Chuyên cơ phục vụ Thủ tướng dự khánh thành thủy điện Sơn La
Sáng 23/12, 2 chiếc chuyên cơ của Công ty Trực thăng miền Bắc (Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Bộ Quốc phòng) đã cất cánh từ sân bay Gia Lâm, đưa đoàn công tác của Chính phủ, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, lên khánh thành thủy điện Sơn La.
Cùng đi với Thủ tướng Chính phủ có Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Các phi công Đỗ Xuân Hòa, Trần Quang Tuấn hiệp đồng trước chuyến bay chuyên cơ. Ảnh: Hoàng Hà
Tham gia đoàn công tác của Chính phủ có các đồng chí: Vũ Đức Đam, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam trên chuyên cơ EC-155B1. Ảnh: Hoàng Nam
Thực hiện nhiệm vụ bay chuyên cơ trên trực thăng EC-155B1 là các phi công cấp 1: Đại tá Đỗ Xuân Hòa, Phó giám đốc, Bí thư Đảng ủy Công ty Trực thăng miền Bắc và Thượng tá Trần Quang Tuấn. Tổ bay chuyên cơ MI-171 gồm Thượng tá Nguyễn Đức Toàn, Thượng tá Phạm Văn Thường và Thượng tá Cao Tiến Nhật.
Hai chiếc chuyên cơ phục vụ đoàn công tác của Chính phủ. Ảnh: Hoàng Nam
Video đang HOT
Là doanh nghiệp quân đội thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng, trong năm 2012, Công ty Trực thăng miền Bắc đã tổ chức các chuyến bay chuyên cơ, bay phục vụ nhiệm vụ quốc phòng-an ninh, bay cứu hộ cứu nạn đạt kết quả cao. Đặc biệt, trong tháng 10 vừa qua, các tổ bay của Công ty đã bay cứu nạn thành công 35 người trên một giàn khoan bị trôi dạt giữa bão số 8; sau đó bay gần 100 giờ cấp cứu kỹ thuật cho giàn khoan và được Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tặng bằng khen.
Kết thúc năm 2012, Công ty đã bay đạt 112% kế hoạch năm, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Theo Dantri
Thủy điện Sơn La, chuyện giờ mới kể
Nhiều câu chuyện về lòng quả cảm, sự hy sinh và cả tình yêu... đã diễn ra ngay trên đại công trường thủy điện Sơn La...
LTS: Ngày mai, 23/12/2012, sau 8 năm thi công, công trình Thủy điện Sơn La sẽ chính thức được khánh thành. Ai từng gắn bó với thủy điện Sơn La đều không thể quên những dấu mốc quan trọng gắn với sự sinh tồn của công trình thế kỷ này. Kỹ sư Nghiêm Công Tấn, Phó phòng Kỹ thuật, BĐH Thủy điện Sơn La, người có mặt tại đại công trình này từ những ngày đầu tiên đã gửi tới tòa soạn 2 bài viết xúc động về những hy sinh, gian khổ của hàng vạn kỹ sư, công nhân để dòng điện tỏa sáng. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Bài 1: Sức người đọ lũ sông Đà
Bước chân khỏi cổng trường đại học theo tiếng gọi của sông Đà, tôi đến với công trường trong niềm vui hân hoan và tràn đầy nhựa sống. Ngày khởi công và ngăn sông Đà 2/12/2005 trong tâm trí tôi như vẫn còn như mới ngày hôm qua...
Đêm chống lũ lịch sử
Một trong những kỷ niệm đối với tôi không thể nào quên đó là trận quyết chiến trong đêm 30/10/2005 giữa con người và thiên nhiên trên từng tấc đất. Đêm đó, tôi cùng anh bạn đồng nghiệp tên Toàn, trực ca 3. Mưa trong đêm rả rích rơi làm cho công trường càng trở nên não nề. Trời mưa khiến việc thi công chậm lại, chỉ còn công tác bơm nước hố móng thì phải khẩn trường từng phút, từng giây.
Hai chúng tôi mặc áo mưa đi kiểm tra công trường. Trời đêm nay lạnh quá, dòng sông Đà gào thét ào ào trong đêm vọng vào vách đá nghe như muốn nuốt chửng con đê đang trong giai đoạn chống lũ. Kiểm tra mực nước thượng lưu dòng chảy trên thang đo thấy giật mình bởi những số liệu quan trắc thủy văn.
Lúc 21h00, cao độ mặt nước là 118,0m 22h00 là 118,03m, 23h00 là 118,07m, 23h30' là 119,3m. Tại sao nước lại lên nhanh đến vậy, con đê quai cũng đã hứng chịu nhiều trận lũ nhưng chưa bao giờ số liệu đo thủy văn lại tăng nhanh đột ngột như bây giờ. Thời điểm này lại đang tháo dỡ đê quai để đẩy nhanh tiến độ. Tôi trao đổi với Toàn:
- Anh xem nước sông Đà hung dữ quá, đêm nay lại tăng nhanh vùn vụt. Lũ sông Đà thất thường lắm, em cảm thấy lo. Làm thế nào anh?
- Theo anh phải gọi điện báo cáo ngay cho giám đốc. Tình hình này nguy hiểm lắm - Toàn trả lời.
Sau một hồi bàn bạc, Toàn rút máy gọi điện về cho Giám đốc Ban điều hành Nguyễn Kim Tới. Một cú điện thoại trong đêm đã làm ông giám đốc tỉnh giấc. Ông ra lệnh cứ 15 phút phải báo cáo một lần. Mực nước vẫn tiếp tục dâng cao 119,35m 119,48m... và không có dấu hiệu giảm dần.
