Chuyện công sở bây giờ: “Rụng” lần lượt vì F0, thấp thỏm khi luôn là F1, làm online không yên vì người sốt kẻ xông nhưng may mà…
Tình trạng F0 gia tăng chóng mặt tại công ty khiến dân công sở lắm khi “điêu đứng” nhưng bù lại cũng là lúc họ nhận về nhiều thứ khác.
Thời thế đúng là luôn thay đổi liên tục. Ở thời điểm 1-2 năm trước, nhắc đến những từ khóa như #Covid-19, #F0, # dương tính… hẳn nhiều người sẽ không tránh khỏi sự hoang mang. Nhưng đến hiện tại tất cả chúng ta đã bắt đầu sống chung với dịch bệnh, việc trở thành F0 lúc này có đôi khi còn chẳng đáng sợ bằng… FA.
Tuy nhiên, không hoang mang, không sợ hãi không có nghĩa là Covid-19 không còn ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả. Số lượng F0 gia tăng chóng mặt khiến không ít công ty/ văn phòng công sở nhìn dọc nhìn ngang F1 chỉ còn là thiểu số. Vậy giải pháp của hội làm công ăn lương là gì? Chính là thích nghi chứ sao!
Sáng mở mắt thấy group team thông báo F0 quá nửa, u là trời…
“Mình không ngờ là có ngày bản thân sẽ là F0 và cùng lúc ấy group chat của team mình mọi người cũng nhắn tin thông báo dương tính quá nửa. Nó giống như chuyện đi học nghỉ hè rồi quên chữ á, bọn mình ‘nổ ca’ đúng lúc chuẩn bị đi làm lại, dư âm Tết còn đó không biết có còn tinh thần để làm việc nữa không khi chuẩn bị phải sống với nồi xông, cặp nhiệt độ, thuốc thang…”, Lê Trung Anh, hiện đang là nhân viên content marketing của một công ty truyền thông lớn chia sẻ.
Nhưng Trung Anh không phải người duy nhất chứng kiến cảnh chỉ trong một thời gian ngắn, các đồng nghiệp ngồi xung quanh mình liên tục “2 vạch”. Đã từng có lúc, “Cô Vy” là cái gì đó có tồn tại nhưng nghe chừng cứ ở đâu đó xa xôi, còn hiện tại F0 có thể là bất kì ai, xuất hiện ở bất kì nơi nào.
Team của Trung Anh
Ngọc – Trưởng bộ phận 2D tại một công ty chuyên về làm phim hoạt hình đang quản lý một team 12 người. Vừa ra Tết, Ngọc cũng phải đón nhận thông tin 5/12 nhân sự của mình trở thành F0. Ngoài sự bất ngờ thì cô cảm thấy lo lắng nhiều hơn cho sức khỏe của các bạn: “Ban đầu, mình lo lắng cho tình hình sức khỏe của các thành viên trong team lắm, cả những bạn đã trở thành F0 và những bạn khác đang tiềm ẩn nguy cơ bị lây nhiễm. May là sau đó nhận được tin triệu chứng của các bạn không quá nghiêm trọng nên mình cũng yên tâm hơn”.
Tình trạng tương tự còn diễn ra ở công ty của Nguyễn Hà Duy – CEO một học viện chuyên về đào tạo giọng nói và kỹ năng. Trong tình huống mà team nào team nấy đều “rụng” gần hết, F0 nhiều hơn F1, F2, Hà Duy thậm chí còn từng nói đùa với nhân viên rằng thời gian sắp tới ai F0 thì lên công ty làm việc còn các F khác cách ly tại nhà cho vừa an toàn vừa đủ nhân sự.
Trong cái khó sẽ ló cái khôn
Video đang HOT
Dù hết sức lạc quan và bình tĩnh khi tỉ lệ F0 tăng cao nhưng không thể phủ nhận được rằng chuyện này đã gây ra ít nhiều rắc rối, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công việc cũng như kế hoạch chung của team/ công ty.
Đơn cử như tại học viện của Hà Duy, dù bây giờ quy trình điều trị đơn giản hơn, triệu chứng các F0 có cũng nhẹ hơn nhưng sức khỏe ảnh hưởng nên nhiều lớp học vẫn phải ngưng hoặc lùi lịch. Đặc biệt, do đặc thù công việc đào tạo phải sử dụng giọng nói nên khi đội ngũ giáo viên, trợ giảng, tư vấn viên mắc Covid-19 khiến chất lượng giọng nói không còn được bảo đảm, công ty đã buộc phải cho học viên nghỉ học hết.
“Hình thức làm việc, giảng dạy online cũng khó cứu vãn được tình hình với điều kiện này. Một số học viên bên mình đang học cũng đều báo bảo lưu do là F0. May mắn là chỉ sau thời gian ngắn cách ly và điều trị, bọn mình có thể quay lại được với công việc. Hi vọng sẽ không còn đợt dịch nào nhiều F0 như lần này”, Hà Duy tâm sự.
