Chuyện chị Dzú độc thân vui tánh Sài Gòn: Gác lại mọi hoài bão, ước mơ để quay về bán bún lề đường, chăm mẹ cha bệnh nặng
Cả một đời vẫy vùng, làm đủ nghề, yêu đương nồng nhiệt và rong ruổi khắp nơi trong và ngoài nước… Thế rồi đến khi cha bị tai biến liệt nửa người, mẹ lẫn và hoại tử chân, chị Bùi Kim Thư (43 tuổi) quyết gác lại tất cả, quay về vì 2 chữ: Gia đình.
“Má… má… Hồi xưa bao nhiêu tháng con chui ra khỏi bụng hở má?” – chị Thư hỏi vội.
“Ai biết mầy! Tuổi mầy má còn hổng nhớ lấy gì nhớ sinh bao nhiêu tháng?” – má cáu.
“10 tháng đó. Tui hông sinh nó tui còn biết…” – dì Lan thêm vào.
“Haha… Đúng á mày. Xưa chị sinh già hơn 10 tháng mới chui ra khỏi bụng lận, nên mày thấy chị lì hông, dữ hông?”
“Dữ quá chời luôn. Nãy nhìn còn tưởng đàn ông hông à!”
“Haha… Lúc đầu ai nhìn tao cũng nghĩ vậy á. Biết sao không? Vì tao hiền quá, yếu đuối quá nên mới lấy hình xăm, cắt tóc tém để che lấp bên trong”.
Bà dzú Thư đon đả kể, tay vẫn thoăn thoắt đảo đều nồi nước lèo thơm nức. Vừa đưa đẩy chiều lòng khách “có ngay… có ngay…”, lại phải ngó nghiêng má, trò chuyện cho má bớt buồn, cho má chịu ngồi yên trên chiếc xe lăn cũ gần 1 năm nay.
Người ta thường bảo: Mỗi chúng ta trong cuộc đời này, thường phải mất 2/3 quỹ thời gian để loay hoay trong những con đường ‘vòng vèo, chùng chình’ của hoài bão, ước mơ. Nhưng rồi một mai giữa những biến cố, khi bố mẹ già nua, bệnh tật… liệu mấy ai đủ can đảm mà bỏ lại tất cả, quay về trong liếp nhà nhỏ, lặng lẽ cùng đôi tay già úa, nhăn nheo của bậc sinh thành?
Đơn giản vì 2 chữ: tình thân!
Câu chuyện mà tôi kể sau đây là về một người phụ nữ như thế! Chị tự nhận mình đã từng có một đời vùng vẫy, rong ruổi khắp nơi, có trong tay tiền tài, tình yêu… Nhưng rồi một ngày gia đình quỵ ngã, chị sẵn sàng gác lại tất cả. “Đó không còn là lựa chọn, mà phải làm” – chị nhắn.
Tôi ghé quán bún măng Dzú vào một chiều mưa rả rích, nhờ vào lời giới thiệu ‘hút tai’ của người bạn: Món ăn độc và đặc biệt nhất Sài Gòn. Độc, vì ở thành phố này chỉ duy có chị Thư mới biết cách biến tấu cái riêng của thịt bò, mắm tôm, măng tươi… trở nên gây nghiện. Đặc biệt, bởi đằng sau nó còn là cả câu chuyện dài về tình yêu 12 năm trời bên kia nước Pháp và về tình mẫu tử thiêng liêng.
“Mẹ chị đấy! Bà bị lẫn lâu rồi nên lúc nhớ lúc quên, như trẻ con vậy. Ngày nào tao cũng phải kiếm gì cho bà làm để bà bận, chứ không chẳng chịu ngồi yên” – chị Thư giới thiệu.
Mấy năm trước, trong một lần sơ ý mà móng chân của mẹ chị đâm phải vật nhọn rồi sưng tấy, hoại tử. Nghĩ chẳng có chuyện gì nên bà giấu lặng. Đến tháng 10 năm ngoái, Sài Gòn vào mùa ngập lớn, một lần lội vào vũng nước đen mà chỗ sưng ấy cứ thế thúi thịt rồi đen ngòm dần.
