Chuyện cầu con, cầu duyên ở ngôi chùa linh thiêng
Không biết từ bao giờ, chùa Phước Hải (còn gọi là chùa Ngọc Hoàng) đã trở thành nơi cầu con của các cặp đôi vợ chồng hiếm muộn. Kể cả phụ nữ, thanh niên trắc trở trong chuyện tình cảm cũng đổ về đây để cầu duyên.
Nghi lễ cầu con
Chùa Ngọc Hoàng nằm ở số 73 Mai Thị Lựu, quận 1, TP.HCM. Tên chính thức của chùa là Phước Hải, nhưng cái tên Ngọc Hoàng đã trở nên quen thuộc với người dân Sài Gòn từ rất lâu. Ban đầu, chùa là một miếu thờ, được người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1892. Sau, miếu được mở rộng ra, có thờ Phật nên trở thành chùa.
Tại chùa Ngọc Hoàng, phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa thánh mẫu là nơi được cúng bái đông đúc nhất. Vì theo lời đồn đại, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Chính vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng rất đông.
Khuôn viên chùa Phước Hải còn gọi là chùa Ngọc Hoàng
Bài liên quan:
Người dân muốn cầu con thì đến phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ nằm phía bên trái chánh điện. Ở đây, luôn có người của nhà chùa túc trực để hướng dẫn khách thập phương cách cúng bái.
Kim Hoa thánh mẫu theo tín ngưỡng dân gian là vị thần coi sóc việc sanh nở ở chốn nhân gian. Bên dưới Kim Hoa thánh mẫu là tượng 12 bà mụ, mỗi bên 6 người với các tư thế khác nhau. Bà lo việc nặn đầu đứa trẻ, bà khác lại nặn chân, người nặn mắt, người dạy trẻ tập đi, tập nói…
Khách đến cầu con được đeo vào cổ tay một sợi chỉ màu đỏ. Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, cầu con gái thì treo bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng tượng trẻ con dưới chân bà mụ 3 cái, rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa.
Video đang HOT
Phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ
Có thật sự linh nghiệm?
Sau khi khấn nguyện, người dân thường “làm lễ” phóng sinh trước sân chùa. Đa phần đều tin rằng, làm vậy lời khấn nguyện sẽ thêm … thành tâm. Nhưng theo những người quản lý chùa Ngọc Hoàng thì việc làm này là tự phát, nhà chùa neo người nên khó lòng quản lý được.
Tuy không khuyến khích nhưng tại thời điểm chúng tôi ghi nhận tại chùa Ngọc Hoàng, có rất nhiều người đang phóng sinh ba ba, cá con vào những chiếc hồ xung quanh chùa. Việc làm này gây ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến hoàn cảnh rất trớ trêu là, cá tuy được phóng sinh nhưng lại chết hàng loạt, phơi bụng trắng hếu trong hồ…
Hồ phóng sinh ken đầy rùa con
Chưa kể, trước chùa Ngọc Hoàng, có rất nhiều quầy bán sinh vật để phóng sinh. Mỗi khi lễ, Tết, giá cá, rùa, ba ba để phóng sinh lại bị đội lên rất nhiều lần.
Vợ chồng chị Võ Thị Kiều T. vừa xong nghi lễ cầu con liền đi thắp nhang ở chánh điện và nấn ná trước khuôn viên chùa. Thấy chị không “làm lễ” phóng sinh, chúng tôi liền hỏi, chị T. cho biết, sở dĩ chị không phóng sinh là vì cảm thấy việc này trái với tự nhiên. Chị T. nói: “Cá đang bơi ngoài sông suối, người ta bắt về rồi đem thả. Nếu mình mua, khác nào khuyến khích họ bắt cá ngày càng nhiều. Chưa kể, cá bị chết ở trong hồ nhiều quá, làm vậy mang tội thêm”.
Khi được hỏi, liệu chị có tin vào sự linh ứng ở đây không thì chị cười buồn: “Hiếm muộn khổ lắm em ơi, ngoài việc đi bác sĩ, chỉ còn biết gửi niềm tin vào thần Phật. Kệ, có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Những ngày lễ, Tết dễ bắt gặp hoàn cảnh cá phơi bụng trong hồ … phóng sinh
Nói về sự ứng nghiệm trong việc cầu con, cầu duyên, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, chuyện cầu xin thần Phật là tùy tâm và tùy duyên. Tín ngưỡng tôn giáo vốn là để con người khi khổ đau, tuyệt vọng nhất trao gửi niềm tin và là chỗ dựa. Nhưng tin tưởng không có nghĩa là mê tín, để kẻ xấu lợi dụng moi tiền của.
Hòa thượng Thích Nhất Hạnh nói: “Phật tử hiếm muộn, trước tiên nên nhờ đến y học. Cầu con hay cầu duyên là biện pháp giúp tâm an, tăng thêm sự tin tưởng. Song song đó, Phật tử nên làm nhiều việc thiện, tâm an bình thì phước lành sẽ sớm đến”.
