Chuyện chưa kể về “ngân hàng” xương người đầu tiên ở Việt Nam
Các bác sĩ ở Khoa Chấn thương – Viện Quân y 108 đã mở một “ngân hàng xương” để có nguồn thay thế.
GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân, nguyên là Trưởng khoa Chấn thương, Bệnh viện Quân y 108
Điều đặc biệt, ngân hàng này được thành lập và đi vào hoạt động trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước. Dù còn rất thô sơ và chỉ hoạt động trong vòng 6 năm song nó đã góp phần rất lớn vào việc chữa trị cho hàng chục bệnh nhân.
Xin tủ lạnh đựng thực phẩm làm “ngân hàng xương”
“Thời điểm những năm 50 – 60 của thế kỷ trước, trên thế giới đã xuất hiện nhiều “ngân hàng xương”. Trong thời gian học tập ở Liên Xô cũ, tôi đã đến tham quan các ngân hàng này ở Lêningrat, Mát-xcơ-va và tìm hiểu về nó. Tuy nhiên, tình hình nước ta khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn nên chưa thể thành lập ngân hàng này ngay được”, ông kể.
Về nước, ông Nhân công tác tại Khoa Chấn thương, Viện Quân y 108. Ý tưởng về một “ngân hàng xương” vẫn luôn thôi thúc ông, bởi “chứng kiến những ca bệnh phải cắt bỏ một mảnh xương nào đó mà không có xương thay thế khiến họ bị tật vĩnh viễn, làm bác sĩ sao mình không buồn, không thương cảm được”, ông chia sẻ.
Một lần tình cờ, ấy là vào khoảng tháng 2/1962, ông Nhân biết bệnh viện được cấp một chiếc tủ lạnh dùng để lưu trữ thực phẩm chế biến thức ăn cho bệnh nhân. Ông đã đề xuất được sử dụng chiếc tủ lạnh đó vào việc bảo quản, duy trì hoạt động của “ngân hàng xương” đầu tiên ở Việt Nam. Đề xuất của ông nhanh chóng được chấp thuận.
GS Nguyễn Văn Nhân trong chuyến thăm hai bệnh nhân Lê Hoành Tân và Nguyễn Công Lâm tại Thanh Hóa năm 1992 (Anh Lê Hoành Tân (bên trái), GS Nhân, thứ hai từ phải sang và anh Nguyễn Công Lâm, ngoài cùng bên phải).
Lấy xương từ những tử thi không người nhận
Có được chiếc tủ lạnh là nhân tố đầu tiên đảm bảo cho sự hoạt động của “ngân hàng xương”, song lấy xương từ nguồn nào cũng phải được tính toán cho thấu đáo.
Ông Nhân cho biết, yêu cầu của xương dự trữ phải của người khoẻ mạnh, không bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Sau khi bàn bạc, xin ý kiến lãnh đạo, ông Nhân cùng các đồng nghiệp quyết định sẽ lấy xương từ những tử thi là bộ đội mà không có người thân đến nhận. “Ngày ấy, bộ đội ta làm rất tốt công tác kiểm tra sức khoẻ. Do đó, khi có trường hợp hy sinh mà không có người nhà đến nhận, chỉ cần dựa vào cuốn sổ theo dõi sức khoẻ, các bác sĩ có thể tin tưởng vào nguồn xương ở tử thi định lấy”, ông kể.
Video đang HOT
Thông thường, xương được chọn là xươ ng tay, xương chân và xương chậu vì dễ thao tác hơn trong điều kiện dụng cụ còn thô sơ. Việc mổ lấy xương của tử thi cũng lắm công phu. “Tử thi khi mang về bệnh viện phải đảm bảo mất chưa đầy 6 tiếng. Chúng tôi sẽ phải tắm cho tử thi bằng xà phòng để sát trùng sơ bộ. Khi xác định được chỗ nào cần lấy xương sẽ tiến hành khử trùng. Nói chung, mổ lấy xương tử thi vẫn phải tiến hành trong điều kiện vô trùng như khi mổ cho người sống. Chúng tôi cũng phải ghi lại chi tiết các ca mổ lấy xương, các ca ghép xương để tiện theo dõi. Sau khi mổ xong, xương sẽ được cho vào các chai, lọ vô trùng và bảo quản trong tủ lạnh ở mức -25 độ C. Vì thế còn gọi nguồn xương này là xương vô trùng“, GS Nhân cho hay.
