Chuyện của Đốc: Cậu bé 9 tuổi không cha mẹ từng phải cõng em gái đi xin ăn, ông bệnh nằm một chỗ còn bà nghiện rượu nặng
Mới lên 9 tuổi, nhưng cậu bé người nhỏ thó đen nhẻm đã phải trở thành chỗ dựa “bất đắc dĩ” cho đứa em gái mới 2 tuổi.
Nhưng may mắn, nhờ có sự giúp đỡ của mọi người, Đốc đã tiếp tục được đến trường, em gái cũng có một nơi tốt hơn để được chăm sóc.
“Đốc cõng em đi khắp nơi xin ăn, xin mặc, hàng xóm láng giềng xa lánh vì sợ lây HIV”
“Tôi tên là Nguyễn Minh Thúy, hiện là giáo viên Trường mầm non Sơn Thành (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi). Tại xóm Gò Deo, thôn Gò Da có chị Đinh Thị Thinh nhiễm HIV chết để lại 2 con nhỏ. Cháu lớn là Đinh Văn Đốc (SN 2010), cháu nhỏ 2 tuổi chưa làm giấy khai sinh, cả 2 sống với ông bà già yếu.
Ngày mẹ mất, không ai đến đưa tang, Đốc cõng em đi khắp nơi xin ăn, xin mặc, hàng xóm láng giềng xa lánh vì sợ lây HIV. Bản thân tôi không đủ điều kiện, kính mong các nhà hảo tâm cứu giúp 2 cháu có lương thực và quần áo…”.
Ngay sau bức tâm thư của cô Thúy được đăng tải trên mạng xã hội, những ngày cuối tháng 11/2019, chúng tôi tìm về xóm Gò Deo, thôn Gò Da để tìm hiểu.
Từ UBND xã Sơn Thành phải di chuyển thêm 5km mới đến được xóm Gò Deo, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Hrê. Khi hỏi về gia đình em Đốc, những người trong xóm xì xào với nhau. Cách đó vài bước chân, một người phụ nữ lớn tuổi luộm thuộm bước ra từ căn nhà xập xệ. Theo lời của một công an viên, đó là bà của Đốc, hiện đang sinh sống cùng em sau khi mẹ qua đời vì HIV.
Không còn nhớ rõ mặt bố, Đốc mồ côi mẹ ở cái tuổi lên 9, em hiện đang sống cùng ông bà trong căn nhà xập xệ cuối xóm.
Kể từ lúc chị Thinh qua đời, những người trong xóm Gò Deo hay bàn tán về gia đình của Đốc.
Theo chia sẻ của cô Nguyễn Minh Thúy, nhờ sự hỗ trợ của mọi người, cô đã đưa 2 anh em Đốc đến bệnh viện để xét nghiệm. Kết quả Đốc may mắn không nhiễm HIV, riêng bé em 2 tuổi được gửi vào Cô nhi viện Phú Hòa, sau đó được một trung tâm ở TP.HCM nhận chăm sóc.
“Lúc mới lên gặp Đốc, cả thằng bé và em nó không có quần áo để mặc, nó địu con bé trên tay mà người bủn rủn vì đói. Mấy người hàng xóm ở đó cũng bàn tán này nọ, bảo mẹ nó đi bậy rồi nhiễm HIV, không ai dám tiếp xúc. Thấy thương quá chị mới mua mì, gạo, sữa rồi xin quần áo, giày dép để lên cho. Chị cũng nhờ thầy giáo Sin kêu gọi giúp đỡ cho gia đình bé, chứ giờ mẹ mất rồi, ông bà thì như vậy lấy đâu người chăm sóc”, cô Nguyễn Minh Thúy chia sẻ.
“Ở đây bà con cũng lời ra tiếng vào chuyện mẹ bé nhiễm HIV, thương thằng bé mới 9 tuổi có biết cái gì đâu, cũng may là nó không bị làm sao, còn bé em thì…”.
Cô Thúy nghẹn lời rồi nói tiếp: “Con bé 2 tuổi rồi mà không ngồi hay đi đứng gì được, chân tay tong teo nhìn nhỏ xíu thôi, nó nhiễm HIV từ mẹ, bà con ở đây kể lại là mẹ nó đi uống rượu rồi về cho con bú, thế cả 2 mẹ con say rồi lăn ra ngủ, khổ lắm. Nhờ có sơ ở dưới cô nhi viện liên hệ trong TP.HCM, con bé được đưa vô trung tâm để chăm sóc rồi, chứ ở đây, bà con trong xóm không ai dám tiếp xúc với bé, họ sợ”.
“Con nhớ mẹ lắm!”
