Chuyển Cơ quan điều tra vụ bán hơn 8.000 đôi dép giả
Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vụ việc buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu có trị giá trên 900 triệu đồng.
Trước đó, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, giám sát hoạt động bán hàng trên mạng xã hội Facebook, kết hợp với nắm tình hình kinh doanh trên địa bàn. Ngày 11/7, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương chủ trì phối hợp cùng với lực lượng Công an tỉnh Hải Dương, tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Cơ sở kinh doanh dép do ông T.V.H làm chủ có địa chỉ Xóm 14, thôn Quan Lộc, xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Lực lượng chức năng lập hồ sơ tại hiện trường.
Qua kiểm tra phát hiện, cơ sở trên kinh doanh hàng hóa không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đang buôn bán 8.500 đôi dép mang nhãn hiệu CROCS bao gồm 8.100 đôi dép sục gắn quai hậu, 400 đôi dép xỏ ngón không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ hợp pháp kèm theo, có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu CROCS đang được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Toàn bộ hàng hóa có dấu hiệu giả mạo bị tạm giữ để xác minh, làm rõ.
Lực lượng chức năng xác định 8.500 đôi dép mang nhãn hiệu CROCS đang tạm giữ là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu CROCS, đang được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam theo Đăng bạ quốc gia nhãn hiệu hàng hóa số 104784. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm theo kết quả họp Hội đồng định giá là 916.500.000 đồng .
Bị điều tra từ việc công khai bán hàng giả thương hiệu trên mạng xã hội
Theo cơ quan chức năng, số dép giả mạo nhãn hiệu trên sau khi mua về được để tại cơ sở kinh doanh để bán kiếm lời. Đồng thời, ông H. có lập một tài khoản Facebook cá nhân mang tên CROCS Hiệu Trần để đăng các hình ảnh sản phẩm dép mang nhãn hiệu CROCS”lấy trên mạng internet nhằm giới thiệu, chào bán cho khách hàng.
Từ tài khoản Facebook các cơ quan chức năng đã xác định được đối tượng vi phạm.
Trên cơ sở kết quả họp liên ngành đánh giá, phân loại vụ việc giữa Công an, Viện Kiểm sát và Quản lý thị trường, xác định vụ việc có dấu hiệu tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 Bộ Luật Hình sự, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương đã bàn giao vụ việc cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh tiếp nhận, thụ lý.
Video đang HOT
Sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị phạt 15 năm tù
Trao đổi với Người Đưa Tin, Luật sư Nguyễn Hồng Tâm – Đoàn Luật sư Tp.Hà Nội cho biết, việc buôn bán hàng giả là hành vi trái pháp luật, tùy theo nội dung, tính chất và mức độ vi phạm thì hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chẳng hạn theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra còn có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 1 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 tháng đến 24 tháng; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Trong trường hợp tính chất hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được cơ quan chức năng xác định nghiêm trọng, nguy hiểm xã hội, đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể người/tổ chức kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái còn có thể bị khởi tố về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất đến 15 năm tù với cá nhân, phạt tiền đến 200 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh.
Vụ sản xuất nhớt giả: Tranh luận về hành vi của người chở thuê 2 chuyến xe
Đại diện viện kiểm sát cho rằng bị cáo Quảng biết số hàng chở là nhớt giả nhưng vẫn chở còn luật sư bào chữa cho biết bị cáo Quảng không đủ điều kiện và cũng không thể biết đó là nhớt giả.
Ngày 18-7, Toà án Quân sự Quân khu 7 mở phiên toà xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo Phan Đình Tin, Ngô Quang Động và Đoàn Văn Quảng cùng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Phiên toà được mở do có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo. Riêng bị cáo Vũ Thị Nở được xác định là chủ mưu đã rút đơn kháng cáo nhưng vẫn được triệu tập đến toà với tư cách là người làm chứng.
Sau quá trình xét hỏi, tranh tụng tại toà, HĐXX quyết định sẽ tuyên án vào sáng mai, ngày 19-7.
Tranh luận giữa Kiểm sát viên và Luật sư
Trong số các bị cáo bị đưa ra xét xử phúc thẩm có bị cáo Đoàn Văn Quảng - người chở thuê hai chuyến hàng cho bị cáo Nở bị cấp sơ thẩm tuyên phạt 5 năm tù về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Sáng mai HĐXX sẽ tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án sản xuất nhớt giả. Ảnh: HỮU ĐĂNG
Cạnh đó, bị cáo khai chỉ chở hai chuyến hàng với khoảng 180 chai nhớt giả nhưng bị truy tố và xét xử ở khoản 2 và phải chịu trách nhiệm chung với bị cáo chủ mưu (Nở) với gần 4.000 chai, VKS cho biết trong vụ án này bị cáo Nở là chủ mưu bị truy tố ở khoản 2 nên theo quy định các bị cáo khác là đồng phạm trong vụ án cũng sẽ bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử ở điều, khoản giống với bị cáo chủ mưu. Tuỳ vào tính chất giúp sức, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của các đồng phạm mà sẽ có mức án phù hợp.
Về trách nhiệm của bị cáo Quảng, đại diện VKS cũng cho biết bị cáo Quảng là đồng phạm giúp sức cho bị cáo Nở nên phải chịu trách nhiệm về hậu quả gây ra là 423 triệu đồng (tương đương 3.978 chai, can, thùng nhớt giả). Việc những chai nhớt giả này chưa được tiêu thụ ra thị trường nằm ngoài ý chí, chủ quan của các bị cáo nên không được xem là hậu quả vụ án chưa xảy ra.
