Chuyện chặt chanh làm củi và những mối lo về xuất khẩu rau quả
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, năm nay giá chanh tươi tăng cao nên không còn cảnh bà con chặt chanh làm củi như năm ngoái, nhưng giá các loại trái cây có múi khác lại giảm mạnh.
Đáng lo là kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 10 tiếp tục giảm, trong khi nhập khẩu lại tăng và Việt Nam đang nhập nhiều loại trái cây trong nước tự sản xuất được.
Thị trường trong nước: Giá nhiều loại trái cây “nhảy múa”
Cụ thể, theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiện giá trái cam sành, cam mật và cam xoàn tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang giảm từ 3.000 – 4.000 đồng/kg so với cách nay khoảng 1 tháng.
Tại nhiều quận, huyện ở TP. Cần Thơ va các tỉnh lân cận như: Hậu Giang, Vĩnh Long…, cam mật được nhiều nông dân bán xô cho thương lái với giá chỉ khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg; cam sanh bán xô với giá 8.000 – 9.000 đồng/kg; cam xoan giá khoảng 10.000 – 12.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá cam xoan bán lẻ tại nhiều nơi đang ở mức 20.000 – 25.000 đồng/kg; cam sanh 12.000 – 17.000 đồng/kg, còn cam mật khoảng 9.000 – 12.000 đồng/kg. Giá trái cam giảm chủ yếu do nguồn cung tăng mạnh vì bước vào rộ mùa thu hoạch và nhiều loại cam chủ yếu tiêu thụ ở thị trương nội địa. Trong khi đó, các loại cam trong nước cũng đang chịu nhiều sự cạnh tranh bởi cam nhập khẩu từ Úc và Mỹ.
Đáng chú ý, do nguồn cung hạn chế nên giá chanh tươi ở các tỉnh miền Bắc năm nay lại tăng vụt, dao động từ 15.000 – 16.000 đồng/kg. Trong khi cũng dịp này năm ngoái, giá chanh rớt thê thảm, chỉ còn 2.000 – 3.000 đồng/kg loại đẹp.
Giá chanh rẻ như bèo khiến nhiều nông dân ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang… bỏ chín rụng không buồn thu hoạch, thậm chí nhiều gia đình đã phải chặt chanh làm củi.
Năm 2018, giá chanh đào tại Hòa Bình chỉ dao động từ 2.000 – 3.000 đồng/kg, khiến bà con chán nản chặt bỏ làm củi, chuyển sang trồng cây khác. Năm nay, giá chanh lên cao, 15.000 đồng/kg thì bà con lại không có chanh để bán. Ảnh: Xuân Tuấn
Bà Nguyễn Thị Thi là đầu mối buôn chanh ở thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình từ nhiều năm nay. Bà Thi cho biết, mỗi ngày cơ sở thu mua của bà có thể xuất vài tấn chanh. Năm 2018, bà mua chanh dễ bao nhiêu thì năm nay lại khó bấy nhiêu. Giá chanh lên cao gấp 3 lần so với năm ngoái mà bà không mua đủ hàng.
Ngồi thẫn thờ bên vườn của gia đình, ông Triệu Văn Hòa ở xóm Đồng Khụ, xã Thống Nhất, thành phố Hòa Bình cũng không giấu nổi tiếc nuối. “Năm ngoái chanh rẻ quá, tôi để rụng đầy gốc. Năm nay, ai ngờ nó lại lên đến 15.000 – 16.000 đồng/kg” – ông Hòa tiếc rẻ nói.
Video đang HOT
Câu chuyện trồng – chặt, cung vượt cầu vẫn đang là chuyện thời sự, là mối lo hàng ngày khi ở nhiều nơi, nông dân đang ồ ạt trồng mít Thái, sầu riêng khi thấy giá 2 loại trái cây này liên tục ở mức cao. Dù đã có khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nhưng tại các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An…, bà con nông dân vẫn đang ồ ạt lên liếp trồng mít Thái trên đất ruộng, phá bỏ các loại hoa mau, cây ăn trái khác để trồng mít, hoặc liều mình trồng sầu riêng trên đất phèn.
Đến nay, Tiền Giang la địa phương có diện tích cây mít lớn nhất khu vực ĐBSCL với tổng diện tích hơn 6.000 ha. Hiện tại, mít Thái đang có giá trên 50.000 đồng/kg, có thơi điểm giá nhảy vọt lên đến 70.000 đồng/kg.
