cực tới cuộc sống của các em, giúp làm giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên.
Bên cạnh đó, thực hiện chương trình giáo dục giới tính toàn diện kết hợp với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và dịch vụ phòng chống HIV cho vị thành niên như: cung cấp các biện pháp tránh thai, phòng ngừa và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV, các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và dịch vụ sau khi nạo phá thai. Đặc biệt, cần bảo đảm rằng các dịch vụ này được cung cấp tới các em tuổi vị thành niên một cách tế nhị, bí mật, không mang tính phán xét và không phân biệt đối xử, không hạn chế về mặt pháp lý và phù hợp với các quy định quốc tế...
Theo Dantri
"Bóng ma" tội phạm tài chính - ngân hàng (Kỳ 1) Tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng - nguồn cơn gây lên những bất ổn trong hoạt động ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung đang trở thành nỗi ám ảnh với nền kinh tế toàn cầu cũng như mỗi quốc gia nói riêng. Tội phạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đang diễn biến rất phức...