Bào chữa cho bị cáo Quảng, LS cho biết trong nhận thức và ý chí của bị cáo Quảng không hề biết, không đủ điều kiện để biết được số hàng mình chở là nhớt giả mà chỉ nghi ngờ là hàng giả khi không có giấy tờ.
LS cũng tranh luận lại với đại diện VKS cho rằng, những lời khai trong quá trình điều tra mà VKS công bố bị cáo Quảng thừa nhận chở nhớt giả chỉ là những bản khai ban đầu, ngoài ra còn có các bản khai khác của chính bị cáo Quảng khai nghi ngờ nhớt giả.
Cạnh đó, không thể sử dụng duy nhất bản khai của bị cáo để buộc tội mà cần đối chiếu với lời khai của các bị cáo khác, các tài liệu chứng cứ khác và lời khai tại toà để đánh giá tổng thể hành vi. Bởi lẽ ngay cả chính các bị cáo Nở, Tin, Động đều khai nhận Quảng không tham gia quá trình sản xuất nhớt giả, chỉ là người chở hai chuyến hàng, Nở cũng không nói cho Quảng biết đó là hàng giả.
LS của bị cáo Quảng cũng cho biết hậu quả trong vụ án chưa xảy ra, số nhớt giả chưa được tiêu thụ trên thị trường nên không thể quy buộc trách nhiệm Quảng phải chịu chung hậu quả với số lượng 3.978 chai, cũng không thể quy buộc Quảng số lượng này trong quá trình sản xuất vì Quảng không biết sản xuất như thế nào. Nếu có thì chỉ chịu trách nhiệm đối với 180 chai nhớt trong hai chuyến hàng đã chở.
Về những lời khai tại cơ quan điều tra, bị cáo Quảng cho biết ban đầu khi làm việc với Cơ quan điều tra mới biết được đây là đường dây sản xuất nhớt giả, vì hàng là giả nên nghĩ mình đã chở nhớt giả, còn ngay từ đầu bản thân không biết là hàng giả.
Thời điểm Công an bắt quả tang tại kho sản xuất của Vũ Thị Nở. Ảnh: CA
Chở thuê 2 chuyến hàng lãnh 5 năm tù
Theo bản án sơ thẩm, khoảng tháng 1-2021, Nở thuê kho của Xí nghiệp sản xuất nông sản, thực phẩm thuộc Công ty TNHH MTV Đông Hải (Quân khu 7) để chứa phế liệu.
Đến tháng 1-2022, thấy việc sản xuất và bán nhớt giả mang lại lợi nhuận cao nên Nở mua nhớt kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về san chiết ra các chai, thùng nhớt dán các nhãn hiệu Castrol, Honda, Yamaha...
Nở thuê và giao cho Phan Đình Tin phụ trách việc sản xuất nhớt giả, Tin thuê thêm người cùng làm...
Đến khoảng tháng 2-2022, Nở thuê Đoàn Văn Quảng vận chuyển số nhớt thành phẩm từ kho nêu trên đến kho tại địa chỉ ở phường Dĩ An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương với giá 1 triệu đồng/chuyến. Quảng đã vận chuyển được hai chuyến.
Theo kết luận định giá, tổng giá trị nhớt giả trong 3.978 chai, can, thùng là 423 triệu đồng. Các bị hại trình bày không xác định được thiệt hại và không yêu cầu bồi thường.
Xử sơ thẩm, HĐXX tuyên phạt Nở sáu năm tù, Tin năm năm tù, Động bốn năm tù, Thắng một năm tù cho hưởng án treo, Quảng năm năm tù cùng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
VKS đề nghị bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm
Tại toà, đại diện VKS cho biết các bị cáo đã giúp sức cho bị cáo Nở sản xuất hàng ngàn chai nhớt giả. Phiên toà sơ thẩm đã xem xét, đánh giá vai trò của từng bị cáo khi quyết định hình phạt. Trong phiên toà phúc thẩm hôm nay các bị cáo không cung cấp được tình tiết giảm nhẹ mới nên không có cơ sở để chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ.
Khai tại toà bị cáo Quảng nói làm nghề tài xế chở hàng thuê, trong một lần đậu xe ở cây xăng gặp bị cáo Nở đang đi tìm thuê người chở phế liệu nên đã chở phế liệu cho Nở nhiều lần. Đến khoảng tháng 2-2022, nở mới thuê chở hai chuyến hàng là các thùng nhớt đã được đóng gói sẵn từ kho ở Đồng Nai đi Bình Dương.
"Lần thứ hai khi chở hàng cho Nở, bị cáo hỏi mấy thùng nhớt có hoá đơn chứng từ gì không để đi đường lỡ bị kiểm tra còn chứng minh thì Nở nói cứ chở đi bị kiểm tra thì sẽ gửi cho. Vì hàng hoá không có chứng từ nên lần thứ ba khi Nở thuê tiếp thì bị cáo đã từ chối"- bị cáo Quảng khai.
Các bị cáo khác là Tin, Động khai tại toà cho biết không biết Quảng là ai mà chỉ được nở thuê để làm nhớt giả. Nở thì cho biết chỉ thuê Quảng để chở hai chuyến hàng, không nói cho Quảng biết đó là nhớt giả.
Bắt giữ nhóm phụ nữ buôn bán mì chính giả Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lương Thị Bích (SN 1982) và Ngô Thị Vinh (SN 1962), cùng trú tại TP Từ Sơn, Bắc Ninh về hành vi buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm. Qua công tác nghiệp vụ, CAH Đông Anh xác định Bích đang giao...