Chuyện chưa kể về cuộc điều trị Covid-19 cho ông Trump
Các chuyên gia y tế từng hy vọng việc phải nhập viện khi mắc COVID-19 sẽ khiến cựu Tổng thống Trump thay đổi, nhưng họ sớm phải thất vọng.
Đầu tháng 10/2020, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) Stephen Hahn nhận được cuộc gọi từ Nhà Trắng.
Đầu dây bên kia là một quan chức cấp cao. Người này yêu cầu tiến sĩ Hahn cấp phép sử dụng khẩn cấp một loại kháng thể đơn dòng để chữa trị COVID-19. Nhà Trắng muốn nhận được lời đồng ý của ông Hahn trong vài giờ.
Sau khi tham khảo ý kiến nhân viên dưới quyền, ông Hahn từ chối, viện dẫn các quy định. Quan chức Nhà Trắng tiếp tục tìm cách gây áp lực buộc ông cắt bỏ bớt quy trình, nhưng không có kết quả.
Khi ông Hahn phát hiện nỗ lực này nhằm phục vụ việc chữa trị cho Tổng thống Donald Trump, ông kinh ngạc. ” Vì Tổng thống mắc bệnh mà các anh muốn chúng tôi phá luật ư ?”, ông nghĩ thầm.
Yêu cầu khẩn cấp
Ông Trump thuộc đối tượng có nguy cơ rơi vào trạng thái nguy kịch cao nhất khi mắc COVID-19. Khi mắc bệnh, ông đã 74 tuổi, ít vận động và bị béo phì. Với đối tượng này, đội nghĩ y tế Nhà Trắng muốn làm mọi thứ có thể để đề phòng.
Cuối cùng, FDA cũng phê duyệt yêu cầu của Nhà Trắng trong 24 giờ, giống như những trường hợp khác. Các quan chức y tế vội vàng khảo sát loại kháng thể đơn dòng phù hợp nhất với ông Trump, dựa trên dữ liệu y tế. Họ chọn Regen-Cov của công ty Regeneron.
Tổng thống Trump và phu nhân Melina phát hiện mắc Covid-19 ngay sau cuộc tranh luận lần một với ứng viên Joe Biden của đảng Dân chủ. Ảnh: Washington Post.
Những ngày ông Trump mắc bệnh đánh dấu bước ngoặt mới trong chiến dịch chống COVID-19 của Mỹ. Nhà Trắng hoàn toàn không chuẩn bị cho viễn cảnh ông Trump có thể ốm nặng. Thậm chí, các quan chức chưa kịp nói với đội ngũ của Phó tổng thống Mike Pence về kế hoạch sẵn sàng gánh vác trọng trách.
Đội ngũ cố vấn y tế của ông Trump hy vọng khoảng thời gian mắc COVID-19 sẽ giúp ông nghiêm túc hơn trong đối phó với dịch bệnh. Họ mong ông Trump khuyên người Mỹ đeo khẩu trang và đặt các đội ngũ y tế ở trung tâm công tác chống dịch.
Tuy vậy, họ sớm phải thất vọng. Ông Trump tỏ ra “đắc thắng” sau khi đánh bại COVID-19. Thậm chí, ông còn tự tin hơn.
Ông khuyên mọi người đừng sợ virus hay để virus lấn át cuộc sống. Dường như ông Trump quên mình được chăm sóc bởi hệ thống chăm sóc y tế đặc biệt mà người Mỹ không thể tiếp cận.
Video đang HOT
Theo đội ngũ cố vấn của ông Trump, đây là cơ hội cuối cùng để đảo ngược cách cựu tổng thống ứng phó với đại dịch. Khi cơ hội đi qua, hy vọng chấm hết.
Khi ông Trump nhập viện
Trong vòng một tuần trước khi mắc COVID-19, ông Trump tham gia khá nhiều hoạt động.
Ngày 26/9/2020, ông tổ chức bữa tiệc công bố đề cử bà Amy Coney Barrett vào vị trí thẩm phán Tòa án Tối cao. Nhiều khách mời trong bữa tiệc không đeo khẩu trang.
Sự coi thường của ông Trump với khẩu trang đã trở thành chính sách không chính thức ở Nhà Trắng. Trên thực tế, ông từng yêu cầu những người phụ tá bỏ khẩu trang.
Ngay hôm sau, ông gặp mặt gia đình của các quân nhân Mỹ đã thiệt mạng khi làm nhiệm vụ. Do sự cố chấp của ông, không nhiều người đeo khẩu trang.
Đến 29/9/2020, ông đến Cleveland để tham gia cuộc tranh luận đầu tiên với ứng viên tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ. Tình trạng sức khỏe của ông bắt đầu xấu đi từ chiều đến tối.
