Chuyện “con ông cháu cha” trong chính quyền Ukraine
Ông Oleksiy không phải là trường hợp duy nhất “ con ông cháu cha” Ukraine tham gia chạy đua vào quốc hội Ukraine.
Cha con nhà Poroshenko
Báo chí Nga hôm 5.11 cho hay Oleksiy Poroshenko con trai tổng thống Petro Poroshenko đã trúng cử vào quốc hội Ukraine khi giành được 64.04% số phiếu tại khu vực bầu cử thành phố Vinnitsa, theo báo cáo của hội đồng bầu cử Ukraine CEC.
Trong cuộc bầu cử quốc hội Ukraine năm 2012 ông Petro Poroshenko cũng giành được một ghế trong quốc hội Ukraine từ điểm bầu cử tại khu vực thành phố Vinnitsa với 71.5% số phiếu.
Tuy nhiên ông Oleksiy không phải là trường hợp duy “con ông cháu cha” Ukraine tham gia chạy đua vào quốc hội Ukraine. Theo danh sách bầu cử thì có những cái tên như Ivan Litvin (con trai cựu chủ tịch quốc hội Vladimir Litvin), con trai thống đốc vùng Kirovograd Sergei Kuzmenko, con trai đại biểu vùng Kirovograd Stanislav Bereskin… Ngoài ra, trong danh sách tranh cử còn có 4 em trai của ông Litvin, 3 em trai của cựu Bộ trưởng Các tình huống khẩn cấp Viktor Baloga.
Hồi tháng 9 Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, con trai ông là Oleksiy Poroshenko sinh năm 1985 đang phục vụ quân đội Ukraine ở Donbass và còn chỉ huy một đơn vị pháo binh của Ukraine.
Video đang HOT
“Khi công dân của một đất nước biết rằng con cái của lãnh đạo đất nước đang chiến đấu cùng với binh lính thường, điều đó sẽ xây dựng được sự tôn trọng và lòng tin vào chính phủ”, ông Poroshenko nói.
Tuy nhiên theo các chuyên gia Nga thì thông tin có vẻ chỉ là “đòn gió” của ông Poroshenko vì Tổng thống Ukraine không hề đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho thấy con ông ấy đi lính.
Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov nói: “Trước khi đưa ra phát biểu này, Tổng thống Ukraine cần cung cấp ảnh hoặc video, nếu không thì ông ta sẽ chẳng có gì để nói”.
Ông Igor Korotchenko, Tổng biên tập tạp chí quốc phòng thì nhắc lại báo chí Ukraine từng thảo luận về tin đồn sa thải một ủy viên quân sự và 2 quan chức tuyển mộ quân sự vì đã triệu tập con trai của cựu tổng thống tạm quyền Oleksandre Turchynov. “Không con cái nào của giới thượng lưu chính trị Ukraine đã tham gia các hoạt động mà chính quyền Kiev tiến hành chống lại Donbass”, ông Korotchenko nói.
Theo Thiên Hà/Itar-tass
Một Thế Giới
Nhắm mắt tin mù
Những chuyện gắn với tệ mê tín có lẽ là nhiều nhất trong đời sống của xã hội ta hiện nay.
Thầy bói xem voi. (Ảnh minh họa)
Chúng ta đã phải trả giá đắt để rút ra bài học rằng, một xã hội xua đuổi thánh thần, chỉ tin vào những gì mắt thấy, tay sờ là tự quy định tầm nhìn hạn hẹp của mình, tự thô thiển hóa đời sống tinh thần và khó lòng mà duy trì được những giá trị đạo đức mà mình muốn xây đắp. Nhưng chúng ta lại cũng đang phải trả giá đắt không kém cho một xã hội mà bất cứ sự việc, hiện tượng gì hơi khó hiểu một chút cũng có thể bị quy về là hiện tượng ma quỷ, thánh thần.
Không phải do tôi ác khẩu hoặc hồ đồ mà đặt ra cái tựa đề mang âm hưởng miệt thị cay nghiệt như vậy. Đó chính là vế sau của lời giải thích từ " mê tín" trong từ điển Đào Duy Anh mà tôi tra được và tiện thể chép ra hầu bạn đọc xa gần.
