Chuyện chưa kể về một thế hệ thành công của ngôi trường bị coi vô danh ở Hà Nội: Xuất phát điểm thấp không quyết định con người ở tương lai!

Theo dõi VGT trên

“Trường chúng tớ bé, thua kém nhiều mặt – thậm chí là cả mặt bằng hạnh kiểm đi nữa. Nhưng về tri thức, về trí tuệ… thực sự chúng tớ không ngán bố con thằng nào cả”, anh Lê Gia Cường – một học sinh cũ của trường THCS Phương Mai viết lên trang facebook cá nhân.

Suốt cuộc đời một người, chắc chắn ai cũng từng trải qua muôn vàn giấc mơ, có những giấc mơ gắn với thực tế hàng ngày, có những giấc mơ chỉ là ảo mộng, có những giấc mơ hoài niệm về quá khứ và cũng có những giấc mơ tràn đầy khát vọng tương lai. Nhưng có lẽ có một giấc mơ mà ai cũng từng nghĩ đến một lần – giấc mơ trở về tuổi học trò.

Với nhiều người để trở về tuổi học trò chỉ cần là quay trở về mái trường, lang thang những ngóc ngách ngày xưa, tụ tập bạn bè hàn huyên tâm sự là đủ. Thế nhưng, những người học trò xuất thân từ trường THCS Phương Mai không có được may mắn đó, bởi sau 20 năm trời, ngôi trường này sắp phải bị phá bỏ vì cơ sở vật chất đã xuống cấp trầm trọng.

Những ngày cận thời điểm ngôi trường được phá dỡ, rất nhiều học sinh từng theo học dưới mái trường này đều bày tỏ sự tiếc nuối. Những dòng trạng thái chia sẻ của những người học trò ngày ấy về câu chuyện mái trường Phương Mai được họ chia sẻ, và nhận được sự đồng cảm của không ít người. Tiếc nuối là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng câu chuyện đằng sau mái trường bé nhỏ nhưng tạo nên những người anh hùng mới là điều đáng để kể đến.

Chuyện chưa kể về một thế hệ thành công của ngôi trường bị coi vô danh ở Hà Nội: Xuất phát điểm thấp không quyết định con người ở tương lai! - Hình 1

Bức ảnh chụp lớp 9E cùng cô giáo hai mươi năm về trước tại bức tường của trường THCS Phương Mai. Ảnh: Lê Gia Cường.

Kể về ngôi trường mà mình từng theo học, anh Lê Gia Cường viết: “ Phương Mai vốn thường biết đến là con phố của Lão Khoa Da Liễu Tâm Thần hay nói tóm lại là “cổng sau bệnh viện Bạch Mai”, chứ không phải là qua danh tiếng của trường. Khiêm tốn cả về cơ sở vật chất – trường có một góc là “ké” trường cấp 1 to đẹp hơn nhiều ở ngay cạnh. Thậm chí, khiêm tốn cả về hạnh kiểm của học sinh“.

Anh cũng cho hay dẫu là một lớp học “khiêm tốn về hạnh kiểm” thế nhưng trong bức ảnh đó – chụp ở góc tường sắp không còn của trường THCS Phương Mai nữa – là hơn 10 học sinh chuyên cấp 3, từ Amsterdam cho đến Tổng Hợp và Chuyên Ngữ: “ Trong bức ảnh này là rất nhiều học sinh của các trường THPT danh tiếng như Kim Liên, Lê Quý Đôn, Thăng Long, Trần Nhân Tông, Trần Phú. Trong bức ảnh này có 1 huy chương Olympic quốc tế sinh học, có 1 thủ khoa ở Úc, có 1 “huyền thoại” RMIT với 23/24 môn đạt High Distinction, có 1 học sinh chuyên lý mới vào lớp 11 đã bị Singapore “câu” đi đài thọ từ A đến Z. Có tác giả của bài báo “Thất nghiệp tuổi 35″ từng gây bão mạng xã hội – cũng là business leader tại một tập đoàn truyền thông lớn nhất nhì Việt Nam khi tuổi chưa qua nửa đầu 2X“.

