Chuyện chống Covid-19 của người lính nơi biên viễn Tây Bắc
Để chủ động phòng, chống không cho dịch Covid-19 lây lan ở khu vực biên giới, đã có hàng nghìn chốt chặn dựng lên suốt chiều dài hàng nghìn cây số đường biên của Tổ quốc.
Hàng vạn cán bộ chiến sỹ quân đội nhân dân Việt nam thay phiên canh giữ, túc trực tuần tra kiểm soát khắp các con đường mòn, lối mở, xuyên đêm xuyên rừng không quản mưa lạnh, gió buốt…
Đại úy Lê Văn Vũ, đội trưởng đội vận động phát và đeo khẩu trang cho người dân tại bản Pá Kha.
Một ngày nắng nóng cuối tháng 3, chúng tôi đến thăm các chiến sỹ nơi chốt chặn y tế do đồn biên phòng Nà Bủng lập từ ngày 25/2 tại bản Pá Kha, xã Nà Bủng (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên). Tổ công tác do Đại úy Lê Văn Vũ, đội trưởng đội vận động quần chúng làm tổ trưởng, với quân số 6 người bao gồm cả dân vận, quân y và các chiến sỹ trinh sát… Các chiến sỹ túc trực 24/24 với hơn 20 km đường biên giới Tây Bắc, đi lại vô cùng khó khăn.
Như câu chuyện của Thượng úy Má A Sơn, vợ gọi lên báo bố bị ốm nặng, anh nghe rồi lặng lẽ trèo lên núi ngồi bó gối, mắt dõi hướng quê nhà. Lát sau quay lại chốt, anh em chưa kịp hỏi thăm đồng chí Sơn đã bảo: “Mình xuống bám nắm địa bàn đây!”.
Chốt chặn y tế được lập với mục đích bố trí lực lượng canh gác, kiểm tra, kiểm soát cả ngày lẫn đêm những người dân đi lao động ở nước ngoài về địa phương theo đường mòn. Nhiệm vụ của tổ công tác tại chốt là phun thuốc khử trùng, xử lý y tế cũng như tuyên truyền giải thích cho người dân về cách phòng, chống dịch bệnh, phát khẩu trang miến phí cho người dân, không cho người, phương tiện không có nhiệm vụ ra, vào địa bàn xã.
Bản Pá Kha có 150 hộ với trên 1.500 nhân khẩu, dân trong bản có nhiều người đang lao động ở xa như Lào, Trung Quốc… Các chiến sỹ của chốt chặn ý tế đồn biên phòng Nà Bủng đã đến từng gõ, gõ cửa từng nhà tuyên truyền vận động dân bản khuyên con em đang đi làm ăn xa, thời điểm hiện tại không được quay về bản, ở đâu ở nguyên đó.
Nhờ sự mềm mỏng, nhẹ nhàng mà cương quyết của các chiến sĩ biên phòng chốt chặn y tế bản Pá Kha mà toàn bộ dân bản tin, nghe và làm theo, cả bản chỉ có một trường hợp đi làm ăn xa quay trở về bản, nhưng cũng đã được các chiến sỹ vận động đi cách ly theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Khó khăn lớn nhất của tổ công tác có lẽ là chuyện giao thông, đi lại. Bởi phần lớn những con đường ở vùng đất miền biên viễn này đều cong cua, dốc núi, có những đoạn một bên thăm thẳm vực sâu, bên kia vách đá dựng trời. Khó khăn, hung hiểm là thế nhưng các chiến sỹ vẫn cố gắng xuống từng bản, vào từng nhà, gặp từng người để phân tích, tuyên truyền, giảng giải cho họ các phương pháp phòng, chống dịch Covid0-19 tới người dân.
Video đang HOT
Các chiến sỹ chốt chặn y tế bản Pá Kha của đồn biên phòng Nà Bủng đã truyên truyền, vận động tới cả 150 hộ với trên 1.500 nhân khẩu.
Để tránh giờ lên nương của đồng bào, thông thường các chiến sỹ phải dậy từ 4-5h sáng. Đánh răng, rửa mặt, ăn uống qua loa rồi cắp thùng khẩu trang, túi thuốc dũi lút vào sương núi mà đi. Còn buổi chiều, cứ khoảng 3-4h chiều là các chiến sỹ bắt đầu khởi hành để xuống đến bản trước khi trời tối. Đó cũng là lúc bà con vừa trở về nhà sau một buổi đi nương.
Bản Pá Kha với 98% là dân tộc Mông với những hủ tục đè nén từ thời xa xưa. Người dân mỗi khi ốm đau chỉ nghĩ đến việc mời thầy mo về cúng ma chứ không nghĩ đến việc đi bệnh viện gặp bác sĩ thăm khám. Trong ý nghĩ của dân bản dịch Covid-19 còn mơ hồ lắm, có người còn chẳng hiểu dịch Covid-19 là gì, người hiểu chút thì lại nghĩ là dịch còn ở rất xa xôi tận đẩu tận đâu. Bộ đội biên phòng như chiến đấu với ma vậy.
Nhưng bằng sự nhiệt tình và đầy tâm huyết, các chiến sý chốt chặn y tế bản Pá Kha của đồn Nà Bủng đã tuyên truyền vận động đến từng người dân trong bản về việc phòng, chống dịch bệnh và đã được toàn bộ dân bản tin và nghe theo. Nhờ đó, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn chưa có trường hợp dương tính với dịch bệnh Covid-19.
Dù sinh hoạt trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt; điều kiện ăn uống, nghỉ nghơi vô cùng thiếu thốn nhưng các chiến sỹ chốt chặn y tế bản Pá Kha quyết tâm kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 24/24.
Nhiều ngày tại chốt chặn y tế nơi tuyến đầu bản Pá Kha, cùng sống, cùng ăn, cùng ở, cùng tuyên truyền với các chiến sỹ tôi thật sự cảm phục lòng nhiệt huyết, quyết tâm “ Chống dịch như chống giặc” của các chiến sỹ đồn biên phòng Nà Bủng.
Bản Pá Kha là một điểm bản xa xôi khuất nẻo của huyện Nậm Pồ. Mùa này thời tiết khô hanh như lửa cực kỳ khắc nghiệt, bốn bề gió Lào thổi từ sáng tới chiều, nhiều chiến sỹ không quen thời tiết thỉnh thoảng mũi lại chảy máu cam, mắt môi khô khốc. Nhiệt độ ngày đêm ở đây chênh nhau từ 15 đến 17 độ.
Ngày nắng nóng là vậy mà đêm đến nhiệt độ hạ thấp đột ngột kèm theo những cơn mưa giông rừng gió lạnh. Mưa lốc giật tung hết cả chốt chặn đi mấy lần, các chiến sỹ lại phải kỳ cụi căng che lại lều lán. Gió ở rừng thường lớn, gió trên cao lùa xuống, gió từ lòng thung bốc lên, bốn bề gió thổi. Dù hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng cũng không làm giảm ý chí bám chốt của các chiến sỹ.
Các chiến sỹ chốt chặn ý té bản Pá Kha hành quân, kiểm soát trên những con đường mòn.
Có những câu chuyện mà chúng tôi được chứng kiến hoặc nghe kể tại chốt y tế bản Pá Kha: Có chiến sỹ cả tháng trời ôm cột mốc nhớ vợ, nhớ con, nhớ tiếng còi xe và nhớ cả cả tiếng người quen thương. Cũng có cán bộ vợ ốm con đau không về được, chỉ biết tranh thủ tìm chỗ có sóng rồi điện thoại về hỏi thăm. Nước mắt chảy tràn suốt hai đầu cuộc gọi.
Nậm Pồ mùa này trời trong vắt, nắng trong vắt, trong như nước mắt của những người vợ chờ chồng. Thật khó có thể đong đếm được hết những gian lao, vất vả, những tủi hờn, thua thiệt mà những người lính biên phòng và người thân của họ phải trải qua. Chỉ biết rằng, để có một vùng biên giới với những bản làng giữ được sự yên bình như bây giờ, họ đã phải đánh đổi, hy sinh rất rất nhiều.
Con đường xuống bản của các chiến sỹ vất vả thêm đôi chút vì cơn mưa rừng đêm trước.
Bao vất vả, khó khăn nhưng trên môi các chiến sỹ vẫn nở nụ cười tươi.
Dù làm việc cũng như sinh hoạt trong điều kiện địa hình, thời tiết khó khăn, sống trong những căn lều lán tạm bợ, ăn uống thiếu thốn không đảm bảo nhưng các chiến sỹ vẫn thay phiên nhau canh giữ, giám sát 24/24, tuyên truyền vận động đến cả 150 hộ trong bản.
Các chiến sỹ chốt y tế Pá Khá cũng như hàng nghìn chốt chặn y tế khác dọc đường biên quyết tâm cùng cả đất nước đảm bảo việc phòng, chống dịch bệnh với tinh thần cao nhất, không lơ là bất kể một phút giây nào.
LTS: Trong cuộc chiến với “giặc Covid-19″, sự đóng góp to lớn của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam là không thể phủ nhận: Từ nơi cửa khẩu, đường biên giữa rừng núi trùng điệp cho tới giữa thành thị phồn hoa, đều có thể thấy sự góp mặt của những người chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam. Không quản ngại khó khăn gian khổ luôn ở trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ người dân, đặc biệt phát huy hiệu quả trong việc thực hiện hỗ trợ cách ly với hàng vạn người…
Loạt bài Ấm tính quân dân giữa tâm dịch Covid-19 của NTNN/Dân Việt sẽ làm sáng rõ thêm hình ảnh tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ, những người luôn sát cánh cùng nhân dân cả nước vượt qua những thời điểm nguy nan, gian khó nhất…
Thu Hường – Thanh Tùng
Trao hơn 1.500 chiếc mặt nạ tặng lực lượng phòng dịch
Sáng 3-4, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, hưởng ứng chủ trương của T.Ư, "chống dịch như chống giặc", ngoài việc phát động phong trào may khẩu trang phát miễn phí đến người dân, Đoàn Thanh niên Sở Y tế tỉnh đã tổ chức chương trình làm và trao tặng mặt nạ phòng dịch Covid-19 tặng lực lượng y tế, cán bộ, chiến sĩ bộ đội, công an làm nhiệm vụ ở các khu cách ly tập trung địa bàn tỉnh.
Đoàn viên thanh niên Sở Y tế khẩn trương hoàn thành lượng lớn mặt nạ, phục vụ chống dịch.
Trong hơn tuần qua, 30 đoàn viên thuộc chín chi đoàn của chín bệnh viện trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã tích cực tham gia, làm được hơn 1.500 chiếc mặt nạ phòng dịch.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, ngoài áo quần phòng hộ, mũ y tế, mắt kính, khẩu trang y tế, thì mặt nạ chống dịch là một phương tiện được xem là hiệu quả, giảm nguy cơ tiếp xúc giọt bắn từ người đối diện.
Hiện, toàn bộ số mặt nạ phòng dịch sau khi hoàn thành đã được Đoàn Thanh niên Sở Y tế vận chuyển đến các khu cách ly tập trung, các bệnh viện và tám chốt kiểm dịch trên địa bàn tỉnh để cấp phát miễn phí cho các chiến sĩ công an, bộ đội, y bác sĩ... làm nhiệm vụ ở tuyến đầu trong chiến dịch phòng, chống dịch Covid-19.
Trước đó, Đoàn Thanh niên Sở Y tế cũng đã trao 5.000 kính bảo hộ chống dịch tặng cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam, phục vụ công tác chống dịch tại địa phương.
Giám đốc Sở Y tế tiếp nhận kính bảo hộ do Đoàn Thanh niên trong ngành trao tặng.
TẤN NGUYÊN
Việt Nam là một hình mẫu chống đại dịch Covid-19 Những biện pháp chống dịch bệnh Covid-19 khẩn trương, quyết liệt của Việt Nam đã được nhiều quốc gia và tổ chức thế giới đánh giá cao, ghi nhận như một hình mẫu trong việc phòng chống đại dịch này khi Việt Nam đang kiểm soát, không để dịch bệnh bùng phát mạnh như nhiều quốc gia khác. Việt Nam được thế giới...