Chuyện chưa kể về cô bé 5 tuổi đóng “Titanic”
Có lẽ rất nhiều khán giả đã lãng quên cô bé 5 tuổi với một vai diễn rất nhỏ trong bộ phim rất lớn này…
Hôm qua, ngày 19/12 là ngày đánh dấu kỷ niệm 15 năm bộ phim Titanic của đạo diễn James Cameron ra đời. Bộ phim đã mang đến cho thế giới một câu chuyện tình bất hủ của Jack và Rose, khai sinh ra bản tình ca kinh điển My Heart Will Go On.
Có thể nói rằng Titanic đã và luôn sống mãi với nhiều thế hệ khán giả, những người đã đồng hành cùng câu chuyện tình bi kịch của đôi trai gái trên con tàu định mệnh. Rất nhiều người trong số họ đã lớn lên cùng bộ phim này, trong đó có một cô bé mà tuổi của cô chỉ lớn hơn một chút so với tuổi của bộ phim. Rất nhiều người có thể đã lãng quên cô bé ấy, một cô bé xinh xắn vô danh cũng góp mặt trên chuyến tàu định mệnh trong bộ phim năm 1997. Đó là Ellie Bensinger, diễn viên nhí mà bây giờ đã 21 tuổi.
“Tên chính thức của tôi trong phim chỉ là “Cô bé phòng trà”. Tôi đóng vai một bé gái ngồi cạnh mẹ trong tiệc trà, được dạy cách cư xử thế nào cho phù hợp” - Bensinger kể lại – “Đó là cảnh mà Kate Winslet dùng trà với mẹ cô ấy, khi cô ấy nhìn qua vai bà ấy thì thấy tôi, một bé gái đang được dạy cách làm thế nào để trở thành một thành viên của xã hội thời đó”.
Ellie Bensinger thời điểm đóng “ Titanic “ và hiện tại
Sinh năm 1991, Bensinger mới chỉ 5 tuổi khi cô tham gia vai diễn nhỏ bé trong bộ phim lớn này. “Tất cả mọi thứ đều quá rộng lớn, và có quá nhiều người” - Bensinger cho biết thêm – “Một phim trường lớn, một đội ngũ sản xuất hoành tráng và tôi chỉ là một cô bé 5 tuổi. Tôi đã bị choáng ngợp trước tất cả mọi thứ”.
Sau khi đến hãng phim Warner Bros để thử vai, Bensinger hầu như không xuất hiện trong bộ phim nào. “Họ muốn tôi đóng phim vào dịp Halloween” - cô giải thích – “Nhưng mẹ tôi đã từ chối vì bà không muốn tôi bỏ lỡ ngày Halloween vì việc đóng phim”.
May mắn cho Bensinger, nhà sản xuất đã giữ cô bé ở lại. Một điều thú vị là mẹ của cô bé Ellie Bensinger cũng chính là bà mẹ của “Cô bé phòng trà” trong phim. Bà xuất hiện ở đó vừa để trông nom con gái mình, và đồng thời cũng là một phương án dự phòng cho nhân vật bà mẹ trong phim.
“Đạo diễn James Cameron đã đến và nhìn một lượt những phụ nữ có mặt trong phòng” - Bensinger kể lại – “Ông ấy đã chỉ vào mẹ tôi và nói: “Cô, cô có thể vào vai người mẹ”. Khi mẹ rời đi, tôi chạy theo và gọi bà: “Mẹ, mẹ, mẹ!”. Trong khi đó, đạo diễn Cameron quay lại và ngạc nhiên: “Chờ đã, cô thực sự là mẹ của cô bé đó sao?”. Ông ấy cũng không biết tại sao mình lại chọn mẹ tôi, chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và thú vị”.
Tuy nhiên, cô bé Bensinger ngày đó đã không được xem bộ phim khi nó hoàn thành. “Tôi không được xem phim khi nó ra rạp bởi đó là một bộ phim PG-13 và tôi mới chỉ có 7 tuổi. Tôi chỉ được phép xem đoạn băng chiếu một phần nhỏ của phim. Khoảng năm 13 tuổi thì tôi được xem phần tiếp theo. Tôi đã nghĩ rằng bộ phim kết thúc với cảnh Jack và Rose làm… chuyện đó và điều này thực sự rất sốc”.
Bensinger đã không biết đến đoạn kết thực sự của bộ phim cho đến năm sau đó, khi cô có cơ hội gặp gỡ Kate Winslet: “ Khi tôi đến phòng trang điểm và làm tóc thì thấy Kate đã ở đó và làm tóc xong. Tôi đã đến ngồi trước mặt cô ấy và nói chuyện một lúc. Tôi chỉ nhớ rằng gương mặt trang điểm của cô ấy rất trắng, trông như một con búp bê sứ vậy. Tôi đã nghĩ rằng cô ấy là một phụ nữ đẹp nhất thế giới. Tôi gọi cô ấy là “người bạn thiên thần” của mình”.