Chuyện chưa kể về một thế hệ thành công của ngôi trường bị coi vô danh ở Hà Nội: Xuất phát điểm thấp không quyết định con người ở tương lai! - Hình 2

Video đang HOT

Lớp 9E trường THCS Phương Mai 20 năm trước. Ảnh: Truong Nhu Tu My.

Anh Cường cũng chia sẻ thêm rằng, ra thế giới, xuất phát điểm ở Việt Nam thật sự nhỏ bé, xuất phát điểm có thể khiêm tốn, nhưng không cần phải ngán ai cả: “ Bài học ấy, chúng tớ học đầu tiên ở trường Phương Mai – mái trường bé tí núp ở bên cạnh trường cấp 1 cùng tên. Trường chúng tớ bé, thua kém nhiều mặt – thậm chí là cả mặt bằng hạnh kiểm đi nữa. Nhưng về tri thức, về trí tuệ… thực sự chúng tớ không sợ ai cả“.

Anh Hà Trung Hiếu, hiện là giám đốc kinh doanh của SohaGame, một học sinh khác của mái trường Phương Mai cũng bồi hồi nhớ lại: “ Trường cũ sắp bị dỡ bỏ, ai cũng cảm thấy tiếc nuối như mất mát một thứ gì trong lòng, giống như một ngày tháng 6 gần 20 năm trước, sau kỳ thi tốt nghiệp lớp 9 và nói lời tạm biệt nhau mà chẳng biết có cơ hội nào đừng chung với nhau một dịp đông đủ như thế này.

Xuất phát điểm không làm nên con người, nhưng xuất phát điểm cho chúng ta gặp nhau. Những thành tựu mỗi cá nhân đạt được nếu đem kể hay so sánh thì rất vô nghĩa, thành tựu lớn nhất một con người để lại đôi khi chỉ là cảm xúc hạnh phúc, nhớ mong và yêu thương khi nghĩ về nhau.

Thực ra ngôi trường kia chỉ là cái xác nhà có thể một ngày dỡ bỏ, đập đi, nhưng ngôi trường quan trọng nhất là ngôi trường trong lòng 48 học sinh lớp 9E ngày ấy và các thầy cô giáo từng dạy khoá tôi thì chẳng gì có thể làm mai một. Để 20 năm, 40 năm hay 60 năm nữa chúng tôi nhớ về, sẽ vẫn cười với nhau như ngày 13 14 tuổi“.

Chuyện chưa kể về một thế hệ thành công của ngôi trường bị coi vô danh ở Hà Nội: Xuất phát điểm thấp không quyết định con người ở tương lai! - Hình 3

Lớp 9E trường THCS Phương Mai 20 năm trước. Ảnh: Truong Nhu Tu My.

Tuổi học trò hay những kỷ niệm dưới mái trường luôn là những thứ gì đó rất đặc biệt và luôn khiến trái tim người ta dâng trào cảm xúc mỗi khi nhắc đến. Kỷ niệm về mái trường mãi là khúc nhạc du dương và da diết, và dù dĩ vãng có dày lên, tương lai còn là vô tận, nhưng người ta vẫn luôn mơ về những ngày tháng êm đềm ấy.

Những câu chuyện vui hay buồn, khiến bạn mỉm cười hay bật khóc, rồi lại bâng khuâng, tiếc nuối nhưng mỗi lần khơi lại là mỗi lần bạn đắm chìm trong niềm hạnh phúc trở về tuổi học trò, quên đi bao bộn bề, lo toan của cuộc sống, để thêm tin yêu và quý trọng từng phút giây hiện tại, để mỗi lần thức dậy lại thấy một ngày mai đầy tươi sáng…

Theo Helino

Đừng bắt con chúng ta phải giỏi bởi điều đó không tốt như nhiều cha mẹ vẫn tưởng!

