Chuyện cầu thủ mua và thuê nhà
Có an cư thì mới lạc nghiệp, việc ổn định nhà cửa có ý nghĩa rất quan trọng với cầu thủ. Về vấn đề cầu thủ mua và thuê nhà, đã có những chuyển biến đáng kể.
Rooney, Ibra cũng bị coi thường
Trước đây, các CLB có thể chi ra hàng chục triệu euro, hàng chục triệu bảng và phải tốn rất nhiều công sức để chiêu mộ một cầu thủ về đội mình. Nhưng khi đón được tân binh ấy rồi, họ lại rất coi nhẹ khâu lo nhà cửa cho tân binh đó. Dường như trước đây, người ta chỉ chú trọng tới vấn đề chuyên môn mà chưa xem trọng đúng mức khâu ăn ở của cầu thủ.
Ví dụ đầu tiên có thể kể tới là trường hợp Zlatan Ibrahimovic gia nhập Ajax hồi năm 2001. Khi đó, Ibra mới 19 tuổi. Anh còn quá trẻ để có thể thích nghi ngay được với môi trường sống hoàn toàn mới ở nước ngoài. Thế mà Ajax lại thuê cho Ibra ở một căn nhà quá quạnh hiu ở ngoại ô của Amsterdam. Nhà thì rộng, TV thì to, nhưng cũng chỉ có thế. Ibra cảm thấy cô đơn kinh khủng.
Quá cô độc giữa căn nhà ngoại ô quạnh hiu ấy, Ibra đã phải gọi điện cho hậu vệ trái Maxwell để xin chuyển sang ở tạm nhà người đồng đội mới này. Chỉ cần ngủ trên tấm đệm trải trên nền nhà của Maxwell cũng được. Không cần giường. Nhưng ít ra còn được cảm giác ấm cúng và vui vẻ.
Video đang HOT
Ghét ở khách sạn, Rooney chăm chút rất kỹ lưỡng cho nhà riêng
Hay như hồi Wayne Rooney mới chuyển từ Everton sang Man United vào năm 2004, tiền đạo người Anh được phía Quỷ đỏ thuê cho một phòng trong khách sạn. Rooney nhớ lại: “Tôi thấy việc phải ở trong khách sạn thật là tồi tệ. Gò bó và tù túng. Thế mà chẳng có ai giúp tôi tìm một chỗ ở khác cho thoải mái và tự do hơn. Người duy nhất ngỏ ý mở lối thoát cho tôi là Gary Neville. Anh ấy rỉ tai bảo tôi nên mua một trong những ngôi nhà của anh ấy”.
Đến cỡ Rooney và Ibra còn bị các đội bóng chủ quản lừng lẫy như M.U và Ajax ngó lơ chuyện “an cư lạc nghiệp” thì các cầu thủ ít danh tiếng hơn càng bị thờ ơ chuyện nhà cửa như thế nào. Nhưng đó đã là chuyện của ngày xưa. Ngày nay đã khác.
Cò cầu thủ kiêm cò nhà đất
Bây giờ, việc mua nhà hay thuê nhà cho cầu thủ được coi trọng hơn trước đây rất nhiều. Đội bóng quan tâm hơn tới nhu cầu “an cư lạc nghiệp” của cầu thủ. Người đại diện cầu thủ lo cho thân chủ của mình từng li từng tí một thì không thể bỏ qua chuyện nhà cửa được. Bản thân cầu thủ giờ lương kếch xù càng chú trọng việc tậu cơ ngơi sao cho có thể “vênh mặt” với thiên hạ. Nói chung là chuyện nhà cửa của cầu thủ giờ được chăm chút rất kỹ lưỡng.
Tại khu tập luyện của Man City, trên bức tường sau quầy lễ tân, một tấm bản đồ địa phương dễ dàng đập vào mắt các cầu thủ đi ngang qua. Mục đích của tấm bản đồ này là để hướng cho những cầu thủ Man City trong diện chưa ổn định nhà cửa ở xứ sương mù có được gợi ý tốt cho việc tậu nhà hoặc thuê nhà.
Bản đồ làm nổi bật 8 khu đáng cho cầu thủ “cắm dùi”. Đặc điểm chung của những khu này là gần sân tập của Man City, yên tĩnh và dân trí cao. Trung tâm thành Manchester không được tích vào đó. Lãnh đội Man City chủ ý định hướng cầu thủ đội nhà tránh xa những tụ điểm ăn chơi, nhất là các hộp đêm ở Manchester.
Quen được Raiola lo cho từ A đến Z, Balotelli không biết xử trí sao khi anh bắn pháo hoa cháy nhà
Đó là phần quan tâm từ phía CLB. Còn từ phía người đại diện cầu thủ, có thể lấy trường hợp siêu cò Mino Raiola làm ví dụ. Raiola luôn tư vấn kỹ càng cho thân chủ của mình nên mua nhà ở đâu, nên thuê nhà thế nào. Ibra tậu tư dinh 4,73 triệu USD ở Malmo vào năm 2007 là theo tư vấn của Raiola. Raiola vẫn hay khuyên cầu thủ có tiền thì nên đầu tư vào bất động sản thay vì ăn chơi xa hoa, tiêu xài phung phí.