Theo_Eva
Huyền bí tục thờ phụng "cá ông" - đấng linh thiêng cứu ngư dân thoát chết trên biển
Từ bao đời nay, cư dân lênh đênh trên biển cả mênh mông, ngày đêm đánh bắt hải sản, lúc gặp sóng to, gió lớn mà tai qua nạn khỏi một cách không ngờ tới thì họ càng tin vào một đấng thần linh chở che, phù hộ cho mình. Ở làng Hiếu (phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, Nghệ An), có một ngôi đền có lịch sử hơn 300 năm là nơi cư dân miệt biển Cửa Hội chọn để lưu giữ xương cốt, thợ phụng "cá ông" với sứ mệnh cứu rỗi con người giữa trùng khơi...
Đền làng Hiếu (phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) có lịch sử hơn 300 năm. "Cá ông" cứu người
Cách Cửa Hội, nơi sông Lam nhập vào biển Đông, chừng hơn cây số, đền làng Hiếu tọa lạc giữa chốn dân cư yên bình. Cách đây nhiều thế kỷ, dân bản xứ chuyên nghề đánh bắt hải sản với những tập tục đặc trưng của người miệt biển. "Cá ông" (cá Voi) được tôn thờ như đấng linh thiêng đã cứu ngư dân thoát chết ngoài biển khơi. Nhiều câu chuyện kỳ bí về "cá ông" cứu nạn được các bậc tiền nhân kể lại.
Chuyện kể rằng, ngày trước có một nhà giàu ở trấn Nghệ An, làm nghề lái buôn, hay làm việc thiện. Ông thường cho thuyền từ cửa Hội đi vào trong Nam, ngoài Bắc chở hàng về bán lấy tiền cứu người nghèo. Một hôm, thuyền đang giong buồm quay về Cửa Hội thì tên vừa được thuê chèo thuyền mới lộ bộ mặt thật là tay trộm cướp, nhân đêm tối đã đẩy ông chủ xuống biển. Người lái buôn chìm nổi trong làn sóng dữ thì đụng một con cá lớn, liền bám vào. Cá liền giương vây bơi nhanh như tên bắn. Đến nửa đêm, cá nghiêng mình thả người lái buôn xuống biển Cửa Hội. Người lái buôn cúi đầu tạ ơn cá, rồi tìm đường về... Sau đó, người lái buôn dựng nhà nơi Cửa Hội và thường vớt xác "cá ông" trôi dạt vào bờ để chôn cất, tôn thờ cẩn thận.
Ông Trần Bạch Mai (82 tuổi, Trưởng Ban quản lý đền làng Hiếu) kể, vùng Cửa Hội thường xuất hiện một "cá ông" to như chiếc tàu, đã cứu vớt được rất nhiều ngư dân gặp nạn. Khi "cá ông" này mất, xác trôi vào bờ, phải dùng tới 30 đôi chiếu mới đắp mà vẫn không hết. Lễ an táng "cá ông" được dân làng tổ chức rất to. Bộ xương được cất táng vào lăng chính của khu nghĩa trang ngư ông cạnh đền làng Hiếu và gọi là ngọc cốt, được tôn thờ như thần của dân làng Hiếu. Mỗi năm, ngư dân rước hồn "cá ông" ra biển Cửa Hội để hóa vào đàn "cá ông" hậu duệ chuyên cứu giúp ngư dân gặp nạn trên biển Đông...
"Cho đến tận bây giờ, người dân đi biển vẫn hết sức sùng kính cá voi. Nếu ai phát hiện cá voi chết dạt vào bờ thì người đó có trách nhiệm chịu tang, còn việc mai táng cá voi do cộng đồng thực hiện, với nghi thức hết sức tôn nghiêm. Hiện trong chính điện đền làng Hiếu, xương cốt "cá ông" tiền bối được để trong hộp bọc vải đỏ", ông Mai cho biết. Ở đền làng Hiếu, ngư dân chọn vị trí trang trọng bên phải ngôi đền lập nghĩa trang "cá ông". Những xác "cá ông" to, nhỏ đều được quy tập về chôn cất và thờ cúng tại đền. Tổng cộng hiện nay có 89 ngôi mộ "cá ông" được xây bằng ximăng, phía dưới vẫn còn xương cốt.
Ông Trần Bạch Mai - người lưu giữ nhiều câu chuyện huyền bí về đền làng Hiếu.
Dân làng Hiếu cứu người đi biển
Theo các tư liệu lịch sử về Nghệ An, từ thế kỷ thứ X - XIV, Cửa Hội là một trong những cửa lạch có nhiều thuyền trong và ngoài nước qua lại buôn bán, đánh bắt hải sản. Dân cư được hình thành từ thế kỷ thứ XIV về sau đều bắt nguồn từ công tác khai khẩn đất hoang và đánh bắt hải sản của cư dân nhiều nơi khác đến sinh sống. Từ đó, người dân nơi đây đã lập nên các đền chùa, miếu mạo để thờ phụng như: Chùa Hói Trai thờ Phật, điện Tam Tòa thờ Đức thánh mẫu, miếu cá ông thờ "cá ông" và đền làng Hiếu.
Lịch sử ngôi đền làng Hiếu cũng khá đặc biệt, khi có sự tham gia đóng góp của người Trung Quốc từng chịu ơn người Việt. Theo các cụ cao niên, thời đó, ngư dân đi biển chịu rất nhiều rủi ro, tổn thất vì thiên tai. Mỗi lần gặp gió bão là cả làng trắng khăn tang. Mỗi khi có thiên tai, thấy người bị nạn, ngư dân ven biển Cửa Hội không quản hiểm nguy chèo thuyền, mảng ra cứu người, vớt xác. Nhiều tàu buôn Trung Quốc gặp nạn đã được ngư dân Nghệ An cứu giúp. Cảm ân nghĩa của ngư dân Nghệ An, khi biết người dân chuẩn bị xây dựng ngôi đền gần cửa biển thờ phụng các vị thần linh mong được che chở cho các chuyến đi biển an toàn, may mắn, các tàu buôn Trung Quốc đã tự nguyện đóng góp một phần kinh phí để xây dựng đền.
Sau khi đền khánh thành, mỗi khi có dịp qua lại, các thương lái người Trung Quốc đều vào đền dâng hương tỏ lòng thành kính. Trong kí ức của người dân Cửa Hội xưa, đền làng Hiếu có kiến trúc chữ tam với ba tòa thượng, trung, hạ điện; mái cong đầu đao hình rồng, có tắc môn, câu đối và nhiều đồ tế khí. Trải qua bom đạn chiến tranh, đền đã bị tàn phá chỉ còn lại đống hoang tàn, đổ nát.
Sau này, các cụ cao niên bàn bạc cách phục hồi lại đền làng Hiếu. Thế nhưng, cái khó là gốc tích, các đạo sắc phong cho đền đã bị lưu lạc. Ông Trần Bạch Mai nhớ lại: "Phải mất rất nhiều năm, chúng tôi mới tìm ra manh mối về người lưu giữ các đạo sắc phong. Thế nhưng, việc thuyết phục để được xem và xin lại sắc phong cho đền là không thể, bởi người giữ sắc phong một mực không đồng thuận. Rồi một ngày nọ, người đàn ông đó cảm nhận mình sắp chết liền bảo con gái đến gọi chúng tôi lên bàn giao sắc phong cho làng Hiếu".
Các vị chức sắc trong làng đã tổ chức rước 6 đạo sắc phong, trong đó sắc phong xưa nhất có từ thời vua Cảnh Hưng năm 44 (1784) về đền. Sau khi đã có cơ sở, người dân đã xin chủ trương phục hồi lại đền và vào năm 2013 đã khánh thành công trình phục hồi đền làng Hiếu với tổng kinh phí gần 4 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa.
Đền làng Hiếu ngày nay đã được xây dựng khang trang, nhưng vẫn giữ được phong cách cổ kính của đền xưa, trong đó còn lưu giữ 6 đạo sắc phong, nhiều đồ tế khí, tượng pháp xưa. Các ban thờ được bố trí để thờ thần Cao Sơn Cao Các, Đức Thánh Mẫu, Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn và Đức Phật. Lễ hội của đền được tổ chức hai năm một lần vào rằm tháng ba âm lịch. Gắn liền với lễ hội là lễ rước kiệu thần từ đền ra biển và lễ cầu ngư.
Xung quanh ngôi đền làng Hiếu vẫn còn nhiều huyền thoại lưu truyền về sự linh thiêng của đền. Người dân đi biển đến đền cầu bình an, may mắn trong mỗi chuyến ra khơi, nhiều người đau ốm cũng đến đền để xin sức khỏe, còn những người mạo phạm đến thần thì bị trừng phạt. "Ngày trước, có một số người đập phá đền, những người này đều nhận những điều bất hạnh này khác. Cái này tôi nghe dân gian nói như vậy, song không biết thế nào", ông Trần Bạch Mai nói. Và nay, vào ngày rằm, mồng một, hay dịp lễ tết, đền làng Hiếu có lúc thu hút tới hơn 400 người; nhiều người xa tận Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu... cũng tới thắp hương, chiêm bái cầu mong sức khỏe, an lành.
TheoLao động
Theo_Giáo dục thời đại
Mưa đá kèm lốc xoáy mạnh dồn dập dội xuống Đà Lạt Chiều ngày 2/4, trên địa bàn phường 7 và phường 8 (TP Đà Lạt), một trận mưa đá kèm theo lốc xoáy mạnh đã gây thiệt hại lớn về rau màu và tài sản của người dân. Rất may không có thiệt hại về người. Người dân tại khu Thánh Mẫu phường 7 cho biết, lúc 13h30 ngày 2/4, trên địa bàn có...