Chuyện chưa kể về những chiếc thuyền đi biển, ngược đồng bằng cứu người
Trong những ngày lũ, tại Quảng Bình đã xuất hiện hình ảnh hàng trăm chiếc thuyền nan đánh cá, nối đuôi nhau tiến về vùng lũ cứu người, một hình ảnh đầy nhân văn nhưng cũng rất hiếm gặp trước đây.
Thuyền nan rời biển, đi sâu vào đất liền
Những ngày sau lũ, chúng tôi đã có dịp về với xã bãi ngang Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Khắp các làng chài của xã biển này, người dân vẫn đang bàn tán về trận lũ lịch sử, về những câu chuyện cứu người và cả những điều cấm kỵ đã bị phá bỏ trong trận lũ vừa qua.
Ngư dân Nguyễn Văn Thuy bên chiếc thuyền đánh cá của mình.
Bên bãi biển thôn Tân Thuận, xã Ngư Thủy Bắc, chúng tôi có dịp gặp gỡ và trò chuyện với ngư dân Nguyễn Văn Thuy (SN 1976). Anh là một trong hàng chục người tại xã Ngư Thủy Bắc đã dùng thuyền đánh cá, vượt lũ dữ về các vùng ngập sâu của huyện Lệ Thủy để cứu người.
Anh Thuy cho biết, vào tối 18/10, cả gia đình ngồi xem ti vi, ngóng tin mưa lũ thì thấy nhiều xã ở huyện Lệ Thủy bị ngập sâu. Đêm dần khuya, anh Thuy tiếp tục theo dõi trên mạng xã hội cũng như nghe một số người bàn về câu chuyện dân vùng lũ đang kêu cứu rất nguy cấp.
Thuyền đánh cá của anh Thuy và nhiều ngư dân khác ở xã Ngư Thủy Bắc vừa trờ về bên bãi biển, sau nhiều này cứu lũ ở đồng bằng.
Tiếng kêu cứu của những người dân vùng lũ khiến lão ngư miền biển nóng ruột, lo lắng. Anh đi tới đi lui, gọi điện hỏi thăm người quen, bạn bè vùng lũ để nắm tình hình. Một lúc sau đó, anh Thuy nảy ra ý định, đưa thuyền đánh cá đi cứu người đang gặp nguy hiểm.
Anh Thuy đã nói ý định của mình với một số ngư dân trong vùng, không ngờ họ cũng đang bàn nhau về phương án mang thuyền đánh cá đi cứu người. Sau khi bàn bạc, các ngư dân tại thôn Tân Thuận đã thuê xe cẩu, đưa thuyền nan của mình rời biển, tiến về đồng bằng.
Những chiếc thuyền đánh cá được đưa đến vùng lũ, sẵn sàng cứu người mắc kẹt.
Đây cũng là lần đầu tiên thuyền đánh cá của các ngư dân đi trên các tuyến đường ngập nước, trên ruộng để tiến vào vùng ngập sâu. Thời điểm những chiếc thuyền đánh cá của ngư dân tiến sâu vào vùng lũ, nước đã dâng ngập mái nhà, rất nhiều người dân đã phá ngói, trèo lên mái nhà kêu cứu.
Video đang HOT
“Cứ nghĩ là mỗi thôn chúng tôi dùng thuyền nan đi cứu người, không ngờ vào vùng lũ mới thấy, từng đoàn thuyền đánh cá các thôn ở xã Ngư Thủy Bắc và cả xã Ngư Thủy cũng đang nối đuôi nhau tiến về vùng lũ.
Ở đâu có người kêu cứu là chúng tôi tiếp cận, đưa họ đến nơi an toàn. Đi qua những căn nhà ngập quá nóc, chúng tôi còn cẩn thận kêu lớn để bà con biết, nếu phát hiện người mắc kẹt sẽ cứu kịp thời. Trong đợt lũ vừa qua, riêng thuyền của tôi đã cứu được hơn 50 người, từ cụ già, trẻ nhỏ, phụ nữ có bầu đều có cả”, anh Thuy nhớ lại.
Những chiếc thuyền đánh cá nối đuôi nhau trên vùng lũ huyện Lệ Thủy.
Cũng như anh Thuy, những ngày, đêm hối hả dùng thuyền đánh cá ngược lũ cứu người sẽ là một kỷ niệm khó quên đối với ngư dân Trần Văn Ngư (SN 1978), trú xã Ngư Thủy Bắc. Chiếc thuyền của anh Ngư đã giúp gần 100 người thoát khỏi lằn ranh sinh tử.
“Nghe tin có hàng ngàn người đang mắc kẹt vì nước lũ, ngư dân chúng tôi đã lên đường ngay, ai có thuyền thì cùng nhau thuê xe chở thuyền lên vùng ngập nước, nhiều người không có thuyền cũng xung phong đi theo hỗ trợ. Cứ vậy mỗi chiếc thuyền 2 đến 3 người, chúng tôi đi cứu bà con gặp nguy hiểm”, anh Ngư chia sẻ.
Phá luôn điều kiêng kỵ của vùng biển để cứu người!
Thuyền nan đánh cá của ngư dân Ngư Thủy Bắc cũng như xã Ngư Thủy của huyện Lệ Thủy là loại thuyền đi biển cỡ nhỏ, chuyên đánh cá vùng lộng. Nếu đi cứu nạn, mỗi thuyền có thể chở được từ 10 đến 15 người.
Thuyền đánh cá của ngư dân len lỏi vào các làng quê, đưa người già, trẻ nhỏ, người mắc kẹt trong lũ đến nơi an toàn.
Nhờ hàng trăm chiếc thuyền nan đánh cá và những ngư dân dũng cảm này, công tác cứu người trong lũ tại Quảng Bình đã phát huy hết sức hiệu quả. Những chiếc thuyền đánh cá cũng an toàn hơn so với những chiếc đò ngang của người dân vùng sông nước. Có thể nói, ngư dân các vùng bãi ngang chính là cứu tinh của hàng ngàn người tại huyện Lệ Thủy trong trận lũ vừa rồi.
Để cứu người, ngư dân vùng bãi ngang của xã Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc đã không màng hiểm nguy, vất vả, xuyên ngày đêm giúp dân chạy lũ. Những chiếc thuyền đánh cá này còn kịp thời đưa các đoàn cứu trợ, lương thực, nước uống về các vùng cô lập, tiếp tế cho bà con nhân dân.
Không chỉ cứu người, ngư dân còn dùng thuyền đánh cá đưa đoàn cứu trợ, lương thực, nhu yếu phẩm về cho bà con vùng bị ngập sâu.
Khi lũ rút, ngư dân lại lặng lẽ đưa thuyền về với biển. Nhiều chiếc thuyền đã hư hỏng mà ít ai biết tới, nhiều điều cấm kỵ của ngư dân đối với thuyền đánh cá đã bị phá bỏ, vì mạng sống của hàng ngàn đồng bào.
Ít ai biết rằng, ngư dân có một điều kiêng kỵ là không để phụ nữ mang bầu hoặc vừa sinh lên thuyền. Điều đó đã là tập tục bao đời nay của người dân vùng biển. Thế nhưng trong trận lũ vừa qua, cứu người là cấp thiết, nhiều ngư dân đã phá bỏ điều cấm kỵ đó.
Sau những ngày giúp dân chạy lũ, chiếc thuyền của ngư dân Trần Văn Ngư bị hư hỏng một số bộ phận. Anh đang cố gắng sửa chữa để kịp ra khơi sau bão số 8.
“Theo phong tục từ xa xưa, thuyền chúng tôi là thuyền đi biển nên có những điều cấm kỵ riêng. Như vợ tôi thậm chí chưa bao giờ lên chiếc thuyền cả. Thế nhưng trong lúc cấp bách, cứu người là quan trọng, không chỉ tôi mà nhiều chủ thuyền khác đã bỏ qua điều đó. Lúc đó tôi tâm niệm, mình cứu người là làm phúc, làm đức, rồi trời sẽ thương, che chở, ra biển thuận hơn chứ không sao cả”, ngư dân Thuy tươi cười kể.
Sau nhiều ngày xa biển, đi sâu vào đất liền để cứu giúp bà con bị mắc kẹt trong lũ, chiếc thuyền của anh Thuy, anh Ngư và nhiều ngư dân vùng bãi ngang của xã Ngư Thủy Bắc đã bị hư hỏng nhiều chỗ, chân vịt bị gãy sứt mẻ vì vướng vào đá, bụi cây.
Không ngại hiểm nguy, các ngư dân vùng bãi ngang của huyện Lệ Thủy đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi lằn ranh sinh tử.
Thế nhưng với họ, những hư hỏng đó để bù lại tính mạng, sự an toàn cho bà con vùng lũ thì dù đổi gấp trăm lần, ngàn lần cũng sẽ đổi. Bởi niềm vui lớn nhất của các ngư dân là đã cứu giúp được hàng trăm, hàng ngàn người thoát lũ giữ. Các ngư dân cho biết đang cố gắng sửa chữa thuyền, đợi khi bão số 8 tan, họ lại dong thuyền ra khơi…
Hàng ngàn người dân rốn lũ Hà Tĩnh được sửa chữa, thay dầu xe miễn phí
Hàng ngàn người dân vùng rốn lũ Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) được những người thợ sửa chữa xe máy và thay dầu miễn phí.
Cửa hàng sửa xe miễn phí ở xã Cẩm Vịnh luôn chật kín người và xe cộ
Đã hơn 2 ngày nay, cửa hàng sửa chữa xe máy phía Bắc cầu Cao đường Hà Huy Tập (QL1 cũ, thuộc địa phận xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên) luôn trong tình trạng chật kín người và xe máy.
Tất cả những xe máy được đưa đến đây đều bị chung 1 "bệnh" là không nổ được vì bị ngâm lâu ngày trong nước lũ. Đặc biệt, tất cả các xe máy đều được những người thợ ở đây sửa chữa và thay dầu miễn phí 100%.
Đang chờ đến lượt xe mình, chị Trần Thị Nghĩa (54 tuổi, trú ở xóm 7 xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên) cho biết: Nhà tôi mới xây, móng nhà được nâng lên rất cao so với mặt bằng chung nhưng nước lũ cũng vào sâu trong nhà đến khoảng hơn 1,5m. Cả 2 chiếc xe máy trong nhà chìm sâu trong nước, đến ngày 22/10 mới lấy ra được thì không nổ được nữa.
"Sau lũ bên cạnh lương thực, thực phẩm thì người dân cần nhất là phương tiện và tiền bạc để đi lại mua sắm, sửa chữa đồ đạc trong nhà bị hư hỏng. Các cửa hàng xe máy trong xã cũng có nhưng phải trả tiền, mà giờ thì không còn gì nữa. Nghe tin anh Nguyễn Văn Dũng (ở Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên) cùng bạn bè sửa xe và thay dầu miễn phí cho nên tôi đã dắt bộ hơn 1km xuống đây. Nhà tôi đã sửa một xe rồi, đi lại còn tốt hơn trước khi bị ngập nước", chị Nghĩa cho biết.
Cũng đang sửa xe ở đây, anh Nguyễn Huy Công (50 tuổi, ở thôn Bình Yên, xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) cho biết: Nhà tôi nước vào đến ngang ngực người lớn, cả 3 chiếc xe máy đã kê lên cao nhưng vẫn ngập chìm trong nước.
Để giúp bà con sớm có phương tiện đi lại sau lũ, những người thợ đã sửa cả đêm
"Hoạt động này rất ý nghĩa và thiết thực, bởi sau mưa lũ hầu hết xe cộ của người dân đều bị ngập nước, hư hỏng. Trong khi nhu cầu đi lại của người dân là rất lớn và rất cần thiết. Xin cảm ơn anh Nguyễn Văn Dũng và những người bạn, cảm ơn những nhà hảo tâm đã ủng hộ dầu nhớt, tiền bạc", anh Công xúc động.
Theo quan sát của PV, trong những người thợ sửa xe miễn phí ở cửa hàng có rất nhiều giáo viên và học sinh Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh.
Thầy Lương Văn Lợi - Giảng viên Khoa Công nghệ Ô tô, Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh cho biết: Sau khi nhận được tin anh Dũng và những người bạn đang cần thợ sửa chữa xe máy cho người dân vùng lũ, Ban Giám hiệu nhà trường đã rất ủng hộ và quyết định giao 5 thầy giáo cùng 5 sinh viên có tay nghề cao vào giúp dân.
"Những ngày qua, chứng kiến người dân chìm trong nước lũ, mọi tài sản đều trôi theo dòng nước thật xót xa. Thầy trò, và những người thợ khác động viên nhau cố gắng sửa thật nhiều, thật nhanh những chiếc xe máy để bà con sớm có phương tiện đi lại, làm ăn, ổn định cuộc sống", thầy Lợi cho biết thêm.
Là người khởi xướng phong trào sửa chữa xe máy miễn phí cho người dân, anh Nguyễn Văn Dũng khiêm tốn: Tôi không có công lao gì cả, chúng ta phải cảm ơn những người thợ, những nhà hảo tâm đã ủng hộ dầu nhớt, tiền bạc và phụ tùng để các thợ có đồ để sửa chữa.
Anh Nguyễn Văn Dũng (thứ 3 từ phải qua) và một số người thợ sửa xe miễn phí cho bà con
Là người sống tại Cẩm Vịnh và trực tiếp chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ, hơn ai hết anh Dũng thấu hiểu những hậu quả nặng nề của trận "đại hồng thủy" được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay.
"Sau lũ, ngoài lương thực thực phẩm thì phương tiện là thứ bà con cần nhất. Nên khi sau khi khởi xướng, rất nhiều anh em bạn bè nhất trí ủng hộ; nhiều thợ sửa chữa ở trong vùng, các vùng lân cận và thầy trò Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh đã xung phong đến sửa miễn phí cho bà con", anh Dũng nói.
Cũng theo anh Dũng, đến nay nhóm của anh đã lập được 3 cửa hàng sửa chữa xe máy miễn phí đóng ở 3 xã Cẩm Thành, Cẩm Mỹ và Cẩm Vinh với sự tham gia của 32 thợ lành nghề ở tại chỗ hay đến từ các huyện Đức Thọ, Vũ Quang; các thầy giáo, sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh. Tính đến sáng ngày 24/10, đã có khoảng hơn 1200 xe máy đã được sửa chữa và thay dầu miễn phí", anh Dũng phấn khởi nói.
Được biết, hiện nhu cầu sửa xe máy của bà con vùng lũ vẫn đang rất lớn nên anh Dũng đang kêu gọi các thợ từ Nghệ An và Thanh Hóa vào tăng cường.
Phạt quán bún nâng giá bán cho đoàn cứu trợ lũ lụt ở Hà Tĩnh Quán bún Thu Huế đã tự nâng giá bán bún cho đoàn cứu trợ lũ lụt ở Hà Tĩnh. Quán này vừa bị xử phạt 750.000 đồng vì không niêm yết giá bán. Sáng nay, ông Trương Quang Thắng, Đội trưởng Đội QLTT (Cục QLTT Hà Tĩnh) cho biết, nhận được thông tin phản ánh quán bún Thu Huế (số 249, đường Trần...