Cha mẹ nào cũng muốn con mình là người giỏi nhất, xuất sắc nhất. Thế nhưng thực sự điều ấy có đáng và nên làm hay không?

Kết thúc 9 tháng học tập dài hơi của các con trên ghế nhà trường, và cũng là sự khởi đầu cho các kỳ thi chuyển cấp, lên lớp, thi đại học. Xã hội ngày càng đề cao tri thức thì vấn đề giáo dục đương nhiên được đưa lên hàng đầu... Và xã hội càng đề cao tri thức bao nhiêu, thì cũng đồng nghĩa với việc thành tích học tập được xem trọng bấy nhiêu, điều đó tạo áp lực nặng nề cho các con, buộc con chúng ta phải cật lực giành thành tích. Thậm chí có những bậc cha mẹ vì... thương con đã bằng nhiều cách khác nhau làm bệ đỡ cho con có được thành tích cao để "bằng bè bằng bạn".

Đọc cuốn " Con cái chúng ta khổ thật và chúng ta cũng thế!" của nhà báo Hoàng Anh Tú mới xuất bản năm 2019, tôi - một người mẹ, một người làm trong lĩnh vực giáo dục - thấy có nhiều điều đáng phải suy ngẫm lại.

Con tôi học lớp 6, hai tuần trước con về nhà hớn hở khoe thành tích đạt danh hiệu... học sinh tiên tiến. Như vậy, năm nay con không được học sinh giỏi! Ở lớp con, tỷ lệ học sinh giỏi chỉ chiếm 30% của lớp - một tỷ lệ mà chúng tôi, những phụ huynh (cũng như bao ông bố, bà mẹ yêu thương con khác) tuy không quá vui mừng nhưng vẫn cảm thấy khá hài lòng, bởi chúng tôi biết con mình đang ở đâu. Thực sự đây là một tỷ lệ rất khó kiếm tìm ở các trường công lập và các cơ sở đào tạo của chúng ta hiện nay trên khắp cả nước từ trung ương tới địa phương. Tại sao tôi vẫn hài lòng ư? Vì con tôi một năm qua đã không phải chịu quá nhiều áp lực cho chuyện học hành. Gia đình chúng tôi chọn cho con ngôi trường cấp 2 mà con phải tự mình phấn đấu bằng năng lực thực sự của con và không thể có bất cứ sự can thiệp nào của phụ huynh vào kết quả học tập đó.

Đừng bắt con chúng ta phải giỏi bởi điều đó không tốt như nhiều cha mẹ vẫn tưởng! - Hình 1

Trẻ em đang phải chịu nhiều áp lực học hành do người lớn đặt lên vai.

Chúng tôi vẫn tự hào về con, về thành tích học tập ấy. Tôi cũng mừng vì con tôi biết cháu đang ở top bao nhiêu của lớp và thực lực của cháu như thế nào, còn khuyết thiếu điểm gì cần phải bổ sung, nỗ lực vào năm sau. Trong suốt những năm con học cấp 1, lúc nào cũng là học sinh giỏi, thậm chí có năm xuất sắc, và bạn nào cũng thế, đi thi chỉ có 9 và 10. Con tôi là lứa đầu tiên áp dụng hình thức không chấm điểm mà thay bằng nhận xét và chỉ lấy điểm thi cuối kỳ. Tôi đã nhìn rõ sự vất vả của các cô giáo, sự lung túng trong khâu thực hiện đánh giá, và sự lo lắng về thành tích của nhà trường.