Tuy nhiên, chuyện nhà cửa với cầu thủ được quan tâm thái quá không phải lúc nào cũng hay. Chẳng hạn, không ít cầu thủ tậu bằng được dinh cơ thật hoành tráng để rồi có khi bỏ không 5,6 phòng ngủ suốt, cả năm chẳng mấy khi động tới bể bơi. Họ mải chạy đua làm màu hơn là theo nhu cầu thực tế. Hay như Mario Balotelli quen được Raiola lo từ A đến Z lúc bắn pháo hoa cháy nhà mình thuê cũng phải gọi điện cho Raiola hỏi: “Tôi phải làm sao bây giờ?”. Raiola ngán ngẩm đáp: “Báo cảnh sát ngay chứ còn làm gì”.
Chất chơi để đời
Một số cầu thủ chịu chơi tới mức giờ cứ hễ nói về chất chơi liên quan đến nhà cửa là không thể không nhắc tới tên họ. Lionel Messi từng mua lại nhà hàng xóm chỉ vì láng giềng nhà anh quá ồn ào. Hay Stephen Ireland từng cho lắp đặt bể cá để nuôi… cá mập trong nhà mình.
Ưu tiên số một là an ninh
Cầu thủ ngày càng giàu nên ngày càng lọt vào tầm ngắm của phường trộm cướp. Danh sách nhà cầu thủ bị trộm ngày càng dài. Nên giờ ưu tiên số một với cầu thủ khi mua nhà hay thuê nhà là an ninh được đảm bảo tối đa. Một số đội bóng còn tự cử người tới nhà các cầu thủ để siết chặt hơn khâu an ninh ở tư dinh của họ.
Rashford thành lập ngân hàng thức ăn
Cái tên Marcus Rashford đang được nhắc nhiều đến trong số dàn sao Man United qua việc thành lập ngân hàng thức ăn, với mục đích để hỗ trợ trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn tại Anh.
Theo tờ Daily Mail, tiền đạo người Anh đã nhận được sự hợp tác từ một loạt siêu thị, cửa hàng, hãng cung cấp thực phẩm như Aldi, Asda, Co-op, Deliveroo, FareShare, Food Foundation, Iceland, Kellogg's, Lidl, Sainsbury's, Tesco hay Waitrose... để biến ý tưởng này thành hiện thực. "Đây sẽ là lực lượng đặc nhiệm đẩy lùi nghèo đói đeo bám những trẻ em không may gặp hoàn cảnh khó khăn", chân sút 22 tuổi của đội bóng thành Manchester hào hứng nói, "Tôi vẫn còn nhớ mẹ tôi đã khóc tức tưởi sau những ngày làm việc đến 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày mà vẫn không lo đủ bữa ăn cho anh chị em chúng tôi. Chính điều đó đã thôi thúc tôi phải là việc gì đó thật cụ thể để chia sẻ với những trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn".
Nói thì đơn giản song trên thực tế, tuyển thủ Anh và đội ngũ cộng sự đã phải giải quyết cả núi việc để đưa ngân hàng thức ăn sớm đi vào hoạt động trong thời gian nhanh nhất có thể. Từ việc thuê kho bãi, phân loại, bảo quản, kiểm tra chất lượng thức ăn theo đúng tiêu chuẩn quy định tới việc vận chuyển, phân phát quả thực đã khiến Rashford "hại não" trong thời gian qua. Theo lời thừa nhận từ Rashford, đã có những lúc tưởng chừng như anh không thể vượt qua và muốn buông xuôi tất cả. Đã vậy áp lực còn bủa vây quanh Rashford khi liên tục có những lời chê bai dè bỉu, thậm chí là công kích tiền đạo trẻ của Man United mở ngân hàng thức ăn chỉ nhằm mục đích vụ lợi.
Vượt lên trên hết tất cả, Rashford đã cho thấy tấm lòng hảo tâm, nhân ái của mình ra sao. Ngoài việc đóng góp tiền bạc, Rashford đã thuyết phục được những nhà mạnh thường quân khác cùng chung tay hành động. Theo dự kiến, bước đầu tiên của dự án dài hơi là cung cấp thức ăn cho khoảng 1,5 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 16 tuổi tại Anh. Giai đoạn tiếp theo là cung cấp bữa ăn học đường cho thêm 1,1 triệu trẻ em nữa. Qua đây đủ thấy Rashford nỗ lực như thế nào để ngân hàng thức ăn hoạt động một cách hiệu quả.
Tin sáng (19/7): SHB Đà Nẵng bại trận, "cối xay HLV" sắp có thêm Lê Huỳnh Đức? SHB Đà Nẵng bại trận, "cối xay HLV" sắp có thêm Lê Huỳnh Đức?; HLV M.U chỉ trích quan điểm của Mourinho và Lampard; Balotelli có thể đầu quân cho đội bóng hạng 3 Italia; Man City ra giá mua Ferran Torres; Cựu danh thủ Rivaldo lo Barca bị loại khỏi Champions League. SHB Đà Nẵng bại trận, "cối xay HLV" sắp có...