Tình trạng nhiều nhân sự công ty trở thành F0 khiến công việc của Hà Duy bị ảnh hưởng
Cũng là leader nhưng Ngọc thì may mắn hơn do công việc của cả team cô chủ yếu làm trên máy tính. Thành ra ngay cả khi trở thành F0, nhiều thành viên vẫn sẵn sàng và chủ động làm việc ngay tại nhà trong thời gian cách ly, điều trị. Ở cương vị người hướng dẫn, việc đầu tiên Ngọc làm là động viên các F0 yên tâm nghỉ ngơi. Sau đó cô sẽ điều phối các thành viên cùng chuyên môn hỗ trợ nhau, tất cả hướng tới mục đích tiến độ công việc chung không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Ngọc cho hay: “ Với những bạn F0 nhưng tình trạng sức khỏe vẫn ổn để duy trì công việc thì mình cho họ kết nối với nhau qua các phương tiện online hàng ngày. Ngoài hạn chế trong cách giao tiếp ra thì bọn mình không gặp cản trở khó khăn nào khác, do công việc vốn không quá phụ thuộc vào việc phải gặp nhau trực tiếp”.
Sắp xếp cho các F0 (hoặc thêm F1) từ làm việc offline sang làm việc online cũng là lựa chọn chung của nhiều công ty tại thời điểm này dẫu rằng hình thức này không phải lúc nào cũng tối ưu với tất cả mọi người. Đang làm việc tại một công ty xây dựng, sau khi trở thành F0 vì lây từ gia đình, Hoàng Trung Hiếu (SN 1995) được công ty cho phép làm việc tại nhà. Những công việc Hiếu tiếp nhận bao gồm bổ sung hoặc sửa đổi bản thiết kế theo yêu cầu của của đầu tư hoặc các đầu tư anh chàng làm dở trước lúc dương tính. Làm việc online với Hiếu là một giải pháp khá ok.
Cùng cảm giác như Hiếu là Mai Phương (SN 1995). Cô nàng thừa nhận: “Công việc của mình gần như chẳng bị ảnh hưởng gì nhiều, vì mọi người team đã rất quen rồi. Không ai sợ, không ai run, không ai luống cuống hết. Thời gian đầu mình bị bệnh, các đồng nghiệp chủ động thay mình làm và đến ngày thứ 4 thì ‘comeback’, làm các đầu việc online mà không gặp khó khăn nào”.
Dù trở thành F0 nhưng Mai Phương vẫn hết sức lạc quan
Tuy nhiên, cũng là work from home song Vũ Thị Huyền (SN 1994, nhân viên công ty truyền thông) lại gặp không ít khó khăn. “Mình cảm thấy năng suất công việc bị giảm sút nghiêm trọng. 2 ngày đầu tiên sau khi dương tính mình bị sốt, mệt, đau đầu nên không làm việc được. Những ngày sau đó thì phải vừa trông con vừa làm việc nên cũng bị ảnh hưởng. 2 vợ chồng trông 1 đứa trẻ mà vẫn bận, nhà cửa rối tung, công việc chẳng đâu vào đâu”, Huyền than thở.
Huyền gặp không ít rắc rối trong việc giải quyết công việc lúc mắc bệnh
Hay như Trung Anh kể vui có lần anh chàng vì đang xông mà miss tin nhắn quan trọng từ đồng nghiệp. Hoặc với một vài kế hoạch chung, không gặp trực tiếp, không video call được khiến vấn đề nảy sinh không biết làm sao để giải quyết. Cách giải quyết được cả team Trung Anh đặt ra là chuẩn bị các file theo dõi công việc cá nhân cũng như có những buổi họp team để report tình hình cho mọi người cùng nắm được các công việc đang xử lý để nếu có vấn đề gì mọi người có thể hỗ trợ nhau xử lý.
Đãi ngộ và những thứ nhận được
Rồi đâu sẽ có đó là lời tự động viên mà nhiều người vẫn nói với chính mình trong khoảng thời gian này. Quay trở lại với câu chuyện trở thành F0 khi đi làm, được biết các công ty đều sẽ có chế độ riêng nhằm động viên kịp thời nhân sự không may mắc bệnh.
Là lãnh đạo công ty, Hà Duy đã rất chủ động trong sắp xếp các chế độ/ đãi ngộ này. Theo đó, các nhân viên bị F0 do quá trình làm việc tiếp xúc với khách hàng, học viên sẽ được Hà Duy hỗ trợ cách ly ngay tại công ty để không ảnh hưởng gia đình, được chi trả 100% chi phí ăn ở, thuốc men, xét nghiệm PCR. Các trường hợp khác vẫn được nhận lương ngày công trong quá trình nghỉ điều trị Covid-19. Điều này cũng tương tự với công ty của Ngọc khi công ty thường xuyên thăm hỏi, động viên tinh thần nhân sự F0 và có gửi 1 khoản trợ cấp nhỏ đến các bạn.