Chính vì thế, lên cấp 2 tôi đã mạnh dạn thay đổi môi trường học cho con, tôi chọn ngôi trường tư thục có khá nhiều điều tiếng về lối kỷ luật hà khắc, về tư tưởng mà ít nhiều phụ huynh chưa thực sự đồng cảm. Vì tôi muốn con được học tập trong một môi trường thật thà, lành mạnh và quan trọng tấm giấy khen nó phải phản ánh chính xác năng lực thực sự của con. Con chúng ta đứa nào cũng giỏi. Có đứa giỏi ngoại ngữ, đứa có tố chất thông minh giỏi cờ vua và toán học, đứa giỏi thơ ca, đứa có năng khiếu viết văn, đứa giỏi bơi lội, thậm chí có đứa rất giỏi chơi game... và đương nhiên ở một góc độ nào đó chúng ta nên tự hào về điều đó dù con chúng ta chưa thực sự toàn diện như mong muốn của chúng ta.

Thực tế lại khác, ngày nay căn bệnh "thành tích" đã biến các bậc cha mẹ chỉ quan tâm con mình luôn phải có thành tích học tập toàn diện cao nhất, con phải giỏi và phải mang được giấy khen xuất sắc về nhà. Không ai trong chúng ta phủ nhận vai trò quan trọng của việc xếp hạng thành tích học tập đối với học sinh nếu những điểm số phản ánh đúng thực lực của con trẻ, và điều đó cho thấy không phải những học sinh có thành tích học tập kém là không cố gắng học tập hoặc không giỏi ở một lĩnh vực khác, các em cũng cần đáng tuyên dương.

Đừng bắt con chúng ta phải giỏi bởi điều đó không tốt như nhiều cha mẹ vẫn tưởng! - Hình 2

Mỗi đứa trẻ đềucó một điểm mạnh riêng và các em cũng đáng được tuyên dương.

Napoleon Hill từng nói: " Không gì đáng giá lại đến dễ dàng, nỗ lực, tiếp tục nỗ lực và nỗ lực chăm chỉ là con đường duy nhất để đạt được những thành tựu bền vững". Tôi rất thích câu nói này, vì thế tôi sợ nhất các bậc cha mẹ tự lừa dối chính mình và con mình là con học giỏi, điểm số cao tức là giỏi, bảng điểm đẹp sẽ giúp con có tương lai tươi sáng, thuận lợi hơn. Chỉ đến khi một mình các con cô đơn đối mặt với những kỳ thi quan trọng được kiểm soát nghiêm ngặt, nơi mình con đối diện với đề thi có phần lắt léo hơn thì mọi thứ như hoàn toàn sụp đổ, chúng ta chỉ còn biết ôm con khóc mà thôi. Những giọt nước mắt đắng môi ấy không chỉ là của các em, bố mẹ các em mà chúng tôi cũng đau xót nhìn đó để rút ra rất nhiều bài học cho chính mình.

Mọi người nói con tôi học lớp 6, còn quá nhiều thời gian để học tập, trau dồi và điều chỉnh. Điều đó không sai, nhưng ngay từ đầu tôi đã định hình cho con một cách nhìn khác về việc trở thành người có ích cho xã hội. Bảng điểm đẹp, thành tích tốt không hẳn không tạo ra những con người có ích, nhưng người có ích cho xã hội không nhất thiết phải được bao phủ bằng những điểm số đẹp như mơ, hay những sự tự phụ quá đỗi về bản thân mình.

Đừng bắt con chúng ta phải giỏi bởi điều đó không tốt như nhiều cha mẹ vẫn tưởng! - Hình 3

Thay vì lúc nào cũng ép con phải học thật giỏi, cha mẹ có thể dạy con những điều thiết thực như: biết sống chan hòa, thật thà, giữ gìn vệ sinh môi trường...

