Chuyện chia thưởng ở tuyển Việt Nam: Nhìn cách cư xử của HLV Park Hang-seo
Với bóng đá Việt Nam, đôi khi việc chia thưởng cũng khó như giành được huy chương, lần nào cũng để lại điều tiếng. Một thành viên của đội tuyển nhận xét: Nếu ai cũng cư xử như ông Park Hang-seo thì chả bao giờ có chuyện lình xình.
Mọi việc rối tung, rối mù lên khi Công ty Hóa chất Đức Giang yêu cầu ông Mai Đức Chung, HLV trưởng phải cung cấp số tiền các thành viên đội tuyển nữ nhận tiền thưởng mới chịu giao mang số tiền 500 triệu đồng mà đơn vị hứa thưởng.
Lùm xùm chuyện tiền thưởng ở đội bóng đá nữ. Ảnh: cafebiz.vn.
Lắt léo đường đi
Rồi ông Chung khéo léo từ chối, dư luận xã hội lên tiếng và đại diện Công ty Hóa chất Đức Giang sau đó đã đem tiền đến trụ sở VFF nhưng không ai nhận. VFF thông tin rằng họ yêu cầu các Mạnh Thường quân chuyển tiền cho Liên đoàn để họ giao cho các đội tuyển tự chia nhưng sự thật không hẳn như thế.
Bởi vì, sau đó Liên đoàn lại chỉ định tài khoản cá nhân là bà Trần Thị Bích Hạnh (chuyên viên phòng Các ĐTQG) để lo chuyện nhận tiền thưởng cho đội tuyển nữ. Bao nhiêu ban bệ của VFF và tài khoản của Liên đoàn lại “quên” không được sử dụng vì lý do gì thì những người am hiểu tài chính chả khó để tìm lời giải đáp.
Vì được “nhờ tài khoản” nên bà Trần Thị Bích Hạnh dù không có tên trong danh sách ĐT nữ Việt Nam tại SEA Games 30 nhưng vẫn được xếp thưởng loại A – (đứng hàng thứ 2 trong 4 mức thưởng). Thế nên, tuy chẳng hề “đổ mồ hôi và thậm chí cả máu” trên sân nhưng bà Hạnh vẫn có mức thưởng ngót nghét tiền tỷ ngang bằng 2 cầu thủ và trên 8 cầu thủ. Vô lý!
Video đang HOT
Nếu được tự đề xuất thì bà Trần Thị Bích Hạnh cũng chẳng dám nhận mức này, mà nó được “tập thể ĐT nữ nhất trí”. Việc bà Hạnh được ký tên nhận số tiền đó sẽ làm vui nhiều khác người (?!!) và từ hồi giải vô địch Đông Nam Á 2019 trước đó vào tháng 8 tại Chonburi (Thái Lan), giải mà ĐT nữ Việt Nam vô địch cũng đã có những câu chuyện như thế.
Việc dùng tài khoản cá nhân để lo việc tập thể, đã từng có những bài học nhãn tiền, năm 2012 đã xảy ra việc tày đình là Trưởng bộ môn cầu mây Nguyễn Xuân Hạnh đột ngột ôm 1,5 tỷ đồng số tiền thưởng của ĐT nữ cầu mây rồi… biến mất. Tất nhiên là các quan chức quản lý biết chuyện chỉ biết im miệng ngậm bồ hòn tránh để thông tin lộ ra ngoài.
Tuy nhiên, ngoài những lình xình đó, có một câu chuyện khá hy hữu, Trưởng đoàn Phạm Thanh Hùng vốn là Chủ tịch HĐQT Công ty khai thác Than khoáng sản vàng Hà Giang kiêm Trưởng ban bóng đá nữ VFF và Chủ tịch CLB nữ Than Khoáng sản Việt Nam, lần đầu đóng vai Trưởng đoàn chỉ cho mà không nhận. Ông Hùng đã tuyên bố thưởng cho đội tuyển nữ trước giải 1,5 tỷ đồng và cứ mỗi trận thắng ông chủ gốc Quảng Ninh sẽ rút túi thưởng thêm 500 triệu đồng.
Nhân cách Park Hang-seo
Không chỉ giỏi về chuyên môn mà cách đối nhân xử thế của ông thầy Hàn Quốc đã để các học trò, đồng nghiệp kính trọng. Ảnh VFF.
Nhớ lại lễ tổng kết và trao huy chương lại SEA Games 30. Do số lượng thành viên của đội tuyển bóng đá nam chúng ta nhiều hơn 30 bộ HCV theo quy định của Ban tổ chức, nên ông Park… trốn, nhường cho các thành viên khác.
Đến khi làm lễ chào cờ, ông Trần Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch VFF mới tìm trao cho ông Park nhưng các ống kính truyền hình vẫn thấy trên cổ ông thầy người Hàn không có huân chương. Hóa ra, ông Park đi tìm và tặng lại cho trợ lý số 2 Kim Han- Yoon.
Tại VCK U23 châu Á 2020, khi đội U23 Việt Nam thất bại, không cần nói nhiều, ông nhận hết trách nhiệm về phía mình. Ông muốn dư luận bao dung hơn với các sai lầm của thủ môn Bùi Tiến Dũng và các học trò. Người ta thấy cái tâm của ông dành cho bóng đá, học trò nhìn nhận ông như một người cha của một gia đình đông con.
Nhân cách của người như ông Park rất đáng kính trọng, không chỉ cho quan chức thể thao. Ông đã vượt lên vật chất đời thường, khi bước lên đỉnh vinh quang, ông nhường cho người khác. Nhưng khi đội bóng thất bại, ông tiến lên phía trước dũng cảm nhận trách nhiệm.
Không chỉ giỏi về chuyên môn mà cách đối nhân xử thế của ông thầy Hàn Quốc đã để các học trò, đồng nghiệp kính trọng.
Theo An Thanh (Báo Nghệ An)
U23 Việt Nam bị loại giải U23 châu Á: Thầy Park & học trò nên vui hay buồn?
U23 Việt Nam trải qua hành trình U23 châu Á 2020 vô cùng khó nhọc, để rồi nhận lấy thất bại ngay từ vòng bảng. Nỗi buồn có rất nhiều, nhưng đâu đó vẫn có những niềm vui nhỏ nhoi.
U23 Việt Nam tham dự giải U23 châu Á với sự tự tin cao độ. Vị thế nhà đương kim á quân U23 châu Á cùng với chức vô địch SEA Games 30 là lời khẳng định cho tham vọng của "Những ngôi sao vàng". Bên cạnh đó, trong suốt 2 năm qua, bóng đá Việt Nam từ khi bén duyên cùng HLV Park Hang Seo đánh đâu thắng đó, giải nào cũng gặt hái thành công vang dội.
U23 Việt Nam phải về nước sớm hơn dự định
Nhưng cũng vì thế, thất bại trong tham vọng chinh phục giải U23 châu Á 2020 lại càng khiến người hâm mộ, các cầu thủ cũng như chính HLV Park Hang Seo thêm phần thất vọng. Thua một trận đấu cụ thể đã buồn, thua ở cả một giải đấu lớn lại càng buồn hơn gấp nhiều lần. Có nhiều điều bi đát để nói về màn trình diễn của "Những ngôi sao vàng" ở giải đấu cấp độ châu lục lần này. Và để phân tích, trong mỗi kết quả không tốt luôn có hàng loạt vấn đề.
Vào lúc này, nỗi thất vọng đang bao trùm lấy đoàn quân của HLV Park Hang Seo. Chuyện rất bình thường, thắng thì vui mà thua thì buồn, luôn luôn là vậy. Thầy Park đứng ra nhận trách nhiệm cho hành trình thất bại của U23 Việt Nam. Ông khẳng khái thừa nhận, thất bại trong mỗi một giải đấu, HLV vẫn luôn là người phải chịu trách nhiệm chính, cho dù bất cứ sai lầm hay sự cố nào xảy ra trên sân.
Trong khi đó, thủ môn Bùi Tiến Dũng phải viết tâm thư gửi đến người hâm mộ, sau sai lầm rất khó để tha thứ ở trận thua U23 CHDCND Triều Tiên trong lượt đấu cuối. Bùi Tiến Dũng đã chơi tốt trong suốt 2 trận đấu đầu tiên, trước U23 UAE và U23 Jordan. Tuy nhiên, chỉ một sai lầm trong trận đấu cuối cùng vòng bảng đã phá hỏng tất cả. Và cộng với sai lầm từ vòng bảng SEA Games 30, lúc này Bùi Tiến Dũng trong mắt nhiều người hâm mộ chẳng khác nào gã phản diện.
Thế nhưng, trong rất nhiều nỗi buồn đang choán lấy toàn đội, vẫn có niềm vui nho nhỏ. Đó là các cầu thủ "được" về sớm, để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cùng gia đình. Rất nhiều người trong số họ - như là Quang Hải, Tiến Linh đã đi biền biệt trong một khoảng thời gian rất dài.
Và nếu U23 Việt Nam thi đấu tốt, lọt vào vòng bán kết thì họ sẽ đón Tết trên đất Thái Lan. Một cái Tết xa nhà thì cũng có chút buồn. Và việc về nhà sớm - dù thất vọng, nhưng cũng là dịp để họ chuẩn bị cho một cái Tết đầm ấm bên người thân.
Thủ môn Bùi Tiến Dũng lúc này có lẽ đang rất giận bản thân với sai lầm đáng tiếc
Tất nhiên, niềm vui nhỏ bé ấy chẳng xua được nỗi buồn lớn lao đang bao vây lấy U23 Việt Nam. Các cầu thủ buồn, ban huấn luyện buồn, và người hâm mộ cũng rất buồn. Bởi lẽ, nó đi ngược với sự kỳ vọng, với thói quen chiến thắng của binh đoàn áo đỏ dưới thời HLV Park Hang Seo, đi ngược với hành trình vòng loại vô cùng thuyết phục mà nổi bật trong đó là chiến thắng 4-0 trước U23 Thái Lan.
Nhưng dù sao một thất bại cũng là cần thiết với bóng đá Việt Nam, với chính người hâm mộ. Vòng chung kết U23 châu Á 2020 là lời nhắc nhở cho tất cả, rằng bóng đá nói riêng cũng như rất nhiều lĩnh vực khác nói chung, không thể cứ thắng mãi được. Thất bại ấy đưa tất cả trở lại mặt đất, để hiểu rằng nếu cứ ngủ quên trên đỉnh cao danh vọng, thì những thất bại sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều so với hành trình U23 châu Á 2020.
Theo Tiến Long (Khám Phá)
Từ thất bại của U23 Việt Nam, trở về với thực tại V.League Người hâm mộ có thể tiếc nuối vì U23 Việt Nam đã không thể lập lại kỳ tích Thường Châu 2 năm trước, nhưng đó là kết quả đã được dự báo trước. Chuỗi trận ấn tượng cùng HLV Park Hang-seo trong 2 năm qua đã khiến mọi người quên đi thực tại của bóng đá Việt Nam, với nền tảng là những...