Với điều kiện bảo quản như thế, ông Nhân tin tưởng xương sẽ được dự trữ tối đa khoảng 2 năm. Cơ hội điều trị cho hàng chục bệnh nhân mắc bệnh về xương cần phải thay thế đang rộng mở.
Từng đổ xương vì mất điện
Tuy nhiên, tình hình miền Bắc trong giai đoạn này rất khó khăn, nguồn điện không ổn định. “Không dưới ba lần, chúng tôi phải đổ xương đi vì mất điện”, GS Nhân nhẩm tính. Rồi ông tiếp lời: “Mỗi lần như thế, tôi tiếc lắm. Bao nhiêu công sức của mình và đồng nghiệp chôn cùng những mảnh xương. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều bệnh nhân không có cơ hội ghép xương nếu cần ngay. Vì tìm được tử thi để lấy xương đâu có dễ, thi thoảng mới có một trường hợp thôi”.
Việc ghép xương tử thi cho bệnh nhân cũng được “giữ bí mật” bằng một tên gọi khác là “ghép xương đồng loại”, vì “với văn hóa Á Đông thì việc này khá nhạy cảm. Có thể nhiều người sẽ sợ, trong khi đó với khoa học thì điều đó hoàn toàn bình thường”, ông Nhân cho biết thêm.
Mặc dù xương được bảo quản trong điều kiện vô trùng và đủ lạnh song cũng có trường hợp ghép xương không thành công, bị mưng mủ. “Những trường hợp ấy phải phẫu thuật ghép lại. Tuy nhiên, số đó không nhiều”, ông khẳng định.
Đến bây giờ, ông Nhân không thể nhớ mình cùng đồng nghiệp đã mổ bao nhiêu tử thi để lấy xương cũng như không thể nhớ đã cấy ghép cho bao nhiêu người vì “lâu quá rồi, cũng nhiều quá mà không thể nhớ nổi”. Duy chỉ có hai ca mà ông vẫn nhớ cả họ tên bệnh nhân cũng như tình trạng sức khoẻ của họ. “Đó là trường hợp của anh Lê Hoành Tân ở thôn Đồng Bào, xã Thiệu Minh, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, được ghép xương đùi, thay khớp háng năm 1964. Sau đó, đến năm 1968, chúng tôi lại tiếp tục ghép xương cho bệnh nhân Nguyễn Công Lâm, họ hàng với bệnh nhân Tân. Bây giờ, thi thoảng người nhà của cậu Tân vẫn gọi điện ra hỏi thăm sức khoẻ của tôi”, ông cười bảo.
Tháng 8/1968, do điều kiện chiến tranh ngày càng ác liệt, nguồn điện bị cắt thường xuyên nên “ngân hàng xương” phải ngừng hoạt động. Trong vòng 6 năm, Khoa Chấn thương, Viện Quân y 108 đã sử dụng 264 miếng ghép từ ngân hàng này để thực hiện 167 ổ ghép trên 148 trường hợp bệnh nhân. Trong đó có 146/167 ổ ghép diễn biến bình thường. Bên cạnh đó, ngân hàng còn cung cấp xương cho Bệnh viện Việt Đức khi cần.
Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn song theo GS Nguyễn Văn Nhân, việc duy trì một “ngân hàng xương” này thực sự có ý nghĩa trong điều kiện đất nước có chiến tranh, trang thiết bị thô sơ. Tôi tin, đó còn là một kỳ tích được viết lên từ tinh thần lao động nghiêm túc, hăng say, hết lòng vì bệnh nhân của GS Nhân cùng các đồng nghiệp trong Khoa Chấn thương, Viện Quân y 108.
Theo xahoi
Em là cave sinh viên kỳ 1
Cave sinh viên, chuyện không còn là một chuyện gì đó quá là đặc biệt trong cuộc sống thời nay.
Em là cave sinh viên (Ảnh minh họa)
Có cung ắt hẳn có cầu, anh có tiền tôi không có tiền thế nên các anh cứ như một cái cây cao bóng cả còn chúng tôi như các nhánh tầm gửi bám rễ vào hút đi từng chút, từng chút chất dinh dưỡng mà nói huỵch toẹt ra là moi tiền các anh thôi.
Cuộc sống thành phố là thế quá nhiều cạm bẫy, quá nhiều nhu cầu, quá nhiều thứ đắt đỏ, quá nhiều khát vọng và quá nhiều, quá nhiều... cave.
Tít, tít, tin nhắn từ một số lạ đến số máy của Kiều, cô cũng không lạ lẫm gì với việc này cả vẫn đơn giản vài dòng đại loại như " anh được anh A, B, C giới thiệu" , " Đi không em", "Tàu nhanh bao nhiêu thế em"......
Vừa cày đầu với đống sách vở chợp mắt được một chút thì lại bị đánh thức bởi cái tiếng quen thuộc đáng ghét, cô bực mình ném chiếc điện thoại Nokia 1200 của mình vào tường rồi lăn ra ngủ tiếp.
Thói quen vẫn là thói quen, Kiều nằm xuống nhưng không thể nào ngủ được đành đi lại cái điện thoại lắp pin vào vì cô biết rằng tiền học phí, tiền trọ, tiền, tiền... cô chưa thanh toán được.
Kiều nhanh tay vào hộp thư thoại "anh muốn gặp em", "lạ" lời nói thốt ra từ miệng của Kiều, đơn giản vì số máy này cô chỉ dùng vào việc giao dịch làm... cave.
Chưa bao giờ nhận được một tin nhắn như kiểu như thế này cả, cô tự nhủ " chắc là nhắn nhầm" nhưng tin nhắn lại một lần nữa gửi đến số máy của cô và cô càng ngạc nhiên hơn " Kiều à, anh muốn gặp em".
Chiếc điện thoại tuột khỏi tay của Kiều rơi xuống đất, Kiều bắt đầu lo sợ đây là người quen của mình, hay thậm chí là người nhà của mình. Định thần lại một chút cô nhắn tin lại " anh là ai, tại sao lại muốn gặp tôi".
Vẫn cầm chiếc điện thoại trên tay chờ tin nhắn hồi âm, chốc chốc cô lại nhìn màn hình điện thoại. Tít tít tin nhắn trả lời đến " an h nói lại một lần nữa, anh muốn gặp em".
Từng sợi dây noron thần kinh trên đầu cảu Kiều như đóng băng tất cả, không ghi ngờ gì nữa chắc chắn đây là người quen rồi " anh cho em thời gian và địa điểm". Không suy nghỉ gì nhiều nữa Kiều nhắn lại cho người này ngay.
Tít tít " 8h tối tại quán cà phê Lạ rồi quen, bàn số 2". Vừa đọc tin nhắn xong Kiều ngạc nhiên lần 2, tại sao người này lại biết được địa điểm cô thường giao dịch tại đó và ngay tại cái bàn số 2 đó.
Vô số các câu hỏi cứ hiện hữu trong đầu của Kiều chưa có lời giải đáp. Tự đập vào đầu mình để cố quên mấy cái câu hỏi đó vì hôm nay cô một cuộc thi hết môn rất quan trọng.