Tôi dạy con mỗi ngày hãy sống thật thà, sống chan hòa yêu thương, biết vâng lời thầy cô, có trách nhiệm tự chăm lo sức khỏe bản thân và làm cho bố mẹ, gia đình bớt phần lo lắng. Đừng sống ích kỷ chỉ nghĩ tới bản thân con mà làm điều sai trái chỉ để đem lại lợi ích cho bản thân, con nên biết giúp đỡ bạn bè, hay đơn giản là ý thức bảo vệ môi trường xung quanh nơi con sống, nơi con học. Con đừng xả rác bừa bãi, đừng cảm thấy vô cảm khi các cô lao công ở trường phải về nhà muộn với con họ chỉ vì hành động vô ý thức hay vô tâm nào đó của các con... Và con tôi rất tự tin và tự hào vì đã làm được những điều đó, mỗi ngày con luôn ghi ra những điều thích thú và điều con làm được khi tới trường. Con biết con đang dần trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Tất cả con chúng ta đều giỏi! Tôi tin rằng thế. Nhưng hãy để chúng tự tin về bản thân chúng bằng những thành tích thực sự của mình. Luận ngữ xưa có câu: " Ấu nhi học, tráng nhi hành" không bao giờ sai, hãy để con chúng ta học tập để hiểu biết, để có các kỹ năng, để gặt hái được nhiều tri thức cho bản thân, nhưng trước hết hãy sống thật thà và có trách nhiệm.

Theo Helino

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng
21:30:31 16/11/2024
Từng sống hoang phí, cô nàng tiết kiệm thêm 5 triệu/tháng chỉ nhờ thay đổi 1 thói quen
16:54:04 16/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024

Tin mới nhất

Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời

12:15:07 18/11/2024
Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ - là câu nói chắc hẳn chúng ta nghe ít nhất một lần trong đời.

Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu

12:09:52 18/11/2024
Những người nuôi thú cưng thường có một câu nói đùa rằng chủ nào tớ nấy để mô tả sự giống nhau khó tin giữa mình và con vật mình đang nuôi.

Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"

11:25:09 18/11/2024
Ở giữa thời đại mua hàng online, nhiềutình huống dở khóc dở cười xoay quanh niềm đam mê này luôn lôi cuốn cư dân mạng.

Phản ứng của team Quang Linh Vlogs khi bị chê vì ngày càng lố lăng

11:14:35 18/11/2024
Thời gian gần đây, Quang Linh Vlogs (Phạm Quang Linh, sinh năm 1997) thường xuyên xuất hiện với những hình ảnh độc lạ. Trong clip và ảnh được đăng lên trang cá nhân, anh chàng đu trend cosplay G-Dragon, bắt sóng style boy phố

Người đàn ông giàu "kếch xù" khoe một tuần tiêu 17 tỷ, bạn cùng lớp nói 8 chữ khiến ông xấu hổ rời nhóm, trốn luôn họp lớp

11:11:16 18/11/2024
Họp lớp là dịp để ta ôn lại những tháng ngày tươi đẹp của tuổi trẻ, hàn gắn tình bạn. Thế nhưng, guồng quay của cuộc sống đã khiến mỗi người chúng ta trở nên khác biệt cả về tâm lý lẫn hoàn cảnh sống.

Nữ sinh đầu tiên thắng áp đảo, giành vòng nguyệt quế Olympia

11:09:02 18/11/2024
Bước vào phần thi đầu tiên - Khởi động cá nhân, Xuân Mai nhanh chóng dẫn đầu đoàn leo núi với 60 điểm. Ba bạn còn lại Gia Linh, Dao Kiệt, Hữu Khánh lần lượt nhận được 40 điểm, 30 điểm và 20 điểm.

Chuyện đi làm giáo viên mầm non ở Úc, lương 1,7 tỷ/năm: Hành trình bắt đầu nhờ câu trả lời EQ "kịch trần" lúc phỏng vấn xin việc

11:06:11 18/11/2024
Nữ sinh này bắt đầu hành trình du học từ năm 16 tuổi và giờ chuẩn bị đón những trái ngọt đầu tiên. Nhiều người lầm tưởng du học sẽ mang cuộc đời họ sang trang khi được trải nghiệm một nền văn hóa mới, thử sức vẫy vùng sống tự lập,...

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn lãng phí thức ăn.