“Buổi sáng xuống nhà tự nhiên thấy máu rỉ đầy sàn, tao cứ nghĩ là do con chó nhà nuôi tới tháng… Ai ngờ, lúc má giơ chân lên, máu đã tứa ra nhiều lắm mà bả cứ lấy giấy chặm, miệng cười liên hồi bảo hổng sao, hổng sao… Tao khóc quá trời!”
Video đang HOT
Đó là giai đoạn khó khăn nhất khi ba vừa bị tai biến liệt nửa người, mẹ lại hoại tử thêm lẫn tuổi già. Ở viện điều trị kéo dài, phải truyền nhiều đợt thuốc nên cứ thế trí nhớ bà giảm dần. Bà hay nói mông lung, nhiều khi còn quên mình mang vết thương, đứng dậy bước đi như không làm máu rỉ cả sàn. Chị Thư khóc mãi…
“Vài tháng sau thì bà nằng nặc đòi về. Vì vết thương lớn quá nên lần đó bác sĩ cũng trả về. Tao đành thuê y tá tới nhà chăm nhưng người ta đành lắc đầu. Lúc đó, chẳng ai nghĩ mẹ chị có thể qua khỏi tháng Giêng. Thôi thì được ngày nào hay ngày đó…”
Đến lúc này, muốn hay không thì cũng đã đặt vào tình thế sinh tử, chị Thư tự tay học cách chăm rửa vết thương cho mẹ. Chị đành gác lại đằng sau tất cả hoài bão, cùng chị Huyền (chị gái) quay về nhà, ngày ngày chăm 2 phận già.
“Lúc đó để có tiền chữa bệnh cho mẹ chị mới nghĩ làm cái gì đó. May ngày xưa chị có học được món bún măng bò gia truyền nên mở trước nhà. Cứ sáng cho mẹ ngồi xe lăn, vừa bán vừa ngó nghiêng…” – chị Thư cười.
Chị Thư hay bảo: Ngày xưa chị là một đôi chân sáo đi rong.
Thiệt! Hồi đó, cứ xe máy, vài người bạn, chị đi khắp Việt Nam: Tà Năng, Phan Thiết, Quy Nhơn, Đà Lạt,… chẳng mấy khi chịu ở nhà. Rồi thì sang Mỹ, vài tháng chị đã đặt chân tới bãi biển Hawaii xinh đẹp. Cuộc sống hết mình trên những cung đường rộng lớn.
Năm 27 tuổi, chị có tình yêu đầu cùng một người Việt kiều tên Thành, cả hai gắn kết hơn 12 năm trời. Ở Sài Gòn, chị cùng anh xây dựng nhiều nhà hàng lớn nhỏ để kinh doanh. Vậy mà, cái lần anh ngỏ lời đưa chị sang Pháp, cái duyên chưa tới nên cuối cùng 2 người chẳng đến được bên nhau.
“Cái món bún măng bò cũng từ gia đình anh ấy mà ra. Chị nhớ hồi sinh nhật dì Mười, Sayko (em họ anh Thành – PV) vì nhớ mẹ nên nấu món này đãi tụi chị. Lần đó chị mới biết ở Việt Nam không có món này chứ bên Pháp, dì Mười hồi còn sống đã mở nhà hàng làm ăn ngon lắm.
Lúc đó, Sayko bảo: Nếu Thư bán món này, Sayko chỉ nhưng Thư giữ cho mình thôi nhé. Mình cũng ậm ự, chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày nấu bún măng bò bán như giờ…” – chị Thư kể.