Nghịch lý: Xuất khẩu giảm liên tiếp, vẫn nhập nhiều loại trái cây tự sản xuất được
Cũng theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 10/2019 ước đạt 257 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 10 tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,1 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Trung Quốc đang đứng vị trí thứ nhất về thị trương xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019 với 67,7% thị phần. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả sang thị trương nay trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 1,9 tỷ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo lý giải của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu rau quả giảm mạnh do giá trị xuất khẩu một số mặt hàng rau quả chính giảm mạnh như: Sầu riêng (đạt 215,6 triệu USD, giảm 15,3%), măng cụt (đạt 168,1 triệu USD, giảm 0,9%), dừa (đạt 109,1 triệu USD, giảm 29,8%), nhãn (đạt 104,4 triệu USD, giảm 50,4%); dưa hấu (đạt 55,7 triệu USD, giảm 26,2%)…
Đối với mặt hàng rau củ khác, ớt đạt 56,1 triệu USD (giảm 44,4%), nấm hương (đạt 45,7 triệu USD, giảm 52,3%), khoai lang (đạt 35 triệu USD, giảm 40,5%), mộc nhĩ (đạt 20,7 triệu USD, giảm 50%)…
Trong số nhiều loại trái cây nhập khẩu, có cả những loại trong nước tự sản xuất được như cam, chôm chôm… Ảnh minh họa: I.T
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 10/2019 đạt 116 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2019 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Mặt hang rau ước nhập khẩu 552 triệu USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ 2018 và mặt hàng quả đạt 952 triệu USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Điều nghịch lý là bên cạnh những loại trái cây ôn đới, hàn đới mà Việt Nam không trồng được hoặc ít trồng, trên thị trường còn có một lượng lớn trái cây nhiệt đới mà Việt Nam trồng rất nhiều, như sầu riêng, chôm chôm, cam, quýt, măng cụt… cũng được nhập khẩu về từ Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc…
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, trong các tháng cuối năm, xuất khẩu rau quả có thể sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi mùa mưa, sản lượng và chất lượng một số loại trái cây sẽ giảm.
Bên cạnh đó, kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc leo thang gây tâm lí lo ngại cho hoạt động thương mại và đầu tư.
Thị trường quan trọng nhất là Trung Quốc đã siết nhập khẩu tiểu ngạch, trong khi Việt Nam mới có 9 loại trái cây được phía Trung Quốc cho phép nhập khẩu, gồm: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và mới đây là măng cụt.
Trung Quốc cũng sẽ có xu hướng đa dạng hóa các thị trường nhập khẩu các loại sản phẩm trái cây, hoặc chuyển sang cơ chế cấp hạn ngạch. Ví dụ có thông tin từ năm 2020, Campuchia sẽ xuất khẩu hàng năm sang thị trường Trung Quốc khoảng 500 nghìn tấn xoài, trong khi hiện Việt Nam hàng năm xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 350 nghìn tấn.
Đây sẽ là bài toán cho Việt Nam cần phải từng bước sẽ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu khi Trung Quốc giảm lượng nhập khẩu một số mặt hàng từ Việt Nam.
Ngoài ra, nhiều thị trường khác như EU cũng sẽ tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường khắt khe, trong đó có việc siết chặt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản nhập khẩu, nhiều thị trường ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc…
Kể từ tháng 5 đến nay, xuất khẩu rau quả giảm nhiều hơn tăng. Trong đó, tháng 5 giảm 23,1% so với tháng trước đó, tháng 6 giảm 21,8%, tháng 7 giảm 11,8% so với tháng 6/2019, đạt 247,67 triệu USD; tháng 8 tiếp tục giảm còn 246 triệu USD.
Sang tháng 9/2019, xuất khẩu rau quả ước đạt 295 triệu USD, tăng so với tháng 8 nhưng so với cùng kỳ năm 2018 thì vẫn giảm 4,3%. Còn tháng 10 ước đạt 257 triệu USD, giảm so với tháng 9 và tính chung 10 tháng, xuất khẩu rau quả giảm tới 5,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Danviet
Cả nước còn 24-25 triệu con lợn, không lo thiếu thịt dịp Tết
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III/2019chiều 14/10, lãnh đạo Bộ NNPTNT cho biết, năm nay ngành nông nghiệp gặp khó khăn lớn do thiên tai diễn biến bất thường, dịch bệnh liên miên...
Tuy vậy, trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn ngành vẫn duy trì tăng trưởng khá với mức tăng 2,02%, trong đó thủy sản tăng cao 6,12%, lâm nghiệp tăng 3,98%.
Nông nghiệp chịu nhiều áp lực
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong bối cảnh khó khăn về thị trường, giá hầu hết các mặt hàng nông sản như gạo, hồ tiêu, cà phê... bị giảm từ 10-15%, nhưng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành vẫn đạt 30,02 tỷ USD, tăng 2,7% so với với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, giá trị xuất khẩu lâm sản chính đạt 7,93 tỷ USD, tăng 18%; gỗ và sản phẩm từ gỗ (7,5 tỷ USD, tăng 16,8% và triển vọng sẽ đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 11 tỷ USD năm 2019)...
Thặng dư thương mại nông lâm thủy sản đạt 6,86 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, cao hơn khoảng 1 tỷ USD so với cùng kỳ 2018.
Thương lái chọn mua lợn tại chợ đầu mối gia súc - gia cầm Hà Nam. Ảnh: T.Q
Tuy nhiên, Bộ NNPTNT cũng cho biết, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực nhạy cảm, đang chịu nhiều áp lực về duy trì tăng trưởng từ nay đến cuối năm do một số nhóm ngành hàng đang bị sụt giảm khá mạnh về kim ngạch xuất khẩu so với 9 tháng đầu năm 2018, như: Xuất khẩu cà phê đạt 2,1 tỷ USD, giảm 21,8%; hạt điều đạt 2,4 tỷ USD, giảm 5,4%...
