Chuyện cát-xê ở Marvel: Iron Man “chấm công” theo doanh thu, Captain America chắc ăn lãnh “lương cứng”?
Nỗi lo “cơm áo gạo tiền” hộ người khác luôn là thú vui thầm kín của nhiều người, bạn có bao giờ thắc mắc về vấn đề lương bổng của dàn siêu anh hùng nhà Marvel hay không?
Bên cạnh “vấn nạn” spoil cùng hàng loạt những câu hỏi “trời ơi đất hỡi” xuất hiện sau hơn một tuần Avengers: Endgame công chiếu, mức doanh thu cùng bài toán phân chia “lương bổng” tiếp tục trở thành đề tài bàn tán khắp các trang mạng xã hội. Một trong số đó, sự khác nhau về mức hoa hồng của “ Iron Man” Robert Downey Jr. so với các bạn diễn đã trở thành câu hỏi gây tò mò nhất. Vậy việc phân chia lương thưởng thực sự là ra sao, liệu đội ngũ “chấm công” của Marvel có gặp sai sót gì khi tính lương cho dàn siêu anh hùng hay không?
Lương tôi bao nhiêu thì ảnh hưởng gì tới nồi cơm điện nhà mấy người…
Một là “chơi lớn”, thành công thì tiền nhiều. Hai là lo xa thì chấp nhận “lương cứng”!
Có hai kiểu nhân viên: lợi nhuận cao thì “tiền vào ví” càng cao, còn nếu muốn an toàn, sự xuất hiện của mức lương cứng sẽ bảo đảm cho tháng ngày no đủ. Đối với các siêu anh hùng Marvel, chẳng phải “nghèo” gì cho cam để lo rằng mỗi lần lương về không đủ xài, họ cũng có cách áp dụng tính lương chẳng khác là bao so với nhân viên bình thường trên vũ trụ.
Cụ thể, nam diễn viên Robert Downey Jr đã kí hợp đồng ăn chia theo doanh thu đạt được của bộ phim. Cũng giống với tính cách “yolo” của Tony Stark, nam diễn viên đã đồng ý chơi lớn, chấp nhận “được ăn cả, ngã về không” cùng nhà sản xuất.
Nói cách khác, nếu bộ phim bùng nổ và đạt doanh thu cao, Robert Downey Jr sẽ có mức cát-xê cao tương ứng. Và nếu dự án không may thất bại, thậm chí hụt vào kinh phí thực hiện và chi phí quảng bá, lương thưởng của nam diễn viên sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí “tay trắng”.
Sự chênh lệch và cách thức tính cát-xê đều bắt nguồn từ cách lựa chọn hợp đồng của mỗi ngôi sao nhà Marvel.
Còn Scarlett Johansson, Chris Evans hay Chris Hemsworth lại thuộc phe “lương cứng”. Bộ phim dù thành công hay thất bại, lợi nhuận đủ bù vào kinh phí hay không, họ vẫn sẽ nhận được “lương cứng” như đã cam kết trong hợp đồng.
Đời anh già tóc bạc chuẩn bị một thân một mình nuôi hai em nheo nhóc…
“Em kí hợp đồng một năm, cứ ba tháng là lại review lương một lần dựa trên những gì em đem lại được cho công ty”
Hỡi những người bạn thiện lành, đặc biệt là những ai đang tiếp tục hành trình tìm việc và quẩn quanh trong mớ bòng bong mang tên chính sách lương thưởng, các bạn có thấy câu nói trên quen hay không? Những gì bạn đã từng trải qua, các siêu anh hùng nhà Marvel hay bất cứ người trưởng thành nào đều có thể thấu hiểu.
Như đã nói phía trên, có hai kiểu “nhân viên” chọn cách nhận lương điển hình trong cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, không phải mức lương cứng ấy sẽ cố định mãi mãi trong tất cả các dự án mà họ đã từng tham gia trong vòng 10 năm qua.
Họ có thể kí hợp đồng dài với mức cát-xê cứng, nhưng trong hợp đồng vẫn sẽ có một điều khoản – hay bộ phận HR thường gọi là review lương đối với các nhân viên trong công ty. Những thỏa thuận này cụ thể ra sao, thì chỉ có họ mới có thể biết được. Nhưng điều chắc chắn có thể khẳng định, mức lương của họ sẽ được MCU và công ty chủ quản xem xét theo quy định được ghi rõ trong hợp đồng, dựa trên tầm ảnh hưởng của nhân vật và chính bộ phim.
Anh thích thì anh chọn thôi…
Cuộc chiến không cân sức giữa Iron Man và Captain America: mốc 1 tỉ đô là thước đo cho danh tiếng?