Và hơn cả những khoản trợ cấp hay chế độ ấy, thứ mà các nhân sự đã, đang là F0 nhận về thực tế phong phú hơn nhiều. Một trong số đó chính là sự gắn kết hơn với công ty, lãnh đạo cũng như đồng nghiệp. Bởi lẽ ngay lúc này, nếu không có sự trợ giúp lẫn nhau thì công việc chắc chắn sẽ bị trì trệ nghiêm trọng.
“Chưa bao giờ mình cảm thấy tình cảm đồng nghiệp thắm thiết như lúc trở thành F0. Trong công việc thì bọn mình nhờ cậy nhau nhiều hơn. Ngoài cuộc sống thì cả đám lại chia sẻ kinh nghiệm điều trị và hẹn nhau ngày sớm trở lại văn phòng”, Nguyễn Công Lý (SN 1997, đang làm việc tại một công ty CNTT) cho biết.
Với Công Lý, mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn khi có sự hỗ trợ của đồng nghiệp và lãnh đạo công ty
Về phần mình, Trung Anh lại hài hước chia sẻ sau đợt dịch này, tình yêu của anh chàng dành cho công ty chắc phải x10000000 lần. Lý do là vì trước đó công ty Trung Anh đã phát cho toàn bộ nhân viên mỗi người một hộp thuốc với đủ các thuốc điều trị triệu chứng như ho, sốt, dị ứng,… còn có thêm cả kit test và vitamin C để giữ sức khỏe. Bên cạnh đó, mỗi nhân sự dương tính đều được công ty hỗ trợ một khoản tiền để yên tâm giữ sức và cải thiện “bữa ăn F0″.
“Dù là những hành động nhỏ nhưng nó khiến mình cảm thấy được ấm lòng và yên tâm công hiến cho công việc. Có sự trợ giúp từ lãnh đạo và sự đồng hành của các đồng nghiệp nên hành trình F0 nhẹ nhàng và dễ thở lắm”.
Ảnh: NVCC
Nam sinh nhắn tin xin cô giáo cho nghỉ học 1 buổi, đọc lý do cả lớp cười ồ: Quả này cô vừa phải cho nghỉ, vừa mất thêm tiền!
Đây đúng là lý do xin nghỉ học bá đạo nhất trên đời!
Thời đi học, bạn từng xin thầy cô cho nghỉ một buổi vì những lý do nào? Có lẽ đều là những lý do thông thường như: Bị ốm, gia đình có ma chay, hiếu hỉ,... Tuy nhiên, từng có rất nhiều học sinh, sinh viên từng xin nghỉ học vì những lý do lầy lội, bá đạo như: "Có con gián chết ở phòng em, em sợ quá nên không dám ra ngoài", "hôm nay em tự dưng cảm thấy buồn vu vơ, không thể tập trung được vào việc học", "em xin nghỉ vì muốn đi xem đá bóng",...
Tất nhiên những lý do này đều không nhận được cái gật đầu đồng ý của thầy cô. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp xin nghỉ tuy khá "khó đỡ" nhưng giáo viên vẫn phải phì cười đồng ý, không chỉ vậy còn phải... mất thêm tiền cho sinh viên. Chẳng hạn như câu chuyện dưới đây.
Theo đó, đoạn tin nhắn trong group chat của một trường đại học được chia sẻ trên mạng và lập tức gây bão, nhận được cơn mưa like, share. Cụ thể, một nam sinh tên Đ.L đã xin cô giáo nghỉ học một buổi với lý do: "Thưa cô, nay bố mẹ em tổ chức cho em lấy vợ, em xin phép cho em nghỉ buổi hôm nay ạ".
Lý do này khiến các bạn cùng lớp cũng không thể nhịn cười và đồng loạt vào "ha ha" tin nhắn của cậu bạn. Không chỉ vậy, một số bạn học còn đùa vui: "Xin vía lấy vợ bạn ơi".
Tuy lý do này có lầy lội nhưng lại chính đáng và chắc chắn cô giáo không thể nào không đồng ý được. Nhiều cư dân mạng còn hài hước bình luận: "Phen này cô vừa phải cho nghỉ, vừa phải mất tiền mừng đám cưới sinh viên".
Thời đi học, bạn đã thấy lý do xin nghỉ nào bá đạo hơn chưa?
Mẹ nhắn nhầm 1 tin trong nhóm chat với giáo viên, đọc nội dung mà ai cũng ngượng chín mặt: Phen này ăn nói sao với cô giáo Một phụ huynh đã phải nhắn tin vội để nhắc nhở bà mẹ này. Để tiện liên lạc, trao đổi các vấn đề học tập thì giữa giáo viên và phụ huynh sẽ có một nhóm chat. Nhờ nhóm chat này mà đôi bên nói chuyện tiện lợi hơn, không nhất thiết phải gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp như trước. Tuy...