Chuyện chưa biết về bảo dưỡng đạn S-300PMU1 ở Việt Nam
Công tác bảo quản đạn tên lửa S-300PMU1 là nhiệm vụ đặc thù, mang tính chất thường xuyên, liên tục và phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì.
15 tuổi quân, nhưng Trung úy CN Lê Trọng Tin đã có thâm niên 11 năm “ăn, nằm” với những quả đạn tên lửa có hình trụ khổng lồ nằm trong kho. Không biết bao nhiêu cuốn sổ, bao nhiêu cây chổi chít, chổi lông, quần áo cũ đã được anh sử dụng để những quả đạn luôn bóng, sạch và ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu tốt nhất. Công việc cứ lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác đến mức nhàm chán và tẻ nhạt, nhưng anh vẫn lặng lẽ, âm thầm với nhiệm vụ của mình. Đã có hàng chục đoàn cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội, thủ trưởng các cấp vào thăm, kiểm tra kho đạn thì đều ghi vào nhận xét, biểu dương Trung úy CN Lê Trọng Tin và đơn vị trong công tác bảo quản đạn tên lửa.
Cán bộ, kỹ thuật viên Phân đội Kỹ thuật, Trung đoàn 64 tiến hành kiểm tra chuẩn bị đạn Tên lửa S-300PMU1. Ảnh: PKKQ.
Theo anh Tin, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa nhiều và độ ẩm cao, nếu không kiểm tra, lau chùi, bảo quản, hút ẩm, sấy khô thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của các tham số và tính đồng bộ của từng quả đạn. Công tác bảo quản tên lửa được thực hiện theo quy định, hằng ngày vào các buổi sáng tiến hành lau sương, buổi chiều lau bụi; bảo quản tuần, định kỳ 5 tuần, định kỳ mùa 100% số đạn tên lửa được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong kho được lắp các máy điều hòa, máy hút ẩm, đồng hồ đo nhiệt, đo độ ẩm, hằng ngày nhân viên vào kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm đúng quy định, ghi nhật ký, cuối tuần đồng chí Phân đội trưởng tiến hành kiểm tra và nhận xét. Ngoài việc phải giữ gìn đạn được luôn ở trạng thái tốt nhất bảo đảm sẵn sàng chiến đấu và kéo dài niên hạn sử dụng, thì nhiệm vụ bắt buộc là tính an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Phía bên ngoài là hệ thống bình cứu hỏa và dụng cụ cứu hỏa được sắp đặt ngăn nắp và bố trí ở những vị trí thuận tiện. Hành lang an toàn của kho đạn luôn được vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo quy định nghiêm ngặt của kho đạn.
Cũng như Trung úy CN Lê Trọng Tin, Trung úy CN Lưu Văn Nam là một trong hai nhân viên làm nhiệm vụ bảo quản đạn chiến đấu của Trung đoàn. Tuy chưa có thâm niên lâu năm như Tin, nhưng trên bề mặt từng quả đạn thì hầu như ngày nào cũng có dấu tay của Nam. Đang miệt mài thực hiện định kỳ 5 tuần, trong tiết trời giá rét của những ngày giữa mùa Đông, Trung úy CN Lưu Văn Nam tâm sự: “Với cương vị chức trách được giao là làm nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng đạn tên lửa nên chúng tôi phải tự giác, kiên trì thực hiện như chăm chút người bạn, đứa con thân yêu của chính mình vậy”.
Sắc Xuân đã lan tỏa trên mọi nẻo đường, dòng người đang hối hả ngược xuôi với những nhành mai, cành đào bung nở khoe sắc thắm để chuẩn bị cho cái Tết đoàn viên, nhưng trong Kho đạn của Trung đoàn 64, Trung úy CN Lê Trọng Tin và Trung úy CN Lưu Văn Nam vẫn đang lặng lẽ và miệt mài với công việc của mình để bảo đảm những quả đạn tên lửa luôn sạch tinh tươm, đúng thông số kỹ thuật và tuổi thọ được kéo dài góp phần là lá chắn thép trong bảo vệ vững chắc bầu trời của Tổ quốc.
(Theo Kiến Thức)
Video đang HOT
Sau SPYDER, Việt Nam có nên mua tiếp tổ hợp phòng không hiện đại này của Israel?
MR-SAM kết hợp cùng SPYDER-SR/MR sẽ tạo ra lưới lửa phòng không nhiều cự ly từ ngắn đến trung, trung-xa cực kỳ lợi hại.
Sau SPYDER, Việt Nam có nên mua tiếp tổ hợp phòng không hiện đại này của Israel?