Thế đấy, món bún măng bò bà Dzú vì hương vị độc lạ đã níu chân bao người Sài Gòn. Đó không chỉ là một món ăn, mà còn là kỷ niệm tình yêu, là đong đầy nghĩa tình chữ hiếu của người con gái gác lại tất cả vì mẹ già. “Nhiều người hay bảo quán tao bán lề đường mà cần chi nhặt rau giá bỏ gốc chi cho cực. Biết sao không? Vì tao phải để mẹ làm việc như thế, nhặt từng cọng rau cả ngày để bà bận, bớt cô đơn mà chịu ngồi yên trên xe cho chân không rỉ máu…” – Thư cười.
Cứ thế, sau biến cố cuộc đời, chị Huyền, chị Thư – những người phụ nữ độc thân ở cái tuổi bên kia dốc, sau tất cả lại quay về bên gia đình, có cha, có mẹ.
Từ đôi chân vùng vẫy khắp vùng trời cuối đất, từng có những ngày ở trời Tây cầm tiền mà tự hỏi hạnh phúc? Giờ đây, dù tàn phai nhan sắc, chôn chân trong căn nhà thuê, ngày ngày chăm cha mẹ bệnh, mưu sinh bằng chiếc xe đẩy lề đường,… Hỏi có phải là sự đánh đổi lớn không?
Lớn!
Nhưng hơn hết, chị nhận lại được bài học tình thân. Là kỳ tích được viết lên bởi tấm lòng hiếu thảo của người con gái, dám hy sinh tất cả để cứu mẹ qua khỏi cái tháng Giêng Sài Gòn mưa lớn năm ấy!
“Bây giờ còn buồn, tiếc nuối không Thư?” – tôi hỏi.
“Mày đoán xem??? Haha… chân tao chân đi mà một ngày bắt tao đứng yên, ở trong 4 bức tường, chăm người bệnh thì có bứt rứt hông? Nhưng rồi sau này nếu em ở hoàn cảnh như chị thì sẽ nhận ra: Cả một đời rong ruổi, đến lúc cha mẹ có chuyện gì thì ai cũng sẽ làm như chị thôi…
Tao chấp nhận hết…” – chị khẽ cười trong mưa.
Theo saostar
Thiếu nữ Nhật và ước mơ trở thành thần tượng Kpop: Đánh đổi và hy sinh cuộc sống, tiền bạc lẫn danh tiếng để được nổi tiếng ở Hàn Quốc
Ước tính có khoảng hơn 1 triệu thiếu nữ từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và những nước Châu Á khác đang nuôi mộng trở thành thần tượng Kpop. Họ luôn ao ước có được sự nổi tiếng bằng cách tham gia các buổi thử giọng cho các công ty lớn nhỏ, trong đó có một vài người được chọn làm thực tập sinh.
Yuuka Hasumi, 17 tuổi, đã tạm gác việc học trung học ở Nhật Bản và bay đến Hàn Quốc vào tháng 2 vừa qua để bắt đầu thực hiện ước mơ trở thành thần tượng Kpop. Nhiều người đều biết rằng, với môi trường huấn luyện khắc nghiệt tại xứ sở Kim Chi này, bạn phải đánh đổi mọi thứ, phải tập luyện cả ngày lẫn đêm để luyện thanh cũng như vũ đạo. Trong quá trình đào tạo, bạn phải chấp nhận 3 không, không bạn trai, không có sự riêng tư và không sử dụng điện thoại.
Hasumi đã gia nhập trường Acopia, một trường học ở Seoul chuyên dành cho những thiếu nữ Nhật Bản đến đây để học làm thần tượng. Tại đây, các thiếu nữ được dạy vũ đạo, luyện thanh, học tiếng Hàn để cạnh tranh với những thiếu nữ nước khác trong quá trình thi tuyển vào các công ty giải trí lớn. Nếu như may mắn được chọn, họ sẽ trở thành thực tập sinh và có khả năng được ra mắt, trở thành thần tượng Kpop.
Hasumi cùng bạn biểu diễn tại trường.