Trước khi đề cập tới việc danh tiếng ảnh hưởng như thế nào tới lương thưởng của dàn siêu anh hùng nhà Marvel, hãy thử quay trở lại với thực tế ít “hack não” hơn một chút. Trường hợp đơn giản như sau: Một công ty hàng đầu tại Việt Nam tuyển dụng hai nhân lực cho cùng một vị trí, trong đó, anh A có bằng thạc sĩ, kinh nghiệm thực tập ngót nghét ba năm có lẻ. Còn anh B, cũng trúng tuyển, nhưng mới chỉ có bằng cử nhân. Anh B mới chỉ ra trường được 6 tháng, làm được việc nhưng kinh nghiệm đời thực chắc chắn sẽ chẳng thể nào bằng anh A.
Nói nhiều thế cuối cùng chốt hạ là được bao nhiêu tiền ?
Sau tháng đầu thử việc cùng vài tháng thử thách, anh A mang về lợi nhuận khủng cho công ty hơn anh B. Anh B cũng mang lợi nhuận cao về, hơn khối nhân viên khác, nhưng dù thế nào vẫn sẽ ít hơn anh A? Không tính những yếu tố bên lề khác, hãy thử đoán xem, ai có lương cao hơn nào?
Quay trở lại với trường hợp của Robert Downey Jr và Chris Evans, vấn đề này cũng được giải thích gần giống như vậy. Quay trở lại năm 2013, cơn sốt Marvel ngày ấy mới chỉ bắt đầu nhen nhóm, chưa thật sự bùng nổ như thời điểm hiện tại. Iron Man ra mắt năm 2013 đã ghi nhận mức doanh thu 1.215 tỉ đô la Mỹ. Trong khi đó, sau ba năm, Captain America: Civil War vẫn chưa thể xô đổ kỉ lục đáng gờm này. Đó còn là chưa bàn tới Captain America: The Winter Soldier ra mắt sau đó một năm, mới chỉ ghi nhận 714 triệu đô, vẫn còn cách khá xa so với doanh thu của Iron Man 3 trước đó.
Anh đã làm gì nên tội…
Chỉ tính riêng trong Age of Ultron, con số cách biệt giữa dàn diễn viên sẽ khiến bạn phải há hốc. Cụ thể, Robert Downey Jr mang về 40 triệu USD, Scarlett Johansson theo sau với 20 triệu USD. Kế tiếp là Chris Evans với 6.9 triệu USD, Jeremy Renner 6.1 triệu USD, Chris Hemsworth 5.4 triệu USD và Mark Ruffalo thấp nhất trong dàn OT6 với 2.8 triệu USD.
Chốt hạ vấn đề: Tất cả vẫn chỉ là đồn đoán, tiền nhiều hay ít, phân chia ra sao, mời đi hỏi cục thuế!
Không giống như những diễn viên nhí phải nỗ lực duy trì danh tiếng, hay cố gắng thoát khỏi cái bóng của vai diễn để đời cho tới lúc trưởng thành, dàn siêu anh hùng nhà Marvel đã đạt đến tuổi đời không nên quá lo lắng cho những bước đi trong tương lai. Tuy nhiên, lo lắng cũng là đúng, khi tên tuổi của họ đã trở nên không thể tách rời với danh phận được Marvel xây dựng trong hơn một thập kỷ trôi qua.
Emma Watson là một trong những nữ diễn viên hiếm hoi dần thoát khỏi được cái bóng Hermione trong Harry Porter của mình.
“Iron Man” Tony Stark hay Robert Downey Jr, “Black Widow” Natasha Romanoff hay Scarlett Johannson đều có thể trở thành hai cá thể tách rời, hoàn toàn có thể tham gia vào các dự án mới mà không lo ngại sự lần át đến từ thương hiệu Marvel trước đó.
Lối diễn xuất độc đáo của Robert Downey Jr sẽ dễ dàng giúp nam diễn viên nổi bật với các hình tượng khác. Hay đối với Scarlett Johansson cũng như vậy, với bằng chứng sống là Lucy (2014), cô hoàn toàn có thể tạm xa rời vai trò Black Widow và gây ấn tượng với một vai diễn mới.
