Chuyện con tép, con khuyết
Hồi nhỏ tôi cứ đinh ninh rằng con tép là con tôm nhỏ. Sau này, lớn lên đôi chút, biết xuống đồng ra sông mò cua bắt ốc với chúng bạn, thì tôi mới ngộ ra con tép là con tép chứ nó không phải là con tôm còn nhỏ.
Nói như vậy bởi tôi đã quan sát được những con tôm còn nhỏ thì nó đã ra dáng tôm rồi, càng hay râu của nó dài hơn con tép.
Tép khác với tôm nên những món chế biến từ con tép nó cũng khác con tôm. Tất nhiên, con tôm thì cho nhiều món ngon hơn và giá cũng đắt hơn. Ông bà ta còn có câu: “Đắt cá hơn rẻ tôm”; có thể hiểu nôm na là con tôm mà rẻ đi nữa thì giá nó vẫn còn đắt hơn cá nhiều. Huống hồ là con tép, vốn là loài vật luôn đi sau con tôm.
Nhưng con tép cũng cho hương vị riêng, những món ngon riêng mà tôm không thể thay thế được. Món đầu tiên đó là nấu canh tép tươi với khế chua để và rau sống, đặc biệt là ăn với cây cải con. Sự kết hợp giữa cái ngọt của tép, cái chua của khế và cái đăng sơ của cây cải con trở thành một món ngon mê hoặc trong những buổi trưa Hè oi ả. Có một món tép ngon nữa đó là tép kho với riềng. Riềng xắt từng sợi nhỏ rồi trộn qua với tép tươi kho lên mùi thơm sực vào mũi, ngửi thôi đã thấy ngon rồi.
Video đang HOT
Ở xứ Huế, món tôm chua được coi là một đặc sản để chấm với thịt heo luộc. Nhưng món tép chua lại có cái đặc sắc riêng của nó. Món tép chua được chế biến cũng những gia vị giống tôm chua thôi, nhưng ít đường hơn nên vị chua hơn và thấm hơn. Thường thì tôm chua là một thức chấm với thịt heo luộc; với tép chua ngoài là một thức chấm thì có thể ăn độc lập như một vị mắm vậy, tất nhiên khi ăn phải kèm thêm rau sống, có thêm mấy lát vả hay khế chua nữa là thấm dậm…
Tôi còn nhớ, hồi nhỏ có lần mạ tôi làm bánh bột lộc trần với nhụy là tép thay cho tôm. Tất nhiên, nói bột lọc bọc tép ngon hơn tôm là không đúng, nhưng nó có một vị riêng cũng mặn mà lắm…
Mùa mưa về cũng là mùa của khuyết. Khuyết được bán nhiều ở các chợ thôn quê ven biển buổi sáng; rồi mấy o gánh khuyết chạy vào từng xóm nhỏ bán vào những buổi chiều tà. Từng chén khuyết vun đầy còn thơm mùi biển cả là món ăn quen biết của làng tôi. Nói khuyết là một món ngon thì hơi quá nhưng đó là một món quen, thấm tháp và quan trọng là giá rẻ nên nhà mô cũng mua được mà ăn. Mà con khuyết là con gì? Đó là con tép biển nổi theo mùa ở mặt biển, người ta vớt về ăn tươi hoặc làm ruốc nên còn gọi là con ruốc, có nơi gọi là con moi. Những tô canh khuyết màu hồng hơi ngả sẫm, điểm thêm màu xanh của lá ném ăn kèm với rau sống là món ăn quen biết trong mâm cơm nhà nông quê tôi một thời. Ăn canh khuyết, cái miệng phải há thật to, làm một miếng thật nhiều rau và khuyết mới đã. Khuyết tươi cũng có thể nấu cháo ăn rất ngọt…
Nhưng khuyết trở thành một món ngon, tốn cơm khi phơi khô đi, chiên lên phi tỏi với nước mắm ớt. Đó là món của mùa Đông ăn vô ấm người để chống chọi với cái lạnh ngoài trời.
Con khuyết có tên gọi khác là con ruốc. Tôi nghe kể, những làng quê làm nghề biển gần làng tôi thường bỏ con khuyết trong thau và dùng 2 chân đạp cho nó nát ra thành ruốc. Là chuyện nghe kể cũng như chuyện thằng Huy bạn học cấp 3 của tôi kể mấy bạn ở làng biển mỗi lần tập diễu hành 1-2 nói nhỏ với nhau rằng: ” Như ngoài mình đạp đuốc (ruốc) rồi!”.
Mà ruốc để lâu ngày, để cho dậy nước lên là món nước mắm ruốc đậm đà khó quên nhứt là khi ăn với bún con lá chuối hay chấm với mấy món bánh nậm, bánh lọc. Mấy bữa trước có người bạn nói ăn bún với ruốc đặc mới là ngon trứ danh. Định cãi với hắn rồi nhưng nghĩ lại thằng ni ăn uống cũng khác người nên thôi…
Phát hiện loài vật 7 năm không nhúc nhích, 10 năm ăn một lần
Các nhà nghiên cứu cho biết loài kỳ giông này có thể sống sót trong 10 năm với chỉ một bữa ăn.
Không có nhiều loài sinh vật có thể tồn tại trong điều kiện không có thức ăn và không di chuyển trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, các nhà khoa đã tìm ra loài kỳ giông olm (hay còn gọi là Proteus anguinus), có thể sống sót trong nhiều năm mà hầu như không nhúc nhích.
Các nhà khoa học từ Anh và Hungary đã phát hiện ra rằng loài con kỳ giông olm sống trong những hang đá dưới nước ở khu vực Bosnia-Herzegovina hầu như không di chuyển. Theo CNet, chúng chỉ di chuyển tổng cộng khoảng 10 m trong thời gian 10 năm. Thậm chí, có một cá thể đã không nhúc nhích trong suốt 7 năm qua.
Loài kỳ giông này có thể sống sót tới 10 năm chỉ với một bữa ăn. Ảnh: CNet.
Những sinh vật mù này có thể sống hoàn toàn trong bóng tối dưới nước tới một thế kỷ. Chúng không có kẻ thù và có thể tồn tại mà không cần thức ăn trong nhiều năm liền. Trên thực tế, những con kỳ giông này có thể làm chậm quá trình trao đổi chất tới mức chúng có thể sống sót trong 10 năm với chỉ một bữa ăn.
Chúng chỉ quyết định di chuyển khi cần đồ ăn. Thức ăn của loài vật này là những con tôm và ốc nhỏ. Ngoài ra, loài sinh vật kỳ lạ này cũng di chuyển khi chúng có ý định giao phối. Tuy nhiên, quá trình này thường diễn ra khoảng 12,5 năm một lần.
Trong hơn 8 năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu loài kỳ giông này trong môi trường sống tự nhiên của chúng ở các hang động dưới nước tại khu vực Herzegovinian. Để thu thập dữ liệu, họ bắt chúng bằng tay, đánh dấu và sau đó đặt lại ở cùng vị trí ban đầu. Quá trình nghiên cứu chỉ ra rằng trong nhiều năm liền, loài vật này không làm bất cứ điều gì, thậm chí cả việc di chuyển.
Theo news.zing.vn
Tôm om đậu phụ đậm đà đưa cơm Đến với thực đơn ngày bận rộn của góc ẩm thực nhà hàng buffet Hương Sen lần này các bạn sẽ được học cách chế biến món tôm om đậu phụ, không chỉ thực hiện đơn giản, không quá cầu kì mà còn rất ngon miệng và đảm bảo dinh dưỡng. Vì vậy, món tôm om đậu phụ là món ăn chống cháy...