"Đối với em, điều này thật không đơn giản chút nào", Hasumi nói bằng tiếng Nhật với bộ dạng ướt đẫm mồ hôi sau khi luyện vũ đạo cùng một người bạn 15 tuổi tên Yuho Wakamatsu cũng đến từ Nhật Bản. "Chỉ cần vượt qua sự huấn luyện nghiêm ngặt thì sẽ giúp em nâng cao được kỹ năng của mình để có thể làm chủ sân khấu tốt hơn. Khi đó, em nghĩ chính là thời điểm tốt nhất để ra mắt", Hasumi nói.
Hasumi mua sắm sau giờ học mệt mỏi và căng thẳng.
Thiếu nữ Nhật ra phố Hongdae, Seoul để biểu diễn và không quên giới thiệu trang cá nhân thông qua một chiếc bảng nhỏ.
Không chỉ có chế độ tập luyện khắc nghiệt mà học phí tại ngôi trường này cũng vô cùng đắt đỏ. Con số có thể lên đến 3000 đô la Mỹ (khoảng hơn 70 triệu) cho một tháng đào tạo, ước tính có khoảng 500 thiếu nữ Nhật đã đến Acopia nhập học hằng năm. Nhà trường cũng sẽ phối hợp với các công ty giải trí hàng đầu để tạo ra các buổi thử giọng phù hợp, đáp ứng với yêu cầu của công ty, rút ngắn thời gian luyện tập để sớm trở thành thực tập sinh và có cơ hội được ra mắt.
Các cô gái Nhật Bản cũng tập trang điểm theo kiểu Hàn Quốc để tiếp cận được với thị hiếu tại đây.
Trên thực tế, mối quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc chưa bao giờ hết căng thẳng từ sau thời kỳ thuộc địa kéo dài từ năm 1910 đến 1945. Tuy nhiên, bất chấp điều này, hiện tại dòng chảy những nhân tố tài năng của Nhật Bản đang định hình phần nào tại ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc.
Ở chiều ngược lại, Kpop cũng đang tấn công mạnh mẽ vào xứ sở Phù Tang và tạo được vị trí vững chắc tại thị trường khó tính này. Một nhà phê bình lâu năm cho hay, ở Hàn Quốc, các công ty giải trí không quá quan tâm đến mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước, họ vẫn sẵn sàng tiếp nhận những tài năng của Nhật Bản. Trong khi đó, có nhiều nghệ sĩ và nhóm nhạc Hàn Quốc vẫn được chào đón nhiệt liệt tại Nhật Bản và chinh phục khán giả nước này bằng những album hay những buổi hòa nhạc ấn tượng.
Một buổi thử giọng Kpop ở Tokyo, Nhật Bản.
Nhật Bản được xem là thị trường âm nhạc lớn thứ 2 sau Mỹ của Kpop, vì vậy các giải thưởng âm nhạc tại Nhật cũng là mục tiêu lớn mà các nhóm nhạc cũng như nghệ sĩ Hàn nhắm đến. Hasumi đã chia sẻ với Reuters trong thời gian giải lao tại một lớp học tiếng Hàn: "Em nghĩ rằng thật tốt nếu như Nhật Bản và Hàn Quốc cùng kết hợp trong âm nhạc".
Họ chọn ảnh để gửi đến các công ty giải trí.
Điều này cũng không quá khó khăn khi một số tài năng của Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc. Điển hình là nhóm nhạc nổi tiếng hàng đầu hiện nay là Twice, trực thuộc công ty JYP Entertainment có 3 thành viên người Nhật đã và đang chinh phục khán giả khó tính tại xứ Phù Tang. Và cũng chính vì sự thành công này mà JYP vẫn đang ấp ủ cho ra mắt một nhóm nhạc nữ chỉ toàn những cô gái Nhật Bản, đủ để thấy được sự hòa hợp về âm nhạc giữa hai nước sẽ phát triển như thế nào trong tương lai.