Quang Hải - Chu Thanh Huyền "gây náo loạn" đám cưới của chủ tịch rước dâu bằng Rolls Royce nổi nhất hôm nay

20:37:39 17/11/2024
Cặp đôi Quang Hải - Chu Thanh Huyền vẫn luôn nhận được nhiều sự chú ý trên MXH. Nếu trước đây chuyện tình yêu của cả hai còn gây ít nhiều tranh cãi, nhưng kể từ khi kết hôn và đón bé rồng con

Họa sĩ Hàn Quốc kiếm tiền tỷ nhờ vẽ cá, ốc sên

20:24:11 17/11/2024
Nhiều người hỏi họa sĩ Young-sung Kim có phải anh in ảnh lên vải hay không. Bản thân Kim cũng từng nhầm lẫn giữa ảnh chụp và tranh vẽ của mình.

Trở lại sau 3 năm, liệu Lý Tử Thất có lấy lại được hào quang?

20:21:14 17/11/2024
Sau 3 năm, thị trường đã xuất hiện thêm nhiều bản sao Lý Tử Thất mới. Đi cùng là sự trỗi dậy của livestream bán hàng, thứ chưa có trong phong cách làm video trước đây của cô.

"Mẹ nào con nấy": Mẹ là Hoa hậu biết nhiều thứ tiếng nhất Việt Nam, con học hành cực xuất sắc, ở biệt thự 1200m

20:17:54 17/11/2024
Nguyễn Diệu Hoa sinh năm 1969 trong một gia đình trâm anh thế phiệt tại Hà Nội. Cô đăng quang cuộc thi Hoa hậu Toàn quốc báo Tiền Phong lần thứ 2 năm 1990

Có thể bạn quan tâm

Bài hát của chúng ta - Tập 12: Quang Linh dừng chân trước thềm Chung kết

Tv show

12:49:49 18/11/2024
Mặc dù gây nhiều tiếc nuối khi dừng chân tại đêm bán kết nhưng Quang Linh đã có một hành trình rực rỡ khi liều lĩnh tranh tài ca hát ở tuổi 59.

Hamas lựa chọn cơ cấu mới cho giới chóp bu

Thế giới

12:47:11 18/11/2024
Cấu trúc lãnh đạo tập thể có thể là một chiến lược phòng thủ cho Hamas, bởi việc có 5 người đứng đầu sẽ giảm nguy cơ hơn viễn cảnh một thủ lĩnh duy nhất ngay lập tức nằm trong tầm ngắm của Israel.

Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International

Sao việt

12:46:03 18/11/2024
Sau khi đăng quang tại Miss International 2024, Thanh Thủy ở lại Nhật Bản để có những hoạt động đầu tiên. Cô cùng các Á hậu tham gia chuyến media tour và cảm ơn các nhà tài trợ.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Thời trang

12:27:10 18/11/2024
Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng tạo ấn tượng mạnh và giúp người mặc tiết kiệm thời gian phối đồ mà vẫn nổi bật và thời thượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách sành điệu...

Bắt giữ nhiều đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng

Pháp luật

12:12:59 18/11/2024
Ngày 18/11, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, đã bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lưu Xuân Kiên (1997, thường trú tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt

Ẩm thực

11:41:22 18/11/2024
Mất chưa đầy 20 phút để chuẩn bị món trứng gà ngâm tương thơm ngon này, và một khi đã làm xong, bạn sẽ có món ngon cho cả tuần!

Vì sao nên uống chanh mật ong vào buổi sáng?

Làm đẹp

11:34:48 18/11/2024
Ngoài ra, mật ong hoạt động như một chất prebiotic, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi. Sự kết hợp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón, tạo tiền đề cho một ngày thoải mái hơn.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

Sức khỏe

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Pep thay đổi bộ mặt Ngoại hạng Anh thế nào

Sao thể thao

11:01:56 18/11/2024
Từ khi Pep Guardiola đặt chân tới Ngoại hạng Anh vào năm 2016, một làn sóng thay đổi lớn đã cuốn qua giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

Tin nổi bật

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.