Chưa đầy một giờ sau, Giám đốc đã có mặt tại hiện trường, đi cùng ông còn có ông Nguyễn Đức Thìn (Trưởng ban quản lý dự án), ông Nguyễn Hồng Hà (Phó Ban quản lý dự án phụ trách kỹ thuật). Ba vị "tướng" đi một vòng quanh đê quai và đưa quyết định gấp: Nước đã mấp mé đê quai. Tình hình bây giờ là ngàn cân treo sợi tóc. Phải huy động toàn bộ lực lượng ra ứng cứu công trường.
Đào hố móng kênh cống dẫn dòng của đập thủy điện Sơn La trước ngày ngăn sông Đà
Hiệu lệnh được ban bố khẩn cấp khắp các công ty, xí nghiệp đang thi công trên công trường. Bao nhiêu máy móc và nhân lực đều được đưa ra ứng cứu ngay trong đêm. Một đêm toàn công trường thức trắng, tiếng máy tiếng người vang động cả một vùng trời. Sông Đà 9 chia làm hai mũi thi công, một mũi cùng Trường Sơn, Licogi thi công cứu đê quai thượng lưu. Một mũi thi công cọc cừ và đắp đất cứu đê quai hạ lưu.
Thủy điện Sơn La được thiết kế là loại đập bê tông trọng lực, từ hơn 5 triệu m3 bê tông, cao trình đỉnh đập lên tới hơn 228 m, với 6 tổ máy hoạt động đạt công suất 2.400 MW, lớn gấp rưỡi Thủy điện Hòa Bình, và cũng là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
Ngăn lũ bằng mọi giá
Những con số báo về cho thấy cuộc chiến càng phải quyết liệt hơn. Nếu đê quai không may bị vỡ thì những máy móc dưới kênh và cống dẫn dòng trôi vèo như những chiếc lá, đó là chưa kể đến tính mạng con người, công sức bao nhiêu đổ hết xuống sông Đà. Ông Nguyễn Kim Tới ra lệnh cho các nhà thầu phải bằng mọi giá đắp bằng được con trạch biên mép ngoài, không cần rộng bằng mặt đê nhưng phải đảm bảo chống lũ.
Đất dâng lên một lớp thì nước cũng dâng lên gần đến mặt. Đê quai hạ lưu lại có hiện tượng mạch đùn, mạch sủi, đắp đất vào nước lại đẩy đất ra. Đắp lớp sân phủ phía ngoài nhưng phía trong lưu lượng thấm vẫn tăng. Bằng kinh nghiệm của mình ông Tới ra lệnh làm một hàng cọc cừ cắm vào biên bên trong bãi đất yếu, tăng cường gia cố đá bên ngoài theo nguyên lý tầng lọc ngược, Sông Đà 11 tăng cường mua thêm máy bơm 500m3/h để kịp thời ứng cứu khi lượng nước thấm quá nhiều mở một con đường nối thượng lưu và hạ lưu chạy qua đoạn kênh dẫn dòng để hai mũi thi công thượng lưu và hạ lưu có thể linh hoạt yểm trợ cho nhau.
Đắp đê quai ngăn lũ phá đập thủy điện
Trời gần về sáng, người cứ đắp, nước cứ dâng, càng lên cao con đê càng trở nên mong manh trước sự hung dữ của dòng nước lũ.
Công trường lúc này đã có mặt của ông Thái Phụng Nê (đặc phái viên của Thủ tướng chính phủ, trưởng Ban chỉ đạo nhà nước tại Sơn La). Ông Nê ra lệnh "còn nước còn tát". Sức người và sức nước giằng co nhau. Đến 11 giờ trưa, thấy tình hình quá nguy cấp, các lãnh đạo trên công trường phải đưa ra một quyết định làm cho những người tham gia chống lũ cảm thấy giật mình lo sợ: Di dời tất cả thiết bị, tài sản và con người lên khỏi hố móng kênh và cống dẫn dòng, chỉ để lại đội ngũ cảm tử chống chọi với dòng nước lũ".
Sau quyết định đó, tất cả mọi người đều ăn bánh mỳ khô thay cơm trưa, di chuyển dụng cụ thi công tới vị trí an toàn (nhiều người lo di chuyển máy móc phải nhịn cả ăn), trừ một máy khoan của Sông Đà 10 không kịp mang lên đành phải để lại, nếu sự cố xảy ra thì "biếu" thần sông làm kỷ vật.
Hố móng kênh dẫn dòng trở lại yên bình sau lũ
Cứ như vậy, đến 15 giờ chiều, dòng nước lũ có dấu hiệu rút dần, con đê quai mong manh cũng được gia cố lại. Nghe bác Thái Phụng Nê quả quyết chúng ta đã vượt qua nguy hiểm, cả công trường reo hò ăn mừng chiến thắng. Sự nỗ lực của con người đã được ghi nhận, sức người đã thắng sức thiên nhiên. Đối với tôi cái cảm giác lúc chạy lũ sắp vỡ đê đến bây giờ nghĩ lại vẫn còn rùng mình. Chính nhờ lần ngăn lũ thành công ấy, lễ khởi công và ngăn sông Đà vào tháng 2/12/2005 mới đạt đúng tiến độ.
Theo 24h
Dự phòng động đất ở Sơn La được tính đến... 10.000 năm! Theo đánh giá của chuyên gia tư vấn Nga, mức chịu động đất của thủy điện Sơn La có dự phòng nên hoàn toàn yên tâm. Ở một một số nước, tính độ dự phòng động đất là 1.000 năm nhưng ở thủy điện Sơn La tính tới... 10.000 năm. Ngày 20/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Hội đồng nghiệm thu Nhà...