Chuyện chiến đấu cơ Mỹ tự bắn rơi chính mình
Phi công lái chiến đấu cơ khai hỏa rồi tiếp tục hành trình mà không biết rằng đầu đạn do máy bay phóng ra đang lao về phía mình.
Tiêm kích F-11 Tiger của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Hà Lan mới đây xác nhận việc một tiêm kích F-16 của nước này bị trúng đạn do chính mình bắn ra trong một cuộc tập trận hồi đầu năm.
Chiếc tiêm kích khai hỏa pháo M61 cỡ nòng 20 mm khi diễn tập tấn công mục tiêu mặt đất, sau đó tình cờ bay vào đúng loạt đạn vừa được bắn ra. Chiếc F-16 may mắn chỉ bị hư hại khi viên đạn làm rách vỏ máy bay, mảnh đạn bị hút vào động cơ.
Đây không phải lần đầu tiên có máy bay chiến đấu gặp sự cố tự bắn chính mình. Cách đây 63 năm, phi công Thomas Attridge lái máy bay thử nghiệm cho tập đoàn Grunmman, điều khiển chiếc F-11 Tiger cũng gặp sự cố tương tự.
Để thử nghiệm vũ khí, Attridge cho máy bay hướng về phía biển, và khai hỏa 4 khẩu pháo Colt Mk 12 cỡ nòng 20 mm ở độ cao 3.900 mét.
Video đang HOT
Tiêm kích F-11 Tiger sớm chết yểu vì các máy bay hiện đại hơn.
Máy bay sau đó hạ độ cao xuống 2.100 mét và khai hỏa lần hai, trước khi đạt vận tốc siêu thanh. Đến lúc đó, Attridge nhận thấy nắp kính buồng lái đột nhiên lõm vào trong, máy bay rung lắc và động cơ xuất hiện nhiều âm thanh lạ.
Attridge sau đó cho chiếc F-11 bay chậm lại và tìm cách về sân bay. Màn hình máy bay khi đó hiển thị trạng thái nguy hiểm, động cơ chỉ còn 78% sức đẩy và cửa hút gió bên phải có lỗ thủng lớn.
Khi còn cách mặt đất 365 mét, động cơ máy bay đột nhiên ngừng hoạt động. Attridge cho máy bay hạ cánh bằng bụng xuống một khu rừng gần sân bay. Máy bay gãy hết cánh nhưng phi công may mắn chỉ bị thương nhẹ và nghỉ mất 6 tháng.
Cuộc điều tra sau này kết luận chiếc F-11F đã trúng ba viên đạn 20 mm do chính máy bay này bắn ra. Viên đạn đầu tiên xuyên qua kính buồng lái, viên thứ hai phá thủng mũi máy bay, còn viên cuối cùng gây hư hại cửa hút gió bên phải và phần động cơ.
Phác họa lý do khiến chiếc F-11 Tiger trúng đạn của chính mình.
Nguyên nhân là sau khi phóng loạt đạn đầu tiên, Attridge đã cho máy bay hạ độ cao. Bằng một cách nào đó, loạt đạn đầu tiên đã đưa 3 viên đạn vòng theo đúng góc bay của chiếc F-11.
Trong khi viên đạn giảm dần tốc độ vì ma sát thì chiếc F-11 lại càng tăng tốc và cùng gặp nhau tại một điểm trên bầu trời, báo cáo kết luận.
Hải quân Mỹ sau này yêu cầu phi công tiêm kích đổi hướng hoặc nâng độ cao mỗi khi khai hỏa pháo chính để đề phòng sự cố hy hữu trên.
Về phần chiếc F-11 Tiger, hải quân Mỹ chỉ mua 200 máy bay loại này và chúng sớm bị loại biên khi những thế hệ máy bay mới xuất hiện, như chiếc -8 Crusader và F-4 Phantom II. Những chiếc F-11 Tiger cuối cùng được dùng cho bay biểu diễn, đến năm 1969 thì không còn một chiếc nào cất cánh trên bầu trời.
Theo Danviet
Nguồn gốc bí ẩn trăm năm về Thác máu ở Nam Cực
Thác máu ở Nam cực từng khiến các nhà khoa học đau đầu suốt hàng thập kỷ, nhưng giờ đây họ tin rằng đã giải mã được bí ẩn trăm năm.
Thác đỏ như máu ở Nam Cực.
Theo Daily Star, sông băng Taylor ở Nam Cực là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất. Khu vực này có thác nước nổi bật bởi màu đỏ như máu nên còn được gọi là Thác máu.
Năm 1911, nhà thám hiểm người Úc có tên Griffith Taylor phát hiện Thác máu trong một chuyến phiêu lưu đến Nam Cực.
Thay vì dự đoán về một thế lực thần bí hay thứ gì đó tàn sát động vật nơi đỉnh thác, Taylor cho rằng thác nước màu đỏ có thể là do nhiễm tảo. Quan niệm này đã không thay đổi trong suốt trăm năm.
Để tìm ra lời giải cho bí ẩn, các nhà khoa học đã lấy mẫu nước ở khu vực về nghiên cứu. Kết quả cho thấy nước màu đỏ là do có hàm lượng sắt cao. Các nhà khoa học giải thích lượng sắt cao có thể là do nguồn nước chảy qua một khu vực gần như không có oxy hoặc ánh sáng.
Thác máu là kết quả của phản ứng hóa học.
Nhà nghiên cứu Jessica Badgeley giải thích: "Ẩn sâu trong nguồn nước là cả một hệ sinh thái các loài vi khuẩn mắc kẹt hàng triệu năm dưới lòng đất. Hồ nước chứa các chất sắt, trở thành môi trường cho các loại vi khuẩn tự dưỡng sinh sống".
Nước đổ ra từ Thác máu tiếp xúc với oxy trong không khí tạo thành kết tủa oxit sắt có màu đỏ.
Phát hiện được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu địa vật lý hồi đầu năm nay. Khu vực này hiện này không có sinh vật sinh sống vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Cách duy nhất để đến được Thác máu là đáp trực thăng đến trung tâm nghiên cứu McMurdo của Mỹ hoặc đến trạm nghiên cứu Ross của New Zealand.
Theo Danviet
Rau ngót - Cây rau, cây thuốc quý Rau ngót là một loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau ngót sinh trưởng nhanh và ít sâu bệnh, không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì vậy ăn rất an toàn. Người ta sử dụng lá rau ngót để nấu canh với thịt hay tôm rất ngon và bổ dưỡng. Rau ngót có nhiều protein, các...