Chuyện chưa kể về vùng đất không có bóng dáng loài chuột
Nhiều người trẻ cho biết họ chưa từng biết đến hình dáng một con chuột thực tế thế nào.
Chuột là loài động vật có vú thuộc bộ gặm nhấm. Chúng là loài chủng loại đa dạng, dễ thích nghi với mọi điều kiện nên sự phân bố “cư dân” rất rộng lớn. Mặc dù tuổi thọ ngắn nhưng chuột có mức sinh sản rất mạnh.
Chuột được coi là loài phá hoại vì chúng tàn phá mọi thứ từ trên đồng ruộng, vườn cây, nơi chăn nuôi gia súc cho đến các khu vực trong thành thị như nhà hàng, siêu thị hay các hộ gia đình. Chuột không chỉ làm hư hại mà chúng còn gây ô nhiễm khi thải phân, lông hay chất thải. Vì vậy, đối với nhiều người, chuột là loài vật đáng ghét và khó tiêu diệt.
Ngoại trừ Nam Cực vì quá lạnh thì chuột hiện diện ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho biết, trên thực tế, vẫn còn vùng đất đã đẩy lùi được loài chuột và khiến chúng chỉ còn xuất hiện trên sách vở tại khu vực của họ.
Loài chuột chỉ còn xuất hiện trong sách vở của người dân vùng đất này. (Ảnh: The Guardian)
Vùng đất này chính là Alberta. Alberta là một trong 13 tỉnh bang và vùng lãnh thổ của Canada. Alberta thuộc miền Tây Canada và là một trong ba tỉnh bang thảo nguyên. Alberta giáp với British Columbia ở phía Tây, giáp Saskatchewan ở phía Đông, giáp Northwest Territories ở phía Bắc và Mỹ ở phía Nam. Theo số liệu thống kê tới tháng 7/2022, Alberta có diện tích 661,848 km2 và dân số là 4.527.182 người.
Alberta có diện tích lớn nhưng kể từ sau những năm 1950, loài chuột biến mất hoàn toàn khỏi nơi này. Theo BBC, trước đây, loài chuột cống Na Uy từng tàn phá nghiêm trọng Alberta. Chúng là loài không chỉ sinh sôi nhiều, đáng sợ hơn chúng có thể bơi rất giỏi, ăn cả kim loại.
Chính quyền tỉnh Alberta nhanh chóng lập chiến dịch đẩy lùi loài gặm nhấm này. Những đợt truy quét chuột liên tục diễn ra. Họ chặn đường du nhập của chuột, rải thuốc chuột quanh thành phố, lập đội kiểm soát động vật gây hại, dọn dẹp sạch sẽ các bãi rác, trang trại, khu đông dân cư.
Các tấm poster tuyên truyền tiêu diệt loài chuột của Alberta. (Ảnh: The Guardian)
Video đang HOT
Thậm chí, mỗi người đều được tham dự khóa học nhằm phân biệt chuột cống và các loài gặm nhấm. Người dân đều được tuyên truyền cần phải loại bỏ loài chuột cống.
Đến năm 1970, số địa điểm chuột cống sinh sống còn lại từ 500 thành 50 nơi. Năm 1990, số địa điểm còn 20 nơi và tới năm 2003 là gần như bằng không. Chính quyền Alberta vẫn tích cực trong việc kiểm soát chuột. Đội kiểm soát động vật gây hại vẫn duy trì hoạt động. Người dân chỉ cần gọi tới đường dây nóng, đội kiểm soát sẽ tới tận nơi xử lý. Vì thế tới những năm 2015, chuột đã không còn xuất hiện tại nơi này. Nhiều người dân, đặc biệt là những người trẻ còn chưa từng nhìn thấy chuột ngoài đời thực.
Tuy nhiên, khu vực phía đông nơi có tới 3.000 trang trại dọc biên giới của Alberta mỗi năm vẫn xúat hiện 1-2 đợt chuột xâm nhập. Các nhân viên của đội kiểm soát động vật có hại luôn nhanh chóng xuất hiện và đẩy lùi chúng.
Loài chuột to nhất thế giới còn tồn tại, có thể nặng tới nửa tạ
Chuột lang nước (Hydrochoerus hydrochaeris) là loài gặm nhấm có kích thước khác thường. Trên thực tế, nó là loài gặm nhấm lớn nhất trên thế giới còn tồn lại - dù là một con chuột nhưng nó lại có kích thước của một con chó Labrador.
Chuột lang nước (Hydrochoerus hydrochaeris ) được tìm thấy ở hầu hết Nam Mỹ và sống trong các khu rừng bên cạnh mặt nước. Chúng thích ở dưới nước và dành phần lớn thời gian để bơi lội, tránh báo đốm và ăn rất nhiều cỏ.
Những con chuột lang nước có thể nặng từ 35 đến 66 kg và có thể dài tới 1,3 mét. Con cái thường lớn hơn và nặng hơn con đực. Chúng cao 60 cm. Kích thước của chúng tương đương với những con chó Labrador, mặc dù thực tế là loài chuột này mập mạp và nặng hơn.
Loài chuột này có họ hàng gần với chuột lang và chuột hang đá. Tuy nhiên, chúng không phải là loài gặm nhấm lớn nhất từng tồn tại - Josephoartigasia monesi trông tương tự như chuột lang nước nhưng sống cách đây 2 đến 4 triệu năm. Những con quái vật này nặng 1 tấn, với chiều dài cơ thể là 3 mét!