Những chuyện gắn với tệ mê tín có lẽ là nhiều nhất trong đời sống của xã hội ta hiện nay. Thậm chí có thể khẳng định, hầu hết mọi người đều chủ ý hoặc vô thức tự nguyện biến mình thành kẻ mê tín mỗi ngày. Đến mức có thể nói mê tín đã như là một phần tất yếu của đời sống và người ta không còn coi mê tín là tin mù quáng nữa, mà trở thành một lựa chọn cần thiết để đảm bảo mình là người sáng suốt! Không tin cứ thử quan sát chính bản thân mà xem. Bạn sẽ chưa yên tâm ra khỏi nhà, chưa yên tâm đưa ra quyết định, chưa yên tâm làm bất cứ công việc lớn bé nào nếu không nghe được lời phán bảo nào đó, từ một ai đó, kể cả một kẻ chả có tí khả năng bói toán nào.
Một thời mê tín được gán cho mọi hành động tin vào những gì không chứng thực được. Ngày nay, niềm tin tôn giáo, trong đó con người thành tâm hướng đến cõi bất tử tinh thần, đã được minh oan, được công nhận là thứ tình cảm chân chính, một thứ quyền thiêng liêng có luật pháp bảo vệ và không phải là chủ đề bàn luận trong bài viết này. Nói ngay như vậy để tránh mọi sự hiểu lầm đáng tiếc không cần thiết.
Nhưng tiện thể cũng phải nói đến một điều đáng tiếc khác: không phải ai cũng phân biệt được giữa tín ngưỡng tôn giáo và mê tín? Vì thế mới có chuyện nhiều người tự coi là "duy tâm" lấy làm ngạc nhiên khi nghe giảng rằng, Đức Phật kiên quyết chống lại sự mê tín. Các linh mục mà tôi quen biết đều khẳng định, Thiên chúa giáo hoàn toàn xa lạ với mê tín. Những tôn giáo lớn khác, qua cách thể hiện cũng cho thấy họ đều bài xích mê tín. Bởi vì xét cho cùng thì mê tín chính là hành vi làm sai lệch, rẻ rúng hóa tình cảm thiêng liêng hướng về Phật, Chúa trời hay Thánh Ala...nếu chúng được đánh đồng như nhau. Tin vào Chúa trời, vào Đức Phật vào Thánh Ala, tức là đi theo một giáo lý tốt đẹp mang mầu sắc thánh thần, không có điểm gì chung với tin vào một thứ vu vơ nào đó chẳng hướng tới cái gì. Thứ vu vơ ấy có thể là một vật, một lời nói hay đơn thuần chỉ là một hành động tình cờ, nhiều khi vô nghĩa và chúng được thần thánh hóa theo lối ngụy biện, tùy hứng? Vậy giữa đức tin thiêng liêng và mê tín khác nhau ở chỗ nào?
Theo hiểu biết của tôi, đức tin là một nhu cầu tâm linh chân chính, là sự toàn tâm hướng tới một cõi sống khác, vĩnh hằng mà người ta tin tuyệt đối rằng nó hiện diện đâu đó bên ngoài hoặc bên trên cái trần gian này, vượt khỏi mọi khả năng nhận biết của lý trí, không thực chứng được. Đó là niềm tin trong sáng, chính đáng và không thể tranh cãi chuyện đúng hay sai. Đã là đức tin thì mọi lí lẽ đều không đáng kể, thậm chí vô nghĩa. Chính vì thế mà niềm tin tôn giáo phải được mặc nhiên công nhận trong các nhà nước văn minh, tôn trọng con người. Trên thực tế đức tin luôn gắn với luân lý, quy định nên những lối sống cao đẹp, hướng thiện, khuyến khích làm việc phúc đức trong đời sống hàng ngày. Đức tin khiến con người có cảm hứng sáng tạo, chăm lo cho cuộc đời, cho tha nhân nhiều hơn. Vì thế, chỉ xét thuần túy dưới góc độ thế tục, thì vai trò tích cực của tôn giáo trong đời sống đã rất lớn và không thể phủ nhận.
Còn mê tín là một trạng thái tình cảm mông muội, nhất thời, rối loạn nhận thức, bị lôi kéo, chi phối, kích động bởi những yếu tố mang tính vụ lợi (cả vật chất lẫn tinh thần) và có xu hướng tùy tiện, bất nhất. Mê tín, như chính nghĩa gốc của nó, là tin một cách mù quáng, mê lầm, tin vớ tin vẩn, làm sai lệch các chuẩn mực. Vì nó không có một giáo lý nào, mê tín có thể khiến con người phạm tội ác. Điều có thể khẳng định: mê tín chỉ đẻ ra tiêu cực, mà tiêu cực đầu tiên là nó báng bổ đức tin.