Bữa tiệc công bố đề cử bà Amy Coney Barrett vào vị trí thẩm phán Tòa án Tối cao ngày 26/9/2020 bị chuyên gia Anthony Fauci gọi là sự kiện “siêu lây nhiễm”. Ảnh: Washington Post.
Chưa đầy 48 giờ sau đó, ông Trump ốm nặng. Chỉ vài giờ sau khi thông báo trên Twitter về việc bản thân và Đệ nhất phu nhân Melania Trump mắc COVID-19, ông Trump bắt đầu sốt cao. Nồng độ oxy trong máu của ông giảm đáng kể. Có lúc, con số này rơi xuống dưới 90%.
Các bác sĩ cho ông Trump thở oxy và truyền kháng thể đơn dòng vào tĩnh mạch, sau khi FDA đã phê duyệt. Ông cũng được truyền thuốc kháng virus Remdesivir.
Đến cuối ngày, tình trạng của ông Trump bắt đầu ổn định. Tuy vậy, các bác sĩ vẫn yêu cầu đưa ông đến bệnh viện, đề phòng trường hợp ông cần thở máy.
Ban đầu, ông Trump không muốn vào viện. Tuy vậy, phụ tá của ông cảnh báo nếu ông chần chừ, máy quay có thể ghi được cảnh ông ngồi trên xe lăn hay phải nằm trên băng ca. Khi đó, bệnh tình của ông không thể giấu giếm.
Tuy vậy, đến ngày 3/10/2020, tình trạng của ông Trump lại xấu đi. Nồng độ oxy trong máu của ông tụt xuống 93%. Ông được cho sử dụng steroid dexamethasone.
Đây là loại thuốc thường chỉ dùng cho bệnh nhân đặc biệt nặng, giúp tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân COVID-19 đang được bổ sung oxy.
Đến chiều 3/10/2020, tình trạng của ông Trump bắt đầu tốt lên. Ông liên tục gọi điện để tìm hiểu xem công chúng nghĩ gì về bệnh tình của mình. Ông gọi cả cho chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci để thảo luận về tình trạng của bản thân và đánh giá về hiệu quả của kháng thể đơn dòng.
Hy vọng chấm dứt
Khi ông Trump phải nhập viện, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) Robert Redfield cầu nguyện.
Ông cầu nguyện cho sức khỏe của ông Trump. Ông cầu nguyện ông Trump sẽ thấy tính nghiêm trọng của dịch bệnh sau khi trải nghiệm thực tế. Ông cầu nguyện để ông Trump khuyên người dân Mỹ nghe lời giới chức y tế trước khi quá muộn.
Tuy vậy, ông Trump dường như không thay đổi. Khi cựu tổng thống muốn ra viện sớm, ông Redfield khuyến cáo các bác sĩ không chấp nhận yêu cầu này, do ông Trump là bệnh nhân có nguy cơ cao. Tuy vậy, ông được thông báo rằng quyết định đã được ban hành và không thể thay đổi.
Ông Trump cởi bỏ khẩu trang trước ống kinh truyền hình ngay khi về Nhà Trắng. Ảnh: Wall Street Journal.
Đội ngũ y tế kỳ vọng ông Trump sẽ suy nghĩ khác khi xuất viện. Không gì có thể làm con người thức tỉnh băng cảm giác cận kể cái chết. Trong thách thức an ninh quốc gia này, ông cũng không thể hoàn toàn được bảo vệ dù là tổng thống. Ông Trump cần nhận ra điều đó.
Ngày 5/10/2020, khi ông Trump xuất viện, đông đảo người Mỹ chứng kiến chiếc trực thăng Marine One đưa ông về Nhà Trắng. Họ thấy ông bước xuống và đeo khẩu trang, rảo bước qua thảm cỏ và đi lên ban công.
Tuy vậy, ông Trump chưa vội bước vào. Đây là sân khấu chính trị tuyệt vời. Ông bước ra giữa ban công và nhìn về phía ống kính truyền hình.
Ông Redfield theo dõi cảnh tượng này từ tivi. Ông cầu nguyện ông Trump sẽ thể hiện sự khiêm nhường và cảnh báo những người vẫn nghi ngờ đại dịch.
Tuy vậy, cựu tổng thống không hề do dự. Trước ống kính máy quay, ông tháo bỏ khẩu trang và cất vào túi áo, trước khi giơ hai ngón tay cái lên để chứng tỏ bản thân đã ổn. Khi chiếc trực thăng Marine One rời đi, ông bước vào Nhà Trắng, khiến các nhân viên đứng trước nguy cơ lây bệnh.
Lúc này, ông Redfield hiểu mọi hy vọng đã chấm dứt. Ông Trump sẽ không thay đổi. Chiến lược ứng phó với đại dịch của nước Mỹ cũng vậy.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...