Những con Josephoartigasia monesi cổ đại có cái cổ ngắn và thân hình mập mạp, chứa rất nhiều mô mỡ. Chúng thường đi bộ và chạy trên bốn chân như những con bò rừng hiện đại. Cũng giống như những con chuột lang nước, chúng có 4 ngón ở bàn chân trước và 3 ngón ở bàn chân sau các ngón chân được liên kết bởi một lớp màng cho phép chúng có thể bơi lội. Không giống như đa phần những loài gặm nhấm hiện đại sở hữu một cái đuôi dài, chúng thường không có đuôi hoặc sở hữu cái đuôi ngắn hơn rất nhiều khi so sánh với tỷ lệ cơ thể.
Tên khoa học của chuột lang nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và tạm dịch là "lợn nước" (cả tên chi và tên loài). Mặc dù chúng không phải là lợn, nhưng loài chuột này rất thích nước.
Chúng là động vật có vú bán thủy sinh và dành nhiều thời gian ở dưới nước. Hầu hết thời gian của cuộc đời, chúng sống trong những khu rừng rậm cạnh hồ, sông hoặc đầm lầy.
Chuột lang nước có sự thích nghi đặc biệt cho cuộc sống của chúng xung quanh vùng đất ngập nước. Chúng có bàn chân hơi có màng giúp chúng bơi lội. Chúng cũng có thể áp tai vào đầu để nước không lọt vào và có thể ở dưới nước trong 5 phút. Hành vi này có thể giúp chúng trốn tránh những kẻ săn mồi.
Mắt, tai và lỗ mũi của chúng đều nằm trên đỉnh đầu nên chúng có thể ngập phần lớn đầu trong nước. Điều này cũng giúp chúng ít lộ diện hơn trước những kẻ săn mồi nhưng vẫn có thể quan sát được những gì đang diễn ra.
Loài chuột khổng lồ này thậm chí còn giao phối dưới nước.
Ngày nay, loài gặm nhấm lớn nhất thế giới là loài chuột lang nước capybara, chúng sinh sống ở Paraguay, Argentina, Brazil, Bolivia, Colombia, Venezuela và hầu hết miền Bắc của Nam Mỹ, so với các loài gặm nhấm khác, kích thước của chúng vẫn rất lớn với chiều dài cơ thể 1,3 mét, chiều cao tính tới vai là 0,5 mét và trọng lượng từ 35 đến 66 kg.
Chuột lang nước là loài kén ăn và chỉ ăn những loài thực vật rất cụ thể. Tuy nhiên chúng sẽ ăn thêm nhiều loại thực vật khác nhau hơn vào mùa khô khi không có loại yêu thích của chúng.
Loài gặm nhấm khổng lồ này chủ yếu ăn cỏ và thực vật thủy sinh. Chúng cũng ăn phân của chính mình để lấy tối đa chất dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa bằng cách tích lũy vi khuẩn có ích.
Elizabeth Congdon, giáo sư và nhà nghiên cứu capybara tại Đại học Bethune-Cookman ở Florida, nói với The Verge: "Nó được gọi là coprophagy - một cơ chế để lấy tất cả các chất dinh dưỡng".
Giống như các loài gặm nhấm khác, răng của chúng không ngừng phát triển do bị hao mòn liên tục khi ăn.
Chúng ăn 3-4 kg (trọng lượng tương đương với một con mèo trung bình) cỏ mỗi ngày. Chuột lang nước sẽ nhai từ bên này sang bên kia (giống như lạc đà), trong khi con người nhai lên xuống.
Đúng với tên gọi của nó, chuột lang nước đặc biệt thích nước. Thậm chí, chúng còn giao phối ngay khi ở dưới nước. Chuột lang nước có thể lặn và ở dưới nước tối đa 5 phút. Theo National Geographic, chúng là những "vận động viên bơi lội xuất sắc". Bàn chân có màng giúp chuột lang nước dễ dàng di chuyển trong nước. Lối sống bán thủy sinh cũng giúp chúng thoát khỏi những lần bị mèo hoang, đại bàng hay rắn anacondas truy đuổi.
Trong điều kiện lý tưởng, những con chuột lang nước có thể sống tới 10 năm, nhưng chúng thường không sống lâu hơn 4 năm trong tự nhiên vì chúng thường được coi là là bữa ăn ngon cho báo đốm, báo sư tử, đại bàng, caimans và anacondas.
Loài chuột này có tính xã hội và thường sống theo nhóm từ 10-20 con, mặc dù vào mùa khô, chúng có thể sống theo nhóm từ 40 con trở lên.
Khi ở trên cạn, loài này cũng sở hữu tốc độ đáng nể. Nó có thể tăng tốc tới 35 km/h - ngang loài ngựa.
Hành vi của loài động vật này thường được so sánh với hành vi của những con bò — chúng chỉ cần được yên tĩnh và có cỏ ăn là đủ.
Tuy nhiên, những con chuột lang nước dường như khá dễ huấn luyện: đôi khi chúng được nuôi làm thú cưng và một người mù ở Suriname đã sử dụng chúng làm động vật dẫn đường. Những người nuôi loài chuột khổng lồ này cũng nói rằng chúng học nhanh hơn chó khi thực hiện những động tác đơn giản.
Chuột lang nước cũng được nuôi làm thú cưng. Ở Nhật Bản, một vườn thú tên Izu Shaboten còn cho chúng tắm nước nóng để thu hút khách.
Liệu con người có thể diệt trừ hoàn toàn loài chuột không? Chuột là loài gặm nhấm phổ biến trong đời sống con người, tuy có kích thước nhỏ nhưng chúng có khả năng sinh tồn và khả năng thích ứng mạnh mẽ, có thể tồn tại và sinh sản trong nhiều môi trường khác nhau. Loài chuột nguy hiểm như thế nào? Chuột là vật mang mầm bệnh khác nhau và phân, nước tiểu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng

Hiện tượng lạ ở Úc: Cứ 3:02 chiều hằng ngày, người dân đổ xô ra siêu thị để làm 1 việc không phải mua hàng, săn sale

Sau hơn 100 năm, một thứ vừa lộ diện khiến cả thế giới sửng sốt

Vẻ đẹp của loài ốc xoắn vách quý hiếm ở Việt Nam

"Hóa thạch rồng" xuất hiện ở Trung Quốc

Xác suất tiểu hành tinh va chạm trái đất cao nhất lịch sử NASA

Thời điểm con người dễ gian lận nhất trong ngày

Khách 'không nói lên lời' nhìn tuyết làm từ bông gòn tại Trung Quốc

Độc đáo loài chim biết tỏa ra mùi thơm quyến rũ

Đặc điểm độc đáo về những loài cây nở hoa một lần rồi chết

Loài chim bé nhỏ nhưng chuyên lừa động vật khác để cướp thức ăn

Phát hiện điều đáng sợ khi đặt camera xuống hệ thống cống rãnh
Có thể bạn quan tâm

Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!
Góc tâm tình
17:59:33 21/02/2025
Cảnh sát Philippines bắt giữ trên 450 người liên quan một trung tâm lừa đảo
Thế giới
17:56:17 21/02/2025
Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới
Sao thể thao
17:21:20 21/02/2025
Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"
Sao việt
17:16:27 21/02/2025
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ
Sao châu á
17:13:54 21/02/2025
Có gì ở gameshow sẽ thay thế 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Chị đẹp đạp gió'?
Tv show
16:53:03 21/02/2025
Loại hoa được ví là biểu tượng tình yêu, thường được cắm trong nhà nhưng cực độc
Sáng tạo
16:46:41 21/02/2025
Kinh hoàng khoảnh khắc bóng bay phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt giữa sự kiện lớn
Netizen
16:43:25 21/02/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản
Ẩm thực
16:42:02 21/02/2025
Giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chế
Pháp luật
16:38:18 21/02/2025