Chuyện chưa kể của người tường thuật giờ phút lịch sử 30/4/1975
Nhà báo Trần Mai Hạnh vừa cho ra đời cuốn sách dựa theo tư liệu mà ông thu thập được, hé lộ nhiều câu chuyện mà ông chưa bao giờ kể.
Cuốn sách viết về những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa của nhà báo Trần Mai Hạnh vừa chính thức ra đời. Đây là cuốn sách được cựu phóng viên Thông Tấn Xã viết dưới dạng tiểu thuyết tư liệu lịch sử với tên gọi “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75″.
Nhà báo Trần Mai Hạnh chính là người có mặt chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên của giới báo chí Việt Nam về những giờ phút lịch sử trưa ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập, được phát trên Đài tiếng nói Việt Nam và báo Nhân Dân.
Ông là phóng viên chiến tranh của Thông Tấn xã Việt Nam. Ông theo chân quân giải phóng có mặt khắp chiến trường miền Nam, tại hầu hết thành phố, thị xã suốt từ Huế vào Sài Gòn trong những ngày tháng lịch sử gần 40 năm trước. Chính vì vậy mà ông đã thu gom được kho tài liệu khổng lồ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng như các tướng lĩnh bên kia chiến tuyến.
Cũng theo đó, nguồn tư liệu để nhà báo viết cuốn tiểu thuyết chủ yếu là biên bản các cuộc họp, biên bản trả lời phỏng vấn và tự thú, thư từ, điện tín,… của tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày tháng cuối cùng.
Video đang HOT
Cuốn sách “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75″ của nhà báo Trần Mai Hạnh
“Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75″ gần 500 trang viết về bối cảnh chế độ miền Nam Việt Nam 4 tháng cuối cùng trước khi sụp đổ. Qua đó, cuốn sách phác họa chân dung hầu hết những nhân vật chủ chốt của chính quyền Sài Gòn.
Cuốn sách ra đời khá muộn – sau gần 40 năm bởi nó “không may gắn với cuộc đời làm báo nhiều sóng gió, thăng trầm của tác giả”, nhà báo Trần Mai Hạnh viết. Đến nay, đúng dịp kỷ niệm 39 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật đã cho phát hành cuốn sách này.
“Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75″ cung cấp thêm một bức tranh tham khảo sống động về quá trình sụp đổ từ phía bên kia, càng làm nổi bật chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.” – Lời tác giả.
Cuốn tiểu thuyết được bắt đầu bằng hình ảnh, không khí u ám, của Sài Gòn trong những ngày cuối năm 1974 – đúng dịp noel. “Sự trang hoàng tại các nhà thờ, ngay cả Vương Cung Thánh Đường (Nhà thờ Đức Bà) cũng thật đơn giản. Không thấy nữa những ngôi sao giáng sinh được kết thành dây đèn chăng từ những ngọn tháp chót của các nhà thờ sà xuống tận mặt đất… 11h đêm, các giáo đường thanh vắng âm u… Trung tướng Dư Quốc Đống (Tư lệnh Quân đoàn 3) vừa đặt tấm thân nặng nề xuống ghế sô pha (nhà Lý Long Thân – vua sắt thép, vải sợi toàn miền Nam) đã thốt lên “Phước Long cầm chắc vào tay cộng sản rồi!”…. 7/1/1975, Thiệu (Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) tuyên bố trên đài Sài Gòn: “Toàn quốc dành ba ngày truy điệu, cầu nguyện cho Phước Long.” – Thông tin đoạn đầu tác phẩm.
Với sự đồng ý của nhà báo Trần Mai Hạnh, chúng tôi xin đăng tải một số trích đoạn trong cuốn sách về những câu chuyện mà đến nay gần như chưa ai biết về Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa của 40 năm trước.
Theo Khampha
30/4 và 1/5 được nghỉ 5 ngày liên tục
Trong dịp kỷ niệm 39 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và ngày Quốc tế lao động (1/5), cán bộ công chức, viên chức sẽ được nghỉ liên tiếp trong 5 ngày.
Ngày 12/12/2013, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc nghỉ Tết Âm lịch và hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào dịp nghỉ lễ năm 2014 đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Phố phường Hà Nội đỏ rực cờ trong dịp 30/4 - 1/5/2013. Ảnh: Phạm Hải
Theo đó, trong dịp kỷ niệm 39 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và 128 năm ngày Quốc tế lao động (1/5), cán bộ công chức, viên chức được nghỉ thêm ngày thứ 6 (2/5/2014) và đi làm bù vào ngày thứ 7 (26/4).
Như vậy, thời gian nghỉ gồm 5 ngày liên lục từ 30/4 đến hết ngày 4/5.
Đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị để bố trí lịch nghỉ phù hợp.
Đây cũng là nội dung được UBND TP.HCM thông báo trong ngày 1/4.
Bên cạnh đó, UBND TP cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang và hộ nhân dân treo cờ Tổ quốc trong 2 ngày 30/4 và 1/5.
PV
Theo_VietNamNet
"Đồng đội ơi, cứu với" Chung tôi nâng máy ảnh lên lại hạ máy xuống không sao chụp được vì nước mắt cư trào ra ướt đẫm trước nỗi bất hạnh quá sức tưởng tượng của một gia đình. 3 con ngươi giơ chi ngơ ngơ ngac ngac... Ba con người điên dại, lê lết trên nền nhà đất trống huơ trống hoác trong lúc chỗ dựa duy...