Video đang HOT
Sau khi cùng thầy giáo Nguyễn Văn Sin kêu gọi để hỗ trợ cho gia đình em Đốc, cô Thúy cũng liên hệ với Trường tiểu học Sơn Thành để cho Đốc được đi học trở lại, hiện em đang theo học lớp 2B tại trường.
Nắn nót viết từng chữ trên cuốn tập mới, Đốc cho biết em rất vui khi được đi học, 2 năm rồi em chỉ biết ở nhà trông em cho mẹ. Dù chưa đọc rành từng đoạn nhưng Đốc luôn đều đặn đến lớp, ngoan ngoãn nghe lời các thầy cô.
Em tâm sự: “Đi học con vui lắm, con thích chơi với các bạn, các bạn cũng cho con chơi cùng”.
Nhắc đến mẹ mình, Đốc rưng rưng nước mắt: “Con nhớ mẹ lắm mà mẹ chết rồi. Con không nhớ mặt bố, con buồn”.
Theo Trí Thức Trẻ
Bé gái từng gây xúc động khi "5 tuổi biết nấu ăn, làm việc nhà trước khi mẹ qua đời vì ung thư" bây giờ ra sao?
Cứ đúng 6h mỗi ngày, khi các bạn cùng lứa tuổi vẫn còn say giấc nồng hay đợi mẹ chuẩn bị bữa sáng thì cô bé 5 tuổi thức dậy, tự chuẩn bị quần áo đi học và vào bếp tự nấu đồ ăn cho mình.
Thường các bé ở lứa tuổi nhi đồng vẫn còn phụ thuộc vào mẹ từ việc ăn uống cho tới đi lại tới trường, thậm chí cả vấn đề vệ sinh cá nhân. Nhưng cô bé Yasutake Hana, 5 tuổi, sống ở Fukuoka, Nhật Bản lại là một trường hợp đặc biệt.
Hàng ngày, bé Hana, 5 tuổi, dậy từ sớm, tự nấu bữa sáng cho mình và bố, rồi chuẩn bị tới trường.
Cứ đúng 6h mỗi ngày, khi các bạn cùng lứa tuổi vẫn còn say giấc nồng hay đợi mẹ chuẩn bị bữa sáng thì cô bé 5 tuổi thức dậy, tự chuẩn bị quần áo đi học và vào bếp nấu đồ ăn cho mình. Còn nhỏ nên Hana phải bắc ghế lên mới với tới bếp nấu, nhưng cái cách cô bé làm bếp thì rất thuần thục.
Mẹ đút cho Hana ăn khi cô còn sống.
Mẹ cô bé, chị Yasutaka Chie đã mất vì ung thư và tài sản lớn nhất mà cô để lại cho con gái nhỏ là kỹ năng tự phục vụ mình trong cuộc sống. Trước khi qua đời, mẹ Hana cho biết cô không giàu có để dành tiền cho con. Day dứt về điều đó, cuối cùng cô đã nghĩ ra cách dạy cho con gái biết nấu ăn, làm việc nhà, biết tự phục vụ bản thân để không gặp khó khăn khi mẹ qua đời.
Bố mẹ Hana trong đám cưới năm 2000.
Năm 2000, chị Yasutaka Chie, mẹ Hana phát hiện mắc ung thư vú, cha của bé Hana vẫn quyết định kết hôn với cô. Năm 2001, chị Yasutaka Chie kết thúc quá trình điều trị ung thư nhưng việc dùng hóa chất chữa bệnh đã ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.
Hai vợ chồng rất buồn về việc này nhưng may mắn là hai năm sau, họ có tin vui. Tuy nhiên bác sĩ đã khuyên bỏ thai vì người mẹ có khả năng tái phát ung thư vú.
Hana chào đời năm 2003 trong niềm vui vô bờ bến của cha mẹ.
Dù bác sĩ cảnh báo nhưng Chie vẫn nhất quyết giữ lại con gái và tháng 6/2003, bé Hana chào đời. Chie coi con gái là món quà vô giá mà cuộc đời đã tặng cho cô. Nhưng niềm hạnh phúc bên con gái nhỏ chưa được bao lâu thì khi Hana được 9 tháng tuổi, vào đầu tháng 5/2004, bệnh ung thư vú của Yasutaka Chie tái phát.
Từ năm lên 3 Hana đã được mẹ huấn luyện làm những công việc nhà đơn giản.
Chie thường thủ thỉ với con gái về sự thật rằng mình không thể ở bên con lâu nữa, thường xuyên xin lỗi vì không thể ôm và chăm sóc con nhưng những người mẹ khác. Mặc dù còn rất nhỏ nhưng dường như Hana hiểu hết những điều mẹ nói nên bé không khóc quấy mà cứ thế khỏe mạnh lớn lên.
Mẹ dạy Hana làm việc nhà, nấu ăn để khi mẹ mất Hana vẫn tự chăm sóc bản thân.
Tháng 10/2006, khi ung thư vú di căn khắp cơ thể, Chie quyết định dạy con gái làm việc nhà. Lúc đó Hana mới lên 3, bé bắt đầu được mẹ dạy làm những việc đơn giản như sấy quần áo, dọn nhà, tự rửa mặt, tự chuẩn bị quần áo để tới trường.
Hana dọn nhà rất chăm chỉ.
Mặc dù lúc đầu, Hana không hào hứng gì với công việc nhà, thường xuyên làm đổ vỡ đồ đạc, vụng về làm đau mình, nhưng Chie vẫn kiên nhẫn hàng ngày dạy con. Dần dần cô bé thích nghi và tuân thủ với thời gian biểu hàng ngày mà mẹ đặt ra.
Hana thành thục cầm dao và biết nấu ăn lúc 4 tuổi.
Hè năm 2007, lúc Hana mới 4 tuổi, mẹ bé đã tặng 1 chiếc tạp dề và bố tặng 1 bộ dao nấu ăn nhân dịp sinh nhật. Chie đã viết dòng đề tặng con kèm món quà: "Biết nấu ăn là điều quan trọng trong cuộc sống. Mẹ sẽ dạy con cách dùng dao và làm việc nhà. Bởi vì chỉ có sức khỏe tốt con mới có thể tự chăm sóc bản thân và cho dù tương lai có ra sao, cho dù con có ở nơi nào, con cũng có thể sống tốt".
Bữa cơm Hana chuẩn bị cho bố.
Năm 2008, khi Hana lên 5, mẹ bé qua đời. Được mẹ huấn luyện trước đó, nên dù không còn mẹ nữa, bé Hana rất thuần thục việc nhà và làm việc chăm chỉ mỗi ngày.
Bố Hana vì quá đau buồn khi vợ qua đời đã vùi đầu vào rượu, nhưng khi nhìn con gái nhỏ 5 tuổi thoăn thoắt làm việc nhà, bắc ghế lên nấu nướng, sử dụng dao thái thức ăn thành thạo, anh đã bừng tỉnh và nghĩ rằng cô bé chính là tài sản lớn nhất mà vợ đã để lại cho anh.
Nấu ăn, dọn nhà, phơi quần áo, là công việc hàng ngày của Hana từ lúc mới 3-4 tuổi.
Kể từ khi mẹ mất, lịch sinh hoạt của Hana đều đặn: sáng dậy từ 6h, làm vệ sinh cá nhân, dắt chó đi dạo, nấu bữa sáng rồi ăn cùng bố, chơi đàn piano rồi đi học. Buổi chiều đi học về, cô bé lại lao vào dọn dẹp nhà cửa, phơi quần áo mà không cần bố giúp, sau đó phụ bố nấu bữa tối.
Hana giờ đã là một cô bé đảm đang biết nấu nhiều món ngon cho bố ăn và quán xuyến việc nhà rất tốt.
Còn bây giờ, cô bé Hana đã 16 tuổi và là một chuyên gia nấu ăn trong gia đình. Cô biết nấu rất nhiều món ngon cho bố và ra dáng là một thiếu nữ đảm đang, biết chăm lo mọi việc trong gia đình.
Câu chuyện về bé Hana là thông điệp cho các bậc cha mẹ trong cách nuôi dạy con cái. Hãy dạy con tự lập từ nhỏ, làm những việc từ đơn giản nhất. Đừng bao bọc con quá, để có những đứa trẻ tới tuổi thiếu niên, thậm chí là thanh niên vẫn không thể làm được những công việc nhà đơn giản và luôn phải phụ thuộc vào bố mẹ.
Tháng 3/2014, một cuốn sách có tựa đề "Trẻ em có thể nấu ăn để sống bất cứ nơi nào con tới" đã khiến rất nhiều phải khóc khi đọc. Tác giả của cuốn sách không ai khác chính là cha mẹ và bé Hana.
Theo Sohu/Helino
Cô gái Pháp gốc Việt gặp lại người mẹ sau 24 năm xa cách: Tôi không còn giận mẹ nữa Sau hơn 2 tháng kể từ ngày đăng thông tin tìm mẹ ruột lên các diễn đàn mạng xã hội ở Việt Nam, Marie F. (tên khai sinh tại Việt Nam là D.C.V) đã gặp lại chính người đã sinh ra mình. Cô cho biết hiện tại không còn oán giận mẹ, hai mẹ con cũng thường xuyên trao đổi, liên lạc với...