Video đang HOT
Và 15 năm sau khi Titanic phát hành, “người bạn thiên thần” của Bensinger đã trở thành một ngôi sao hạng A của Hollywood từng giành giải Oscar danh giá, đồng thời góp mặt trong hàng loạt những bộ phim đình đám. Còn nếu bạn tò mò “Cô bé phòng trà” Ellie Bensinger bây giờ ở đâu?, thì câu trả lời rằng cô bé đã là một nữ sinh duyên dáng của đại học Northwestern, nước Mỹ, học nghệ thuật với ước mơ theo đuổi nghiệp diễn tại New York trong một tương lai gần.
Theo TTVN
10 phim điện ảnh xuất sắc nhất năm 2012
Mỗi năm, Viện phim Mỹ (AFI) lại chọn ra 10 phim xuất sắc nhất để vinh danh. Những tác phẩm này phải phục vụ cho sự tiến bộ của điện ảnh.
Điều đáng chú ý trong danh sách năm nay là sự vắng mặt của những bộ phim bom tấn như "The Master" kể về sự thích nghi với cuộc sống mới của một cựu binh sau Thế chiến II và "The Hobbit" với kinh phí đầu tư lên tới 270 triệu đô la.
Sự lựa chọn của Viện phim Mỹ ngay trước thềm Oscar cũng là những manh mối để người ta dự đoán về những cái tên sẽ được xướng lên tại giải Oscar vào tháng 2 năm sau.
Argo
"Argo" làm về đề tài tình báo, pha chất chính trị dựa trên câu chuyện có thật từng được xuất bản thành sách truyện dưới tên "Canadian Caper" của cựu điệp viên CIA Tony Mendez. Bối cảnh phim xoay quanh cuộc cách mạng diễn ra tại Iran hồi thập kỷ 1970 và quá trình giải cứu 6 nhà ngoại giao Mỹ bị mắc kẹt trong hầm trú ẩn của Đại sứ quán Canada tại thủ đô Tehran của một đặc vụ CIA. "Argo" được đạo diễn bởi Ben Affleck. Phim từng đứng thứ hai về số lượng khán giả bình chọn tại Liên hoan phim quốc tế Toronto lần thứ 37 vừa diễn ra hồi tháng 9.
Poster Argo
Beasts of the Southern Wild (Quái vật miền Nam hoang dã)
Nữ anh hùng 6 tuổi trong phim có nụ cười rất đáng yêu, có thể làm mềm những nắm đấm bạo lực nhất và khiến những con quái vật hung bạo nhất phải trùn bước. Bộ phim chứa đựng tinh thần tự do với những chi tiết siêu thực, ra mắt đúng dịp Quốc khánh Mỹ như một tuyên ngôn chống lại sự hằn thù hoặc chủ nghĩa hoài nghi. Phim như một lời nhắc nhở về ý nghĩa của sự tự do, hãy giúp những đức tin trái ngược, những cách sống khác nhau hoà nhập tốt đẹp.
Nữ anh hùng trong phim
The Dark Knight Rises (Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy)
Sau thành công của "Batman Begins" (2005) và "The Dark Knight" (2008), khán giả hâm mộ điện ảnh đã phải chờ đợi tới 4 năm để được xem nốt tập cuối cùng của loạt phim Batman (Người Dơi) do Christopher Nolan đạo diễn, và họ đã không phải thất vọng. "The Dark Knight Rises" không chỉ hội tụ đủ những yếu tố cần thiết của một bộ phim bom tấn mà còn gửi gắm những thông điệp, ý tưởng mà người xem hoàn toàn có thể liên hệ vào xã hội hiện đại. Phim là một cái kết trọn vẹn và đầy bi tráng cho anh hùng Người Dơi.
Poster phim
Django Unchained (Giải cứu nô lệ)
"Django Unchained" là bộ phim làm theo phong cách cao bồi miền Tây với phần kịch bản và đạo diễn của Quentin Tarantino - nhân vật đã rất nổi danh với nhiều tác phẩm điện ảnh đoạt giải Oscar, Quả cầu vàng, Cành cọ vàng... "Django Unchained" kể về hành trình của người nô lệ có tên Django sau khi được giải thoát khởi thân phận khốn cùng đã cùng với bác sĩ King Schultz đi săn đuổi một băng nhóm giết người để tiêu diệt chúng. Ngược lại, bác sĩ Schultz cũng sẽ cùng Django thực hiện kế hoạch giải cứu cho vợ của Django vẫn phải sống dưới thân phận nô lệ. Phim bị một số nhà phê bình chỉ trích vì có nhiều cảnh quay quá bạo lực nhưng đạo diễn Tarantino cho rằng phim phản ánh đúng bản chất của chế độ nô lệ.
Poster các nhân vật
Les Miserables (Những người khốn khổ)
"Les Miserables" là bộ phim nhạc kịch của Anh dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của đại văn hào Victor Hugo. Phim quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng và hấp dẫn với những cái tên như Hugh Jackman, Russell Crowe, Anne Hathaway, Amanda Seyfried... Hiện "Những người khốn khổ" đang được giới phê bình đánh giá rất cao và đứng đầu trong top những phim có khả năng giành giải Oscar ở hạng mục Phim xuất sắc nhất.
Một cảnh quay trong phim Những người khốn khổ
Life of Pi(Cuộc đời của Pi)
"Life of Pi" là bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên rất nổi tiếng của nhà văn Yann Martel. Được đạo diễn bởi tên tuổi hàng đầu của nền điện ảnh Trung Quốc - Lý An, bộ phim kể về chuyến hành trình kỳ lạ ẩn chứa nhiều triết lý nhân sinh của cậu bé 16 tuổi Pi Patel. Sau khi đắm tàu, bố mẹ cậu bị chết, chỉ còn lại mình Pi lênh đênh trên Thái Bình Dương với con thuyền cứu hộ cùng một con hổ Bengal. Phim được giới phê bình đánh giá rất cao và nhận được rất nhiều bình chọn của người xem trên chuyên trang điện ảnh Rotten Tomatoes.
Lincoln
Abraham Lincoln là một trong những vị Tổng thống Mỹ được kính trọng nhất. Từ lâu, ông đã trở thành đề tài khai thác của giới văn chương và điện ảnh. Tuy vậy, trước đạo diễn Steven Spielberg chưa có ai làm ra được một tác phẩm điện ảnh mang tính hệ thống, xứng tầm với tên tuổi Lincoln như vậy.
Với tác phẩm này, Spielberg đã tái hiện lại một phần cuộc đời của Abraham Lincoln trong thời kỳ diễn ra cuộc nội chiến ở Mỹ. Trong giai đoạn ác liệt nhất, Lincoln đã phải làm gì để chấm dứt sự đổ máu trên chiến trường và biến quyết định giải phóng nô lệ của mình trở thành một trong những quyết định đúng đắn và vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Moonrise Kingdom (Vương quốc trăng lên)
"Vương quốc trăng lên" là phim hài kịch lãng mạn lấy bối cảnh hòn đảo New England những năm 1960, khi đó nơi đây vẫn còn là một vùng quê thôn dã yên bình. Bỗng nhiên, một ngày kia, một cặp đôi yêu nhau quyết định bỏ trốn khỏi thị trấn New England, khiến đội tìm kiếm của địa phương phải hối hả tỏa ra tìm kiếm. Cuộc sống của người dân thị trấn cũng bỗng nhiên bị đảo lộn, nhưng điều đó lại mang đến những thay đổi tích cực, những niềm vui lý thú cho cuộc sống trước đây vốn nhàm tẻ của họ.
Silver Linings Playbook
Phim thuộc thể loại hài kịch lãng mạn được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên kể về một người đàn ông trẻ trở về với gia đình sau đợt điều trị tâm lý kéo dài 8 tháng. Những bất ổn trong tâm lý trước đây khiến anh khó lòng hoà nhập lại một cách nhanh chóng với cuộc sống của gia đình. Người vợ mà anh yêu thương cũng đã thay lòng đổi dạ. Kể từ đây, anh quyết định thay đổi bản thân để làm lại cuộc đời. Bộ phim vừa hài hước vừa sâu sắc, cảm động đã thuyết phục được hội đồng trao giải của Liên hoan phim Quốc tế Toronto 2012 và giành giải thưởng cao nhất.
Zero Dark Thirty
"Zero Dark Thirty" (0h30') là một trong những phim được quan tâm nhất trong mùa Oscar năm nay. Phim khắc họa sự kiện chính trị nổi bật năm 2012: hồi kết của cuộc truy bắt Osama Bin Laden. "Zero Dark Thirty" được khen ngợi vì đã xử lý một đề tài chính trị - lịch sử mà không bị những định kiến khiến cho nhàm chán, rập khuôn. Ngược lại, nó là một tác phẩm điện ảnh kết hợp giữa tính báo chí thời sự và chất nghệ thuật đỉnh cao.
Theo Tiin
Mỹ nhân Hollywood tuyệt xinh trong tạo hình cổ điển Cùng xem những người đẹp Hollywood trở nên lộng lẫy và quý phái như thế nào trong các tạo hình cổ điển trên phim. 1. Kirsten Dunst vào vai Marie Antoinette, trong phim Marie Antoinette (2006) Sự xa hoa, quý phái của những trang phục trong bộ phim này khiến bất cứ khán giả nữ nào cũng phải choáng ngợp. Bộ phim đánh...