Chuyên cơ chở Trump suýt va chạm máy bay không người lái
Chuyên cơ Không lực Một suýt bị vật nghi là máy bay không người lái cỡ nhỏ đâm trúng khi chuẩn bị hạ cánh gần thủ đô Washington ngày 16/8.
Thiết bị màu vàng và đen, có hình chữ thập xuất hiện ngay bên phải chuyên cơ Không lực Một ngay trước khi máy bay hạ cánh tại căn cứ không quân Andrews ở bang Maryland, gần thủ đô Washington, lúc 17h54 ngày 16/8.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ở trên máy bay khi đó. Vài người trên máy bay đã nhìn thấy vật thể. Một phóng viên đăng Twitter rằng anh phát hiện vật thể trông như máy bay không người lái, thêm rằng chuyên cơ bay “ngay trên một vật thể nhỏ ở khoảng cách rất gần”.
Cơ quan Mật vụ Mỹ không bình luận về thông tin. Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ (NORAD) đề nghị chuyển câu hỏi cho Cơ quan Mật vụ, trong khi Cục Hàng không Liên bang (FAA) chuyển câu hỏi về vấn đề này cho không quân Mỹ.
Không quân Mỹ cho biết chuyên cơ hạ cánh an toàn và họ đang xem xét báo cáo về máy bay không người lái.
Trump bước xuống từ chuyên cơ Không lực Một tại sân bay Burke Lakefront ở bang Ohio, hôm 6/8. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Các nhà điều tra an toàn hàng không thường gặp khó trong xác minh những sự kiện chớp nhoáng như vậy. Tuy nhiên, hàng nghìn sự cố an toàn liên quan đến các thiết bị bay không người lái đã được ghi nhận ở Mỹ, khiến cơ quan thực thi pháp luật và an ninh nước này kêu gọi siết chặt quản lý để hạn chế nguy hiểm.
Hầu hết máy bay không người lái dân dụng chỉ nặng vài kg và khó làm rơi phi cơ phản lực cỡ lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu của chính phủ Mỹ cho thấy chúng vẫn là hiểm họa với máy bay vì có thể làm vỡ kính buồng lái hoặc hỏng động cơ.
FAA nhận hàng nghìn báo cáo mỗi năm, chủ yếu từ phi công, về máy bay không người lái bay quá gần các phi cơ dân dụng hoặc hoạt động trong khu vực hạn chế. Theo quy định hiện hành, máy bay không người lái phải bay trong tầm nhìn của người điều khiển và không quá 120 mét so với mặt đất.
Theo dữ liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NSTB), đã có một số trường hợp máy bay không người lái va chạm máy bay, nhưng không dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Sự xuất hiện của máy bay không người lái đôi khi làm gián đoạn hoạt động tại các sân bay lớn.
FAA hy vọng sẽ ban hành quy định yêu cầu máy bay không người lái dân dụng phải truyền thông tin vị trí và nhận diện vào cuối năm nay. Yêu cầu mới nhằm giúp ngăn chặn thiết bị được khủng bố sử dụng và giảm thiểu rủi ro chúng gây ra cho máy bay truyền thống.
Trung Quốc phát triển tiêm kích tàng hình hai chỗ
Trung Quốc đang phát triển tiêm kích tàng hình chỗ ngồi hai bên dựa trên mẫu J-20, đóng vai trò máy bay cảnh báo sớm và trung tâm chỉ huy.
Viện Thiết kế máy bay Thành Đô (CADI), đơn vị chịu trách nhiệm phát triển chương trình J-20, đang nghiên cứu mẫu tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi đầu tiên trên thế giới. Mẫu tiêm kích này được cải tiến trên nền tảng tiêm kích tàng hình J-20, theo báo cáo được công ty Quantum Defence Cloud Technology có trụ sở tại Thâm Quyến công bố hồi đầu tuần trước.