Bầu trời Việt Nam hiện đang được bảo vệ bởi những hệ thống tên lửa phòng không có tầm hoạt động trải dài trên nhiều cự ly, từ tầm ngắn đến tầm xa, từ đã cũ cho tới hiện đại. Có thể kể ra đây một vài cái tên tiêu biểu như S-75M3, S-125-2TM, S-300PMU1... hay mới đây nhất là SPYDER-SR/MR.
Tương tự như "Cánh én bạc" MiG-21, một cựu binh khác có mặt trong biên chế từ thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cũng sắp đến lúc phải "nhận sổ hưu", đó chính là các tổ hợp S-75 Volga/Dvina (hay còn được gọi bằng cái tên thông dụng SA-2).
Sở hữu tầm bắn khá xa, SA-2 đang là "cầu nối", bịt khoảng trống chiến thuật giữa S-300PMU1 với SPYDER-MR và S-125-2TM.
Đạn tên lửa V-750 của hệ thống phòng không SA-2
Khi SA-2 được rút khỏi biên chế chiến đấu, việc tìm kiếm một ứng viên thay thế là điều chắc chắn phải tiến hành, bởi vì nếu bắt S-300 dùng đạn tầm xa của mình để diệt mục tiêu tầm trung hay trung-xa là một sự lãng phí lớn.
Vài năm trước xuất hiện nhiều dự đoán cho rằng Việt Nam có thể mua Buk-M2 tầm bắn 50 km để phối hợp tác chiến cùng S-300, nhưng hiện nay tổ hợp trên bị đánh giá đã bắt đầu lạc hậu, nhất là khi "người em" của nó - Buk-M3 đã ra đời.
Tuy vậy Buk-M3 vẫn bị coi là "bình mới rượu cũ", khi thực chất nó chỉ là bản mặt đất của hệ thống phòng không Shtil-1 lắp đặt trên các tàu chiến của Hải quân Nga, chưa có gì đột phá về công nghệ, thêm vào đó giá thành cũng rất đắt đỏ (ước chừng trên 150 triệu USD), gây trở ngại lớn cho quốc gia nào có ý định đặt mua.
Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3
Đối với Việt Nam, liệu chúng ta nên mua Buk-M3 hay nên quay sang một lựa chọn khác tốt hơn, đó là MR-SAM - sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel (IAI) với Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Hệ thống MR-SAM được thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa, trực thăng... đối phương ở cự ly lên tới 70 -100 km bằng tên lửa Barak 8. Trong năm 2015, DRDO đã phóng thành công tên lửa đánh chặn và xác định tầm bay, các thông số kỹ thuật đều thỏa mãn yêu cầu.
So với 9M317ME của Buk-M3 thì đạn đánh chặn Barak-8 có ưu thế ở độ nhỏ gọn, khi trọng lượng chưa bằng một nửa nhưng lại mang được đầu đạn tương đương cùng tầm hoạt động lớn hơn.
MR-SAM còn sử dụng radar dẫn bắn EL/M-2084 (phiên bản mặt đất của radar MF-STAR), đây cũng là một thành phần của SPYDER-MR, do vậy sẽ tạo ra sự thống nhất và liên kết các tổ hợp thành mạng lưới phòng không hợp nhất dễ dàng hơn.
Một tổ hợp tên lửa phòng không MR-SAM
Ngoài ra còn phải kể tới việc một tổ hợp Buk-M3 rất cồng kềnh với nhiều thành phần: từ xe chỉ huy, cho tới xe radar trinh sát, xe radar điều khiển hỏa lực, xe mang phóng được trang bị radar dẫn bắn (TELAR), xe nạp đạn kiêm chấp hành phóng (TEL)... làm cho giá thành bị đội lên cao, thì nhìn tấm ảnh trên rất dễ nhận thấy ưu thế về sự gọn nhẹ của MR-SAM.
Bên cạnh đó, Việt Nam - Ấn Độ là đối tác chiến lược đặc biệt, không loại trừ khả năng New Delhi sẽ tác động để bán giá ưu đãi hay cấp tín dụng giúp chúng ta mua MR-SAM dễ dàng hơn.
Nhờ những ưu điểm như tầm bắn xa, gọn nhẹ, giá thành hợp lý, dùng chung thành phần và dễ dàng tích hợp với SPYDER-SR/MR để tạo thành biên đội tác chiến, khả năng Việt Nam bỏ qua Buk-M3 để mua MR-SAM nhằm thay thế SA-2 cũng là một giả thuyết được quan tâm.
(Theo Thời đại)
"Rồng lửa" S-300 bảo vệ vùng trời Việt Nam Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, hệ thống phòng không S-300 là một trong những vũ khí tối tân có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ vùng trời Tổ quốc. Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -...