Chuyện cắt tóc ở nơi… hiếm tóc
Cô y tá vừa lau đồ nghề vừa hỏi thăm sức khỏe của bệnh nhi đang bẽn lẽn núp chân mẹ. Rồi cô hỏi: “Con muốn cắt tóc thế nào?”. “Con muốn cắt giống siêu nhân. Nhưng phải chú Hưng cắt cơ!”.
Hưng, người được cậu bé nhắc đến là Phó Khoa Điều trị hóa chất – Viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương.
Dù công việc quản lý khoa khá bận rộn, nhưng tuần nào cũng vậy, anh luôn để riêng 1 khoảng thời gian nhỏ vào chiều thứ 5 hàng tuần để cùng các y tá làm công việc chẳng liên quan gì đến nghề: Cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân.
16h tại tầng 7 Viện HH&TM TƯ. Không phải giờ thuốc, bệnh nhân mỗi người một việc, mỗi người một cách giải trí. Nhìn thì có vẻ buồn tẻ nhưng là họ đang đợi được y tá, bác sĩ làm công việc tạm gọi là vui nhất tuần bởi nó chẳng liên quan gì đến thuốc: Cắt tóc.
Ai muốn cắt tóc thì phải đăng ký. Dù 16h30 mới cắt nhưng trước đó gần 1
tiếng, nhiều bệnh nhân đã tìm cớ để gặp mặt, tán dóc với nhau.
Ở đây, không đa dạng lắm về mốt tóc. Chỉ có 3 kiểu: Tóc ngắn, đầu cua và đầu trọc.
Rất dễ phân biệt bệnh nhân mới vào điều trị được 1 thời gian thông qua mái tóc còn khá dày và dài của họ. Nhưng trước sau gì họ cũng phải điều trị hóa chất và tóc sẽ rụng. Lựa chọn tốt nhất là cắt.
Video đang HOT
Bên ngoài, những bệnh nhân cũ và mới đứng ủng hộ. Nói đây là chỗ giải trí thì hơi quá, nhưng ít nhất vào thời điểm này, chỗ cắt tóc là chỗ đông người và vui nhất ở viện.
Ráng giữ mái tóc đẹp của mình cho đến tận những ngày điều trị hóa chất, cô bé này hi vọng mình sẽ hợp thuốc và tóc sẽ rụng ít. Nhưng hi vọng đó nhanh chóng bị dập tắt bởi tóc cuối cùng cũng đã rụng gần hết. Và lựa chọn mới của cô là cắt sạch.
Bác sĩ Hưng, một người bận rộn với đủ thứ việc của khoa cuối cùng cũng xuất hiện. Ít ai ngờ 1 phó khoa lại có cái sở thích là lạ này. Nhưng nếuanh không ra, chắc chắn đám trẻ ở tầng 6 sẽ lè nhè rất nhiều bởi chúng chỉ thích anh cắt tóc cho chúng.
Với nhiều người, điều trị hóa chất xong thường bị nhiễm khuẩn, cơ thể rất yếu. Chính vì vậy họ gần như phải truyền thuốc thường xuyên, ngay cả trong những lúc làm những công việc hàng ngày.
Trong ảnh là một nữ bệnh nhân được chồng đưa đi cắt tóc trong khi vẫn đang truyền thuốc kháng sinh.
Tóc chị bắt đầu rụng sau những đợt điều trị hóa chất và xạ trị. Không còn thể giữ mái tóc dài của mình lâu hơn nữa, chị đành phải chọn giải pháp cắt sạch.
Người đàn ông này sau một hồi lạ lẫm với vẻ ngoài mới mẻ, cuối cùng ông cũng thấy thích bởi một chút ria cùng cái đầu trọc khiến khuôn mặt ông có gì đó rất… ấn tượng.
Chẳng phải ai cũng vui khi được cắt tóc. Đứa trẻ có thể thích nhưng mẹ nó thì đang cố kìm lòng. Dù rất muốn trốn ra một góc nào đó khóc nhưng chị vẫn cố đứng chờ con xong việc chỉ vì sợ con không biết đường về phòng. Đối với chị, cắt tóc chẳng có gì vui cả.
