Chuyện chưa kể về người giữ màu xanh “18 Thôn vườn trầu” ở Hóc Môn
Khi cơn lốc đô thị hóa cuốn qua, 18 Thôn vườn trầu ở xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn, TP.HCM) giờ đây chỉ còn là những ký ức nhạt mờ nép bên đường nhựa hay ẩn mình sau những ngôi nhà tường lam ngói đỏ.
Lá trầu Bà Điểm có hương vị đặc trưng mà các vùng miền khác không có được. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trong nỗ lực của địa phương, những nông dân, nghệ nhân cuối cùng còn giữ lại vườn hay nghề trồng trầu cũng chỉ như một nét đẹp truyền thống vì năng lực thương mại không đủ khả năng cạnh tranh.
Hình ảnh 18 Thôn vườn trầu không còn nhiều ở xã Bà Điểm. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Đào Văn Cấp, ngụ xã Bà Điểm là một trong những hộ dân ít ỏi còn giữ lại được khu vườn trầu truyền thống của cha ông.
Tốc độ đô thị hóa và đầu ra bấp bênh là những nguyên nhân khiến các vườn trầu thu hẹp diện tích. Ảnh: Nguyên Vỹ
Dây trầu vốn “đỏng đảnh” với thời tiết. Việc canh tác lại cần bồi đắp thường xuyên lớp đất mới tơi xốp và để vun luống.
Hình ảnh hoa cau vườn trầu cũng chỉ còn là những ký ức nhạt mờ. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Nhưng diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp mà đầu ra của lá trầu bấp bênh, hàng loạt nhà vườn bỏ nghề; khắp xã chỉ còn vài ba hộ giữ được như tôi”, ông Cấp nói.
Video đang HOT
Ông Cấp là một trong những chủ vườn hiếm hoi còn giữ nghề truyền thống. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Cấp vì còn luyến tiếc nghề cha ông mà ráng giữ lại chút gì cho con cháu nhưng bản ông cũng không giám chắc còn giữ được đến bao lâu.
Khó nhất là phải tìm thêm đất mới để vun gốc thường xuyên thì dây trầu mới tốt. Ảnh: Nguyên Vỹ
Việc chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng khác ở Bà Điểm cũng chưa nhiều tín hiệu khả quan. Các ruộng lúa năng suất thấp trước kia được chuyển đổi sang trồng rau răm vì có thị trường tiêu thụ tốt hơn cũng đang thay thế dần hình ảnh những vườn trầu.
Thị trường đầu ra của lá trầu bấp bênh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trong nỗ lực giữ lại màu xanh 18 Thôn vườn trầu ngày xưa, từ năm 2010, Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (xã Xuân Thới thượng, Hóc Môn) được Thành ủy TP.HCM chọn làm nơi tái hiện vườn trầu từ nguồn ngân sách của huyện.
Nhiều diện tích đất nông nghiệp ở xã Bà Điểm đã chuyển sang trồng rau răm. Ảnh: Nguyên Vỹ
Các nghệ nhân trồng trầu như ông Nguyễn Văn Trảy cũng coi việc chăm sóc trầu nơi đây như niềm khây khỏa nỗi nhớ nghề.
Mô hình tái hiện 18 Thôn vườn trầu ở Khu di tích Ngả Ba Giồng. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Thu nhập từ lá trầu giảm sút, bản thân tôi cũng không giữ được vườn. Bất kể mưa nắng, ngày nào cũng phải đến thăm vườn”, ông Trảy nói.
Những nghệ nhân coi việc chăm sóc trầu để khây khỏa nỗi nhớ nghề. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo Danviet
Gặp người đàn ông làm đèn kéo quân "kỷ lục Việt Nam"
Mỗi năm khi đến tết Trung thu, ông Sinh cùng gia đình lại làm đèn kéo quân để bán đi khắp các tỉnh thành. Cách đây hơn 10 năm, ông từng làm chiếc đèn khổng lồ được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.
Theo ông Vũ Văn Sinh (thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội), ông bắt đầu làm đèn lồng từ năm 8 tuổi và duy trì nghề cho đến nay. Ở làng ông, làm lồng đèn, đèn Trung thu là nghề truyền thống.
Hàng năm, cứ mỗi dịp Trung thu, gia đình ông Sinh lại bận rộn hơn ngày thường khi các đơn hàng đặt đèn kéo quân từ Hà Nội và các tỉnh liên tục đến. Để đáp ứng lượng đặt hàng, ông Sinh làm việc cả ngày.
Đèn kéo quân gồm 3 bộ phận chính. Khung ngoài làm bằng bìa cứng, các-tông, nhựa... Lồng quay bên trong làm bằng giấy mềm và nhẹ như giấy bóng mờ, giấy can, giấy màu mỏng... (nay có thể cải tiến thành 1 lớp vải mỏng). Lồng quay trang trí hình ảnh để khi quay tạo thành hình ảnh chuyển động (kéo quân).
Sau khi làm xong khung đèn, những tấm vải mỏng sẽ được gắn lên và trang trí thêm những hoa văn họa tiết bên ngoài sao cho đẹp mắt.
Đền thường mang màu nổi như vàng, đỏ, đôi khi có màu trắng. Các chi tiết bên trong đèn được làm rất chắc chắn. Lớp vải mỏng bên ngoài phải được gắn căng mới đặt yêu cầu, để thể hiện tốt bóng in của đoàn quân khi thắp đèn.
Trong 3 bộ phận tạo thành đèn kéo quân, khó nhất là làm trục và tán quay cho đèn. Trục làm từ tre vót mảnh, vừa đủ nhẹ để quay được, vừa đủ cứng để treo hình không bị đổ. Ông Sinh dùng keo cố định giấy xung quanh khung, chỉ đề chừa ra một ô để chỗ cho nến, tản đèn. "Công đoạn này phải người khéo tay, thạo việc mới làm chuẩn được. Nếu không quên, không biết làm là lỗi ngay", ông Sinh chia sẻ.
Hình "kéo quân" thường là các tướng sĩ xung trận, ông trạng vinh quy bái tổ, tứ linh nhảy múa... Mỗi đèn có một loạt hình "kéo quân" theo câu chuyện khác nhau.
Ông Sinh chia sẻ: "Bây giờ đồ chơi bằng nhựa, đồ chơi điện tử nhiều, trẻ em cũng không mặn mà với đồ chơi dân gian. Nhưng tôi năm nào cũng duy trì làm đèn, dù ít hay nhiều, vì đây cũng là niềm vui giữ nghề truyền thống".
Sau khi lắp ráp đầy đủ các bộ phận hoàn chỉnh, chiếc đèn được trang trí thêm một số điểm nhấn cho sắc sỡ. Khi hoàn thiện, bên trong gồm những hình thể hiện được câu chuyện của người nghệ nhân.
Mỗi đèn một giá, tuỳ theo kích cỡ. Những chiếc nhỏ giá khoảng 150.000 đồng. Năm nay, tuy còn nửa tháng nữa mới tới Trung thu nhưng ông Sinh đã bán hơn 1.000 chiếc đèn kéo quân.
Ông Sinh dự đoán, năm nay nhu cầu đèn kéo quân có thể tăng vì ngày càng có nhiều gia đình muốn tìm đồ chơi dân gian để gợi lại không khí Trung thu xưa.
Theo Dân Trí
Người Raglai giữ "hồn" mã la Cũng giống như hầu hết các dân tộc khác ở Tây Nguyên, đời sống văn hoá và tín ngưỡng của người Raglai tại 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh (Khánh Hoà) luôn có sự gắn bó máu thịt với âm nhạc, trong đó âm nhạc cồng chiêng luôn giữ vị trí chủ đạo. Người Raglai không dùng cồng mà chỉ dùng chiêng và...