Một số chuyên gia trong ngành cho biết, các quan chức ở Hàn Quốc tỏ ra thận trọng khi nhắc đến những thành công của người Nhật trên đất Hàn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những tài năng Nhật đang tìm đến Hàn để thực hiện ước mơ trở thành ngôi sao quốc tế và được trở nên nổi tiếng toàn cầu.
Nao Niitsu tự tập luyện vũ đạo của Kpop.
Nao Niitsu, một sinh viên đại học 19 tuổi đến từ Tokyo trải lòng: " Tôi đã nghe về những câu chuyện như không có thời gian rảnh hoặc không thể làm những gì tôi muốn. Nhưng tôi nghĩ rằng tất cả các ngôi sao Kpop đều phải đánh đổi như thế".
IZ*ONE, nhóm nhạc Hàn - Nhật từ chương trình sống còn Produce 48.
Năm 2018, đài truyền hình Mnet đã kết hợp với nhà sản xuất âm nhạc hàng đầu Nhật Bản - Yasushi Akimoto để làm chương trình sống còn mang tên Produce 48 với sự tham gia của các thực tập sinh đến từ các công ty của Hàn Quốc và những thần tượng đến từ nhóm nhạc thuộc hệ thống AKB48. Cuối cùng sau hơn 2 tháng cạnh tranh khốc liệt đã chọn được 12 thành viên ra mắt trong nhóm nhạc mang tên IZ*ONE với 9 thành viên người Hàn và 3 thành viên người Nhật. Hiện nay, nhóm đang hoạt động mạnh ở 2 thị trường lớn là Nhật Bản - Hàn Quốc và gặt hái được nhiều thành công đáng kể.
Takeuchi Miyu, 23 tuổi, một thần tượng bước ra từ nhóm nhạc AKB48 cho biết cô không hề gặp khó khăn khi từ bỏ sự nghiệp 10 năm ở Nhật để đến Hàn lập nghiệp. Vào tháng 3 vừa qua, Miyu chính thức ký hợp đồng với công ty Mystic Entertainment để trở thành thực tập sinh. Với kinh nghiệm của mình, Miyu có điểm xuất phát nhẹ nhàng hơn những cô gái khác khi chỉ cần luyện thanh trong 7 tiếng mỗi ngày, và học 2 buổi vũ đạo 2 tiếng mỗi tuần. Tuy nhiên, cô cũng không được phép có bạn trai hay làm những việc riêng tư khác. Miyu chia sẻ rằng cô không hối tiếc về quyết định của mình dẫu rằng chưa chắc mình sẽ được lựa chọn để ra mắt.
Takahashi Juri bất chấp sự chỉ trích và phản đối của người hâm mộ, quyết định từ bỏ hào quang tại AKB48 để đến Hàn thực hiện ước mơ trở thành thần tượng Kpop từ con số 0.
Hay đánh đổi như Takahashi Juri, một thần tượng rất nổi tiếng ở Nhật Bản nhưng sau khi tham gia chương trình sống còn Produce 48, tuy không được nằm trong danh sách ra mắt cuối cùng nhưng cô vẫn quyết định từ bỏ sự nghiệp đỉnh cao ở Nhật Bản để Hàn tiến dưới trướng công ty Woolim Entertainment. Với quyết định này của mình, Juri đã vấp phải nhiều sự phản đối và chỉ trích của người hâm mộ. Tuy nhiên, cô vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê và mong muốn trở thành thần tượng Kpop.
(Nguồn: The Guardian, Soompi)
Theo afamily
Trường nhà người ta mở hẳn bữa tiệc bày trăm mâm cỗ trong lễ bế giảng cho học sinh ăn uống tưng bừng Lễ bế giảng của trường người ta đúng là không bao giờ làm chúng ta thất vọng! Chẳng gì bằng những ngày tháng học sinh hồn nhiên ngây thơ cùng những ký ức tươi đẹp đáng nhớ. Với những ai đã tốt nghiệp cấp 3, chắc chắn cũng từng có những lần xúc động đến bật khóc bởi những lưu luyến, bịn rịn...