Chuyến công du Hà Lan của Thủ tướng: Kết quả “ba trong một”
Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 30/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ ba tại La Haye (Hà Lan), thăm chính thức Cộng hòa Cuba và Cộng hòa Haiti.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với nhân dân thủ đô La Habana. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã trả lời báo chí về kết quả chuyến thăm Vương quốc Hà Lan và tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân cũng như chuyến thăm Cuba và Haiti.
Đề nghị Thứ trưởng đánh giá kết quả chuyến thăm Vương quốc Hà Lan và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng?
Thư trương Ha Kim Ngoc: Đây là lần thứ ba Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân (lần 1 năm 2010 tại Washington D.C, Mỹ va lần 2 năm 2012 tại Seoul, Han Quôc). Trong vòng hai ngày, Thủ tướng đã có một chương trình hoạt động dày đặc, với khoảng 40 hoạt động song phương và đa phương.
Đánh giá về kết quả đạt được, có thể nói ngắn gọn là “3 trong 1″ – ba kết quả nổi bật trong chặng dừng chân tại Hà Lan đó là Việt Nam đã tích cực và chủ động đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế duy trì hòa bình, an ninh và an toàn hạt nhân trên phạm vi toàn thế giới; thông qua việc tăng cường giải trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, ngăn ngừa nguy cơ vũ khí và nguyên liệu hạt nhân rơi vào tay lực lượng khủng bố, đồng thời góp phần thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, một vấn đề thuộc lợi ích sát sườn của ta.
Thủ tướng Nguyên Tân Dung đã tận dụng hiệu quả diễn đàn đa phương có tầm vóc toàn cầu này để thúc đẩy quan hệ song phương với hầu hết các đối tác lớn, quan trọng của ta thông qua 20 cuộc gặp tiếp xúc, có nội dung thiết thực, cụ thể với nguyên thủ và người đứng đầu Chính phủ của Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Liên minh châu Âu…
Lãnh đạo các nước va tô chưc quôc tê đều coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Nước chủ nhà Hà Lan, đối tác chiến lược của ta về ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, rất coi trọng và đã thu xếp chương trình làm việc song phương cho đoàn ta tương tự như một chuyến thăm chính thức (Nha vua va Hoàng hậu đã tiếp trong khuôn khổ hội nghị; Thủ tướng Hà Lan hội đàm với Thủ tướng nươc ta; gặp gỡ Quốc hội, các bộ, ngành của Hà Lan; tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp; Đoàn gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan) vơi những kết quả thực chất trong hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, nông nghiệp, tài chính, thông tin truyền thông, khoa học công nghệ, y tế, biến đổi khí hậu… và chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hà Lan vao thang Sáu năm nay.
Video đang HOT
Tom lại, cac hoạt động của Thủ tướng Chính phủ và Đoàn ta đã để lại trong lòng bạn bè quốc tế và nước chủ nhà Hà Lan những ấn tượng tốt đẹp về một Việt Nam có trách nhiệm, năng động, tích cực và tự tin.
Có thể thấy Thủ tướng Chính phủ và Đoàn ta đã hoạt động rất khẩn trương và rất hiệu quả tại Hà Lan. Vây còn chuyến thăm Cuba và Haiti, Thứ trưởng có thể cho biết những kết quả chính là gì?
Thư trương Ha Kim Ngoc: Đối với hai nước bạn bè truyền thống Mỹ Latinh, chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ đã tạo đột phá mới, nâng tầm quan hệ, đưa nhiều nội dung hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực.
Với Cuba, đi đôi với việc củng cố quan hệ đoàn kết thủy chung, đặc biệt tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau đầy tình nghĩa anh em, chuyến thăm đã góp phần nâng hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới. Mức độ tin cậy giữa hai nước tăng lên thông qua những nội dung trao đổi thẳng thắn và thực chất, sự gần gũi trong đánh giá các vấn đề quốc tế và khu vực, sự chân thành, cởi mở trong chia sẻ kinh nghiệm đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Việc ký kết Chương trình nghị sự kinh tế song phương trung hạn lần đầu tiên và việc khai thông những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, mở ra triển vọng về hợp tác viễn thông, công nghệ sinh học-dược phẩm, giải quyết các vấn đề tài chính tồn đọng là những bước đột phá mới.
Những bước tiến chiều sâu, hiệu quả, thiết thực của quan hệ hợp tác được thể hiện thông qua kết quả của nhiều cuộc làm việc cấp bộ, ngành và doanh nghiệp, việc ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác về y tế, công-nông nghiệp, phát triển mạnh trồng lúa nước, cây càphê, thông tin truyền thông, xây dựng, tăng cường hợp tác về an ninh-quốc phòng…
Với kết quả tích cực và thiết thực như vậy, lại vào đúng vào thời điểm mang tính bước ngoặt trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế của mỗi nước, Chủ tịch Quốc hội Cuba đã nhận xét: “chuyến thăm Cuba của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không có thời điểm nào phù hợp hơn.”
Với Haiti, một đất nước đã ủng hộ rất nhiệt tình, quý báu đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng, bảo vệ đất nước của chúng ta, nhưng là đối tác mới trên lĩnh vực kinh tế-thương mại, đầu tư…, chúng ta đã triển khai thành công hai mũi nhọn là hợp tác viễn thông và xuất khẩu gạo, đã tạo dấu ấn lòng tin và được Lãnh đạo và nhân dân Haiti đánh giá rất cao vì đã góp phần giúp bạn đảm bảo an ninh lương thực cho 10 triệu dân và phát triển nhanh, hiệu quả hạ tầng thông tin viễn thông vào loại tiên tiến nhất ở Trung Mỹ-Caribe.
Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ tới Haiti đã mở ra triển vọng hợp tác sâu rộng hơn trong nhiều lĩnh vực sản xuất điện, dầu khí, dệt may, khai khoáng, y tế, xây dựng, du lịch thủy sản… đúng vào lúc bạn có nhu cầu cấp bách tái thiết đất nước sau trận động đất khủng khiếp năm 2010.
Chuyến thăm chính thức Haiti của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa rất đặc biệt. Khu vực Trung Mỹ-Caribe gồm 20 nước, với hơn 80 triệu dân. Ở đây ta có nhiều bạn truyền thống, quan hệ chính trị tốt đẹp, song ngoài Cuba, Việt Nam hầu như chưa có quan hệ kinh tế-thương mại đáng kể với các nước còn lại.
Vì vậy, Haiti được xem là đột phá thành công bước đầu, từ đó tạo điều kiện mở rộng phạm vi hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư ra toàn khu vực Trung Mỹ-Caribe giàu tiềm năng này. Đây là hiệu ứng “vết dầu loang” sẽ lan tỏa mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ và Đoàn ta rất xúc động khi Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện và các bộ, ngành của bạn nhiều lần bày tỏ sự biết ơn Việt Nam đã đến với Haiti vào lúc bạn khó khăn và hợp tác rất hiệu quả. Tổng thống và Thủ tướng bạn đều coi đây là hình mẫu của hợp tác Nam-Nam. Tổng thống bạn mong muốn sớm thăm Việt Nam.
Tựu trung lại, chuyến đi trong vòng môt tuần lễ của Thủ tướng Chính phủ thể hiện sự đóng góp tích cực, chủ động, có trách nhiệm và hiệu quả của Việt Nam vào việc duy trì hòa bình, an ninh và an toàn hạt nhân, đồng thời tạo động lực tăng cường quan hệ hợp tác phát triển bền vững cùng có lợi với các nước bạn bè, đối tác của ta, đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Vietnamplus
Nicaragua hoãn xây kênh đào 40 tỷ USD
Công việc xây dựng một kênh đào tại Nicaragua nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương đã bị trì hoãn một năm và sẽ không bắt đầu cho tới năm 2015.
Kênh đài xuyên Nicaragua dự kiến sẽ dài gấp 3 kênh đào Panama.
Người đứng đầu ban quản lý kênh đào xuyên Nicaragua, ông Manuel Coronel Kautz, cho hay cần nhiều thời gian hơn để nghiên cứu tính khả nghi và chọn lộ trình. Ước tính chi phí của dự án lên tới 40 tỷ USD.
Các nhà môi trường cho hay việc xây dựng kênh đào của Nicaragua nhằm "cạnh tranh" với kênh đào Panama sẽ gây ra nguy cơ lâu dài đối với khu vực.
Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega ban đầu cho biết nước này dự định bắt đầu thi công kênh đào vào tháng 4/2014. Ông Ortega cho rằng dự án sẽ mang lại sự thịnh vượng cho khu vực và giúp quốc gia Trung Mỹ - một trong những nước nghèo nhất vùng - độc lập về kinh tế.
Tuy nhiên, ông Coronel Kautz giờ đây cho biết dự án "có thể" bắt đầu vào năm 2015.
Trả lời phỏng vấn báo La Prensa, ông Coronel Kautz nói chỉ khi nào các nghiên cứu khả thi được hoàn thành thì mới có thể chọn được một "lộ trình rõ ràng".
Vài lộ trình đã được đề xuất nhưng tất cả đều dài hơn 3 lần so với kênh đào Panama, vốn mất 10 năm để xây dựng và hoàn thành năm 1914.
Kênh đào nối Caribê với Thái Bình Dương qua hồ Nicaragua hoặc Cocibolca, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Mỹ. Chiều dài của kênh đào ước tính khoảng 300 km.
Hồi tháng 6/2013, quốc hội Nicaragua đã chấp thuận nhượng quyền quản lý kênh đào trong 50 năm cho Tập đoàn HKND tại Hồng Kông, Trung Quốc. Chính phủ Nicaragua sẽ chỉ hưởng một phần nhỏ lợi thuận từ kênh đào.
Nhưng các nhà chỉ trích dự án tại Nicaragua đã nghi ngờ về độ tin cậy của công ty Trung Quốc và nói rằng công ty này chưa có kinh nghiệm cần thiết để xây dựng một dự án lớn như vậy.
Trong khi đó, lãnh đạo HKND Wang Jing nói rằng ông đã thu hút các nhà đầu tư toàn cầu và sẵn sàng xây kênh đào chưa tới 6 năm.
Các nhà lãnh đạo Nicaragua đã mơ nước xây dựng kênh đào trong suốt hơn 1 thế kỷ qua.
Theo Dantri
Doanh nhân Trung Quốc đứng sau kênh đào 40 tỷ đô xuyên Nicaragua Trong nhiều năm, con người đã mơ ước xây dựng một kênh đào xuyên Nicaragua, chinh phục vùng đất nhiều núi lửa và rừng nhiệt đới và phá vỡ thế độc quyền của Panama về thương mại hàng hải toàn cầu. Doanh nhân Wang Jing tại trụ sở công ty ở Bắc Kinh. Giờ đây, giấc mơ đó đã tiến một bước gần...