Báo cáo này bao gồm bản phác thảo thiết kế của mẫu tiêm kích tàng hình có hai chỗ song song trong buồng lái, gần giống cách bố trí buồng lái tiêm kích bom Su-34 của Nga. Việc bố trí phi công ngồi cạnh nhau trong buồng lái giúp họ liên lạc và chia sẻ thông tin hiệu quả hơn so với cách sắp xếp chỗ ngồi trước sau.
"Mẫu máy bay thế hệ mới với khả năng tàng hình và bay vượt âm, có thể chỉ huy các máy bay không người lái (UAV), tiêm kích và thậm chí cả bệ phóng trên mặt đất, chiến hạm nổi lẫn tàu ngầm, biến nó thành một mẫu máy bay cảnh báo sớm cỡ nhỏ", báo cáo của CADI cho biết.
Phác thảo biến thể chỗ ngồi hai bên của tiêm kích J-20. Đồ họa: CADI.
Một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết mẫu máy bay này sẽ được trang bị vũ khí không đối không mới và không được sử dụng làm oanh tạc cơ, trái với đồn đoán trên truyền thông Trung Quốc.
"Đây không phải oanh tạc cơ thực sự. Để duy trì khả năng tàng hình và tính cơ động, toàn bộ tên lửa cần được đặt bên trong khoang vũ khí, do đó máy bay chỉ có thể mang theo vũ khí đối không hạng nhẹ", nguồn tin cho biết.
Các loại tên lửa hạng nặng có thể tấn công mục tiêu dưới đất và trên biển chỉ có thể lắp trên giá treo dưới cánh, làm giảm đáng kể khả năng tàng hình của mẫu máy bay mới.
"Tất cả oanh tạc cơ mang vũ khí hạng nặng đều dễ dàng bị lưới phòng không đối phương phát hiện", nguồn tin cho biết. "Do đó, mẫu tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi này không thể gây ra bất cứ mối đe dọa nào với căn cứ quân sự hoặc các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ", nguồn tin cho biết.
Phần lớn máy bay huấn luyện và một số oanh tạc cơ bố trí phi công chính chuyên điều khiển ngồi phía trước, phi công phụ điều khiển vũ khí ngồi phía sau. Thiết kế của mẫu tiêm kích tàng hình dựa trên J-20 với chỗ ngồi hai bên được giới chuyên gia nhận định là "đáng chú ý".
Tiêm kích J-20 của tại Triển lãm hàng không Quốc tế Trung Quốc ở thành phố Chu Hải, tháng 11/2018. Ảnh: AP.
Chuyên gia quân sự tại Hong Kong Tống Trung Bình cho rằng J-20 có thể được nâng cấp và sửa đổi thành các biến thể khác nhau do khả năng phát hiện mục tiêu mạnh mẽ, kết nối thông tin tình báo đa kênh và tác chiến điện tử.
"Tuy nhiên, có thể mất nhiều thời gian hơn để phát triển mẫu máy bay mới nếu nó có thiết kế chỗ ngồi hai bên. Hình dáng khí động học của máy bay sẽ có những thay đổi lớn", Tống Trung Bình nói. "Mẫu máy bay sau đó sẽ không còn giống J-20 mà trở thành một kiểu máy bay mới".
CADI và Viện Thiết kế máy bay Thẩm Dương (SADI), đơn vị phát triển tiêm kích hạm J-15, đang chạy đua trong chương trình chế tạo tiêm kích mới có khả năng cạnh tranh với tiêm kích hạm thuộc dòng F-35 của Mỹ.
Mexico sử dụng máy bay không người lái phòng, chống Covid-19 Chính quyền bang Morelos, Mexico đã sử dụng máy bay không người lái để vận động người dân chấp hành nghiêm túc việc phòng chống dịch Covid-19. Morelos là bang chứng kiến số lượng ca nhiễm Sar-cov2 tăng nhanh trong những ngày gần đây. Trước tình hình này, Chính quyền bang đã cho triển khai 16 máy bay không người lái được gắn...