Nói thế để thấy rằng, nếu người có đức tin thật sự vào cõi Phật, có chút hiểu biết về giáo lý nhà Phật, thì họ sẽ không mang thủ lợn, chân giò, gà luộc, rượu tây rượu ta, tiền bạc...chất đầy lên chiếc mâm rồi mang vào chùa coi là lễ vật dâng lên Phật, như những gì chúng ta vẫn được chứng kiến khi đến bất cứ ngôi chùa nào. Hay họ sẽ không trơ trẽn cầu xin và làm khó Đức Phật những điều không thuộc giáo lý của Ngài như phù hộ cho buôn lậu, qua mặt luật pháp, con cái hư đốn nhưng vẫn được cấp trên cất nhắc, thăng tiến... Nếu thực sự tin vào Phật, nếu tâm hồn trong sáng, thì không ai vô văn hóa đến mức nhét tiền vào tay, vào miệng Phật với niềm tin được ngài chứng cho lòng hiếu thảo. Thứ nhất làm thế là báng bổ nhà Phật vì ai cũng biết Phật kiêng sát sinh, chối bỏ cám dỗ vật chất, coi lòng tham là gốc của khổ nạn. Thứ nữa, nó giống như đang thực hiện hành vi đưa hối lộ ngoài đời, biến Đức Phật thành một ông quan lớn, khá hơn thì là một ông vua. Theo cách nghĩ của những người ấy cứ đưa nhiều lễ vật thì hy vọng nhận được nhiều ưu tiên, ưu đãi của Phật khi ra tay phù hộ, độ trì, đưa ít thì Phật không thèm để mắt đến! Những người làm như vậy không biết hay là họ quên rằng, với Phật, chỉ cần tâm trong sạch là lễ vật lớn nhất giành cho Ngài.
Nhưng tin Phật theo cái cách vụ lợi, con buôn hóa lời khấn vái, tận dụng cửa Phật để khoe của, để cầu xin vô lối, cho dù là lố bịch nhưng còn có chỗ thông cảm được. Bởi dù sao thì đối tượng hướng tới là Đức Phật. Tệ hại và buồn cười, đồng thời đáng thương hơn là việc cả đám đông, lớn bé già trẻ, gồm cả mù chữ lẫn cử nhân, tiến sỹ xì xụp quỳ lạy một ụ mối đùn, một gốc cây, một bông hoa, thậm chí một con vật nào đó...chỉ vì ai đó ngẫu hứng tưởng tượng thấy nó giống hình ông thánh nọ, ông thần kia, hoặc có những dấu hiệu lạ. Nếu phải lấy dẫn chứng về hành vi mê tín thì có lẽ ví dụ vừa dẫn xứng đáng là tiêu biểu. Còn hơn cả nhắm mắt tin mù, như giải thích của từ điển mà chúng tôi lấy làm tựa đề. Một câu hỏi được đặt ra là, sao người Việt lại dễ tin vào những thứ vớ vẩn như vậy?
Theo chúng tôi, sở dĩ có tình trạng trên và xu hướng nó ngày càng gia tăng, trở thành một tệ nạn-một thứ rác tâm linh-là bởi chúng ta vẫn quen để cho mọi việc nhảy thẳng từ cực này sang cực khác. Trong mọi lĩnh vực chứ chả riêng gì lĩnh vực tâm linh. Nó đã nhiễm độc nặng về mặt tinh thần. Trước kia chỉ biết cấm mà không phân biệt đâu là chính, đâu là tà, đâu là niềm tin chính đáng, đâu là thứ niềm tin mê muội. Còn ngày nay cứ cái gì mang mầu sắc tâm linh đều được coi là đức tin, thả nổi cho nó thoải mái sinh sôi nảy nở.
Mê tín, nếu chỉ nhắm mắt tin mù như cụ Đào Duy Anh định nghĩa, có lẽ nực cười nhưng chưa đến mức đáng sợ cho cộng đồng. Nhưng từ mê tín tất yếu sẽ dẫn đến mê lộ, nhắm mắt bước liều và cuối cùng là mê động, nhắm mắt làm bừa...Đến đó thì thảm họa là không thể lường hết.
Tất cả những thứ "mê" đó đều từ cái gốc "mê muội" mà ra và chúng nguy hiểm ở chỗ làm tiêu tan cả đức tin và lý trí. Lại thêm một cảnh báo nữa về sự thiếu trưởng thành của người Việt.
Theo Xahoi