Đáng chú ý, 2 lĩnh vực được cho là có thế mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh trong vài năm gần đây là rau củ quả và thủy sản cũng bị sụt giảm về kim ngạch. Cụ thể, xuất khẩu rau quả 9 tháng qua đạt 2,15 tỷ USD, giảm 4,3%; tôm đạt 2,4 tỷ USD, giảm 8,0%.
Riêng đối với sự sụt giảm của mặt hàng gạo, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, ngay từ cuối năm 2018, Bộ NNPTNT đã xác định năm nay xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn về thị trường, nhất là các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh đều giảm nhập khẩu.
Đặc biệt là Trung Quốc giảm mạnh cả về sản lượng lẫn kim ngạch nhập gạo từ Việt Nam khi có thêm các đối thủ mạnh khác cung cấp gạo cho họ như Campuchia, Myanmar...
"Năm nay, lượng gạo tồn kho của Trung Quốc khá cao và họ liên tục xả kho dự trữ. Trung Quốc cũng tiến hành kiểm soát chặt vấn đề chất lượng, đa dạng hóa thị trường cung cấp gạo cho mình nên một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam không đạt được các yêu cầu kiểm tra của họ. Bộ NNPTNT đang tích cực tháo gỡ khó khăn cho 2 doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này.
Nhưng trước mắt ngành gạo vẫn phải chịu phụ thuộc vào giá thị trường, mà việc này chúng ta không chủ động được. Trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có thời điểm bị giảm mạnh, thấp nhất trong 12 năm qua khi chỉ đạt khoảng 325USD/tấn, còn giá gạo Thái Lan khoảng 350 - 360USD/tấn" - ông Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết.
Không lo thiếu thịt dịp Tết
Theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Long - Phó Cục trưởng Cục Thú y, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi xảy ra từ tháng 2/2019, đến thời điểm này, cả nước đã bị thiệt hại khoảng 5,5 triệu con lợn, tương đương khoảng 8% tổng sản lượng thịt. Đỉnh điểm là hồi tháng 5, cả nước đã phải tiêu hủy tới 1,2 triệu con lợn do nhiễm dịch bệnh. Đến nay dịch bệnh đã giảm dần, tiêu thụ thịt lợn đã trở lại bình thường, giá lợn hơi đang tăng cao nên người chăn nuôi rất phấn khởi.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Nông thôn Ngày nay và một số cơ quan báo chí về tình hình giá lợn hơi hiện nay và dự báo thị trường cuối năm, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, giá lợn hơi cả nước đang tăng, bình quân ở miền Bắc dao động từ 60.000 - 63.000 đồng/kg; tại miền Nam đạt từ 58.000 - 60.000 đồng/kg, còn tại miền Trung từ 50.000 - 57.000 đồng/kg.
Cục Chăn nuôi đã yêu cầu các địa phương có báo cáo về tình hình chăn nuôi lợn và đến nay đã có 56 tỉnh cung cấp con số, với tổng đàn lợn thịt hiện khoảng 22 triệu con. Cộng với con số từ 7 tỉnh còn lại, dự kiến tổng đàn lợn nước ta vào khoảng 24 - 25 triệu con, trong đó còn khoảng 2,7 triệu con lợn nái.
"Tổng đàn nái này có thể chủ động được con giống để bà con nông dân tái đàn từ nay tới sau Tết Nguyên đán. Ngoài ra, với việc đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò, gia cầm, thuỷ sản thời gian qua, chúng ta đang có thêm sản lượng thực phẩm khá lớn bù đắp cho lượng lợn thịt lợn bị thiếu hụt. Nếu tiếp tục duy trì chăn nuôi an toàn sinh học (hiện thịt lợn chiếm trên 70% nhu cầu thực phẩm hàng ngày), thì chúng ta có thể chủ động được nguồn thịt 3 - 4 tháng cuối năm và không lo thiếu thịt dịp Tết Nguyên đán" - ông Trọng nói.
Về dự báo giá lợn hơi từ nay tới cuối năm, ông Trọng cũng cho biết, khoảng 2 tuần qua giá lợn hơi liên tục tăng cao, dự kiến giá sẽ còn tăng trong thời gian tới do dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên chắc chắn sẽ không tăng "nóng" tới mức khủng khiếp như thị trường Trung Quốc (hiện giá lợn hơi tại một số tỉnh giáp biên giới Việt Nam đã hơn 110.000 đồng/kg).
Theo Danviet
Tôm, cá "mắc cạn", xuất khẩu thủy sản liệu có đạt 10 tỷ USD? Thủy sản Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng với các quốc gia khác, liệu mục tiêu kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 10 tỷ USD năm nay có đạt được hay không? Tôm, cá "mắc cạn" Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NNPTNT, giá trị...