Chuyển cơ quan điều tra hồ sơ sai phạm tại Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang
Ngày 7/1, Thanh tra tỉnh Kiên Giang công bố kết luận thanh tra về trách nhiệm của thủ trưởng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao gắn với việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng thu – chi tài chính, tài sản công và các dự án đầu tư tại Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang và các đơn vị trực thuộc.
Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý tài chính, đào tạo nghề, cũng như sử dụng tài sản công tại trường này gây thất thoát lên đến gần 19,4 tỷ đồng.
Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang.
Ngoài ra, Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang không chấp hành nghiêm giấy chứng nhận được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp phép; lập hồ sơ giả mạo để đủ điều kiện về giáo viên và xe dạy thực hành để đăng ký lưu lượng học viên với Sở Giao thông Vận tải có nguy cơ thất thoát, gây lãng phí số tiề.n hơn 3,8 tỷ đồng; lập chứng từ giả mạo để thanh toán chi phí lớp quản trị khách sạn quốc tế gần 1,6 tỷ đồng có dấu hiệu tội phạm…
Thanh tra tỉnh Kiên Giang cũng chỉ ra việc nhà trường giao khoán mặt bằng căng tin cho vợ của nguyên Hiệu trưởng nhà trường, đã vi phạm các quy định về công tác quản lý tài sản công… Với những sai phạm trên, Thanh tra tỉnh Kiên Giang kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang giao Sở Nội vụ tỉnh tham mưu tổ chức kiểm điểm và xử lý theo quy định của pháp luật đối với tập thể Hội đồng Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang, Ban Giám hiệu.
Về kinh tế, Thanh tra tỉnh Kiên Giang kiến nghị xử lý số tiề.n sai phạm gần 19,4 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, Thanh tra tỉnh Kiên Giang cũng đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra về hành vi giả mạo chứng từ thanh toán chi phí lớp quản trị khách sạn quốc tế số tiề.n gần 1,6 tỷ đồng. Chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra vụ hợp đồng thuê 32 xe không đưa vào dạy thực hành có nguy cơ gây thất thoát, lãng phí tổng số gần 3,3 tỷ đồng; hợp đồng với các cá nhân không tham gia giảng dạy có nguy cơ gây thất thoát, lãng phí số tiề.n 540 triệu đồng, có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.
Vi phạm của nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp trong vụ án ở Bộ Công Thương
Theo kết luận điều tra bổ sung, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cùng nhiều cá nhân khác đã có vi phạm nhưng là hành chính, nên không bị xử lý hình sự.
Trong quá trình điều tra bổ sung vụ án liên quan cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, với sai phạm tại dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến việc thẩm định, tham gia ý kiến đối với dự thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Bộ Tư pháp.
Theo kết luận điều tra bổ sung, các cá nhân có liên quan gồm: Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Nguyễn Thanh Tú, Phó vụ trưởng Lê Đại Hải...
Ngoài ra, có nhiều cá nhân khác tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng liên quan đến việc thẩm định, tham gia ý kiến của Bộ Tư pháp đối với dự thảo Quyết định số 13.
Khi thẩm định, Bộ Tư pháp và Hội đồng thẩm định không biết Bộ Công Thương điều chỉnh diện đối tượng mở rộng hơn so với Nghị quyết số 115/NQ-CP. Nguyên nhân được chỉ ra là theo báo cáo của Bộ Công Thương, tại thời điểm thẩm định, địa bàn tỉnh Ninh Thuận chỉ có 1.927MW điện mặt trời được phê duyệt trong quy hoạch, nằm trong phạm vi 2.000MW mà Chính phủ chấp thuận cho triển khai.
Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam (Ảnh: Trung Nam).
Tuy nhiên, Cơ quan An ninh điều tra cũng kết luận Bộ Tư pháp có vi phạm trong trình tự, thủ tục khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định khi chưa đủ số thành viên tối thiểu 2/3 như quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Theo kết luận điều tra bổ sung, hành vi của các cá nhân liên quan tại Bộ Tư pháp, Hội đồng thẩm định nêu trên là vi phạm trong thực hiện quy trình, thủ tục. Kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện các cá nhân này nhận tiề.n, lợi ích vật chất khác để tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp.
Do đó, Bộ Công an cho rằng đây là vi phạm hành chính, không xử lý hình sự.
Tại Bộ Công Thương, ông Đỗ Đức Quân, nguyên Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, và 2 cá nhân khác trực tiếp xây dựng dự thảo Quyết định số 13.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, 3 cá nhân trên đã tham mưu đề xuất xây dựng nội dung Quyết định số 13 đúng theo quy định. Khi ông Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo điều chỉnh mở rộng diện đối tượng được hưởng ưu đãi giá, ông Quân đã nhận ra nội dung này không phù hợp với Nghị quyết 115 và 2 lần báo cáo lại.
Tuy nhiên, ông Vượng vẫn giữ nguyên chỉ đạo. Do đó, 3 cá nhân này thực hiện theo mà không báo cáo lại Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Bên cạnh đó, Bộ Công an xác định do áp lực về tiến độ, nên khi tích hợp Nghị quyết số 115 và dự thảo Quyết định số 13, 3 người trên đã không thông qua tất cả các thành viên Tổ soạn thảo, chỉ lấy ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, EVN, không đề xuất lấy ý kiến lại đối với các bộ, ngành khác và cộng đồng doanh nghiệp.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an kết luận các vi phạm nêu trên của ông Quân và 2 người còn lại là vi phạm trong thực hiện quy trình, thủ tục.
Kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện các cá nhân này nhận tiề.n, lợi ích vật chất khác để tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp.
Do đó, Bộ Công an cho rằng đây là vi phạm hành chính, không xử lý hình sự.
Khởi tố nguyên Chủ tịch UBND phường liên quan xác nhận cấp sổ đỏ Sáng 31/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Phan Thiết, Bình Thuận đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Trần Ngọc Thuận (SN 1969, trú phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, nguyên Chủ tịch UBND phường Phú Thuỷ) để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Bị can Trần Ngọc Thuận là một trong...