Chris Evans: Tôi nào có vô hình đâu hai bạn gì đó ơi…
Còn đối với trường hợp của Chris Evans và Chris Hemsworth, cả hai vẫn chưa thực sự phân định được rạch ròi về hình tượng trong phim và con người thật. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của hai nam diễn viên sau này. Nếu như Chris Hemsworth vẫn tiếp tục có hợp đồng với Marvel, thì Chris Evans sẽ phải nhanh chóng tìm bến đỗ mới. Và sẽ vô cùng khó khăn cho Chris Evans, khi “Captain America” đã trở thành một thương hiệu của chàng trai này. Nhất là khi Chris Evans là một trong những diễn viên hiếm hoi nhà Marvel gặp tranh cãi về diễn xuất, điều đã được “bỏ qua” nhờ vẻ ngoài thần thánh của mình.
Đừng lo, anh vẫn sẽ tự lo cho bản thân mình được!
Đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu, nếu vẫn còn tò mò và muốn biết các mức cát-xê “chuẩn đét” dành cho dàn siêu anh hùng nhà Marvel, mời các bạn gửi mail hỏi thăm nhà sản xuất hoặc liên hệ với cục thuế tại Mỹ nhé!
Và đây sẽ là khung cảnh trước cổng cục thuế nếu bạn có ý định đến hỏi trực tiếp nè!
Trailer “ Avengers: Endgame”
Avengers: Endgame hiện đang công chiếu trên các rạp toàn quốc.
Theo trí thức trẻ
Chiếu "lậu" Endgame, đài truyền hình cáp Philippines gây tranh cãi "tung trời"
Vì Endgame quá hot nên một đài truyền hình cáp của Philippines đã "đánh liều" đăng tải đoạn phim lậu trái phép lên kênh của mình.
Avengers: Endgame đang là phim điện ảnh hot nhất hiện tại, liên tục oanh tạc các phòng vé toàn cầu. Phim trở thành tác phẩm điện ảnh đạt mốc doanh thu 1 tỷ USD trên toàn cầu trong thời gian nhanh nhất, chỉ với 4 ngày. Không cưỡng được sức hút của bom tấn này, một nhà đài Philippines đã phát sóng lại Endgame một ngày sau khi phim công chiếu, gây tổn thất cho nhà phát hành. Phía bị hại đã bắt đầu thực hiện các khởi kiện nhà đài để giành lại quyền lợi.
Endgame vừa rạp tại Philippines đã bị phát tán bản lậu một cách công khai.
Trailer thứ hai "Endgame"
Một số người không muốn trả phí bản quyền cho Disney nhưng vẫn muốn xem Endgame. Điều này vi phạm luật bản quyền cực kì nghiêm trọng. Orient Cable and Telecommunications - một nhà điều hành cáp tại Dipolog (Philippines) đã phát sóng Endgame một ngày sau khi bộ phim được công chiếu tại nước này. Sự việc bị phát hiện không lâu ngay khi lần đầu phim lên sóng. Nhà phân phối sân khấu Teatro de Dapitan liền bắt tay ngay đệ trình hành động pháp lí cáo buộc Orient vi phạm đạo luật quay phim được quốc gia này ban hành năm 2010.
Các chi phí đã được đệ trình vào 1/5 theo cố vấn pháp lí, ông Teatro de Dapitan Chebeelyn Balucan, đại diện báo tờ báo địa phương ABS-CBN News, Giám đốc điều hành công ty có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt 30.000 USD (gần 700 triệu đồng) và người chịu trách nhiệm có nguy cơ phải ngồi tù cho hành động vi phạm bản quyền này.
Thực ra mà nói, hành động phát tán phim trái phép này nhiều khả năng sẽ chẳng mang lại được những trải nghiệm cho khán giả khi ra rạp, thua xa là đằng khác. Vì bản phim được phát sóng là phim lậu, chất lượng phim được cho biết là quá tệ đến mức còn lâu lắm mới so sánh được với bản gốc ngoài rạp và hoàn toàn không đáng xem. Lí do bản chiếu lậu này thu hút sự chú ý là vì một số người hâm mộ đã phát hiện ra đoạn phim này trên sóng truyền hình và vẫn đang ngang nhiên lan truyền những tình tiết quan trọng của tác phẩm. Dù chất lượng kém hay tốt, thì việc lan truyền phim lậu là bất hợp pháp và sẽ ảnh hưởng rất xấu đến doanh thu của phim.
Theo trí thức trẻ
Fan ENDGAME rần rần trổ tài chế ảnh meme đến cả bài hát cho câu thoại kinh điển "I Love You 3000" share khắp MXH Vì quá yêu thích ENDGAME, cộng đồng fan Marvel đã có vô vàn những cách thể hiện tình cảm của mình dành cho hành trình 11 năm mà họ đã theo đuổi. Bài viết có tiết lộ nội dung ENDGAME, xin cân nhắc trước khi đọc. Với những fan Marvel lâu năm, Avengers: Endgame được xem như bộ phim kết thúc cả một...