Ngước nhìn đồng hồ đã chỉ 6h sáng, Kiều nhấc mình vào phòng vệ sinh nhìn vào tấm gương phản chiếu tấm thân tàn tạ của mình, hai mắt cô thâm quần vì làm cú đêm.
Hôm qua "tiếp khách" đến 2h sáng mới được về, khi về lại phải cày một đống kiến thức vào đầu đến 5h sáng, vừa chợp mắt thì nhận được tin nhắn quả thật cô thấy mình đúng là "trâu bò" mà.
Bước ra khỏi nhà vệ sinh Kiều chuẩn bị tài liệu cho vào túi sách rồi nhanh chóng lấy chiếc xe đạp mini của mình ra khỏi phóng hướng tới trường Đại học X. Trời bắt đầu chuyển sang đông, gió lạnh khẽ thôi xuyên qua nàn áo vốn mỏng manh của Kiều, cô khẽ rùng mình rồi tiếp tục đạp xe.
Cái thành phố này lấy đi của cô quá nhiều thứ, gia đình, bạn bè và cái quý giá nhất của một người con gái nhưng với cô bây giờ nó không còn quan trọng nữa. Sống cho mình bất cần với đời chỉ hi vọng rằng sau khi học xong cô sẽ trốn chạy thật xa cái thành phố này để tìm cho mình cuộc đời hoàn toàn mới.
Công việc Kiều đang làm không phải cô không biết, cô từng đọc qua sách báo về công việc của mình và cô từng đọc "Một con đĩ yêu nghể", cô rất muốn mình gặp được một người đán ông như thế nhưng cô sẽ không bao giờ làm như cô gái ấy, cô sẽ nắm bắt cơ hội đó không buông tha. Tiếc rằng, tiếc rằng điều ấy chỉ xảy ra trong một câu chuyện hư cấu của một tác giả đầy cảm xúc nào đó.
Cuộc sống giả tạo với cô lại bắt đầu, vào lớp cười nói, chào hỏi như chưa bao giờ có chuyện gì xảy ra với mình, vất hết, bỏ hết cứ thế mà giả tạo, cứ thế mà lừa dối bản thân mà sống.
Thời gian thi trôi qua nhanh chóng và lặng lẽ, Kiều vẫn hoàn thành rất tốt bài thi của mình như các lần khác vì cô là một con cave sinh viên rất giỏi.
Không bao giờ nán lại trường quá lâu Kiều sải chân đạp xe quay về phòng, vẫn những tin nhắn mời gọi nhưng lần này cô đều bỏ ngoài tai. Cô đang chờ, chờ cuộc hẹn với một người thanh niên xa lạ mà như quen thuộc từ lâu lắm rồi.
Ngồi trong phòng chờ từng phút giấy trôi qua quả là một cực hình, kim đồng hồ cứ chạy tim cô cứ như thế mà đập theo.
7h tối, còn cách cuộc hẹn đến 1 tiếng nhưng Kiều đã chuẩn bị thật kĩ để đến gặp người ấy, trang điểm nhẹ nhàng không làm che đi nét đẹp của Kiều một cô gái luôn mạnh mẽ vượt qua tất cả những cạm bẫy nhưng tiếc rằng cuộc đời xô đẩy làm cho cô gái mạnh mẽ này trượt dài trên vết nhơ không thể xóa nhòa.
Cave sinh viên - món mồi ngon và sạch của các đại gia lắm tiền, không sợ bị phiền hà và quan trọng nhất không phải dính phải căn bệnh thế kỉ AIDS.
Theo xahoi
Những hủ tục ma chay "rùng rợn" chỉ có ở Việt Nam Đó là những hủ tục lạ lùng của người Việt trong chuyện ma chay, ví như tục đút cơm cho xác chết và đem tử thi ra "ngắm" mặt trời... Hủ tục rùng rợn của người Mông đã tồn tại hàng thế kỷ Hủ tục mẹ chết, con bị chôn sống "Dọ-tơm-amí" là hủ tục của tộc người Bana và Jrai ở Tây...