Theo soha
Chàng trai 22 lần hiến máu
Chử Nhất Hợp là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2012. Anh Hợp đang công tác tại khoa Vận động và Tổ chức hiến máu, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và luôn là người đi đầu trong phong trào vận động hiến máu.
Không chỉ dừng lại ở những lời nói suông mà nêu gương bằng người thật việc thật, Hợp đã "lôi kéo" được hàng nghìn người tham gia vào phong trào hiến máu. Không những thế, bản thân anh đã 22 lần hiếu máu. Thế nên nhiều người mới nói đùa nếu muốn gặp anh thì cứ đến các điểm hiến máu mà tìm...
Từ lần hiến máu đầu tiên
Ngày 23 Tết Quý Tỵ vừa qua là ngày chàng trai cựu sinh viên trường ĐH Công đoàn đạt dấu mốc 22 lần hiến máu vì cộng đồng. Đã 22 lần hiến máu nhưng lần đầu tiên vẫn làm anh nhớ nhất. Đó thật sự chỉ là sự tò mò nên thử cho biết. Lần đó, trên một chuyến xe bus thì anh bắt gặp hình ảnh một tình nguyện viên cứ hăng say nói, giải thích về việc hiến máu nhân đạo - "mỗi giọt máu cho đi một cuộc đời ở lại" - trước sự thờ ơ của hầu hết những người ngồi trên chuyến xe đó. Sự thờ ơ của mọi người khiến Hợp lại càng thêm chú ý về lời vận động của một bạn sinh viên. Mặc dù cũng có đôi chút lo sợ việc rút máu cơ thể mình ra nhưng cũng thấy ý nghĩa của việc làm đó nên Hợp quyết định lần đầu tiên hiến máu và cũng từ lần đầu tiên ấy, bây giờ Hợp đã có tới 22 lần hiến máu.
Anh Hợp nhớ lại: "Khoảng 10 năm trước quả thật phong trào hiến máu chưa được phát triển quy mô rộng khắp như bây giờ. Bằng chứng là những tình nguyện viên đã phải nhận những cái nhìn thiếu thiện cảm của không ít người khi đi vận động hiến máu. Đến bây giờ vẫn có những người không hiểu, có những suy nghĩ và lời nói chưa đúng về công việc này, thậm chí họ còn cho rằng đấy là: "bọn dở hơi, vô công rồi nghề, đây là việc của bệnh viện...". Nhưng nếu như ai đó có người thân của mình trong cơn nguy kịch, trong khi thiếu máu thì mới thấy được giá trị của những giọt máu tình nguyện. Nghĩ thế chúng tôi lại tiếp tục công việc của mình, mặc dù cũng có lúc cũng chạnh lòng.
Anh Chử Nhất Hợp là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2012.
Những ngày đầu, để thuyết phục mọi người, anh Hợp đã dùng "chiến thuật" từng bước một, bắt đầu từ những người thân trong gia đình. Thậm chí thời gian đầu bố mẹ anh cũng rất lo lắng và khuyên can anh không nên hiến máu nhiều như thế, có những lúc căng thẳng bố mẹ còn dọa nạt. Nhưng rồi mưa dầm thấm lâu bố mẹ và những người thân trong gia đình dần dà hiểu được nghĩa cử cao đẹp của việc hiến máu, hiểu được công việc tình nguyện nhân đạo của cậu con trai nên ai cũng ủng hộ, tham gia. Tiếp đến là những "chiến hữu" ở trọ trong ký túc xá sinh viên, ban đầu Hợp cũng nhận được những cái lắc đầu ái ngại, người thì không thích đã đành, có đám bạn còn nói sau lưng là mình "có vấn đề" và "tẩy chay" để xem một thằng sinh viên nghèo nhỏ thó như tôi sẽ làm được điều gì. Không nản chí, tôi quyết tìm ra nguyên nhân thì hóa ra mọi người cho rằng ăn 6 bát cơm mới cho ra 1 giọt máu nên... tiếc.
Chứng minh bằng hành động, ngày ngày, ngoài thời gian học tập trên giảng đường tôi đã theo gót các anh chị tình nguyện viên đi hiến máu. Dần dần đám bạn, cũng không ít đứa kéo tôi ra chỗ vắng hỏi: "Không sao hả?"; lúc đó tôi chỉ cười và nói "Nhìn thì thấy đấy!". Từ đó câu chuyện hiến máu cứu người rôm rả khắp căn phòng ký túc xá tôi ở và lan rộng ra các phòng khác, mọi người nhiệt tình hiến máu và số lượng tình nguyện viên ngày một nhiều.
Nguyện làm tình nguyện cả đời
Không ai giao tính mệnh của mình cho một người chỉ biết nói suông, anh Hợp đã thuyết phục mọi người bằng cách lấy chính bản thân mình ra chứng minh: đi hiến máu nhiều lần mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Lấy quan niệm máu là "nhựa sống" của con người nên càng phải biết quý trọng, với 22 lần hiến máu, anh Hợp chính là nhân chứng sống và là chiếc cầu nối giữa những người có tấm lòng nhân đạo cho máu với những bệnh nhân đang thiếu máu. 19 - chính là số tuổi của Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội, kế thừa và phát triển, anh Hợp trên cương vị Chủ tịch đã quy tụ được khoảng 800 thành viên chính thức, rồi tiếp tục tập hợp mọi người lại, đào tạo được 1.600 cộng tác viên là các bạn sinh viên đại học, học sinh THPT.
Hội hiện nay có 83 đội tuyên truyền viên ở tất cả các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Anh Hợp chia sẻ, năm 2011 trở về trước công việc vận động hiến máu chủ yếu tập trung ở Hà Nội, hiện nay đã mở rộng các các tỉnh, thành lân cận Hà Nội. Năm nay đã là năm thứ 19, tất cả các tình nguyện viên và thành viên trong ban điều hành đều 100% đi tình nguyện vận động mọi người hiến máu và không nhận bất cứ một khoản trợ cấp hoặc hưởng bất cứ lợi ích cá nhân nào. Đó cũng chính là phương châm để Hội hoạt động và tồn tại bởi lúc này mình có vật chất mà lúc khác lại không có thì có thể các bạn sẽ bỏ đi...
Anh Hợp tâm sự: "Việc hiến máu thực chất cũng là biện pháp "phòng ngừa rủi ro" trước cho bản thân mình. Khi hiến máu, lượng máu đó sẽ được gửi vào ngân hàng máu, khi người hiến máu gặp "bất trắc", ngân hàng máu sẽ "bồi hoàn tối đa" với lượng máu đã hiến. Trong khi số lượng máu có thể tái tạo được thì những người có sức khỏe tốt nên đi hiến máu, bởi có rất nhiều người bệnh đang cần. Thực ra khi hiến máu nhiều người có tâm lý sợ, nhưng khi đã hiến xong thì đã vượt qua được bản thân, chia sẻ cho cộng đồng đó mới là điều quan trọng".
Anh Hợp bảo, không ai đặt trách nhiệm đó cho tôi mà chính tôi tự tìm thấy trách nhiệm của mình với phong trào. Bởi tôi luôn tự đặt mình vào trong những nỗi đau, khó khăn của người bệnh và những người có hoàn cảnh khó khăn. Trong cuộc đời, có ai dám khẳng định rằng không bao giờ phải vào bệnh viện và không một lần cần phải truyền máu (?) Và nếu ai đã từng một lần chứng kiến bệnh nhân phải "xoay sở" trong bệnh viện, nhất là các bệnh nhi trong tình trạng thiếu máu sẽ thấy các em tội nghiệp thế nào...
Năm 2012, cả TP Hà Nội vận động hiến máu được 105.000 đơn vị máu; riêng số lượng đơn vị máu chúng tôi vận động tại những điểm cố định, lưu động và trong những ngày hội hiến máu lớn thu được 29.283 đơn vị máu, tính ra bằng tổng tất cả các quận, huyện trong thành phố. Tiến tới chúng tôi sẽ thành lập các câu lạc bộ theo nhóm máu, chung sức vì cuộc sống cộng đồng bằng cách triển khai ngày hội hiến máu theo nhóm phục vụ tốt hơn nữa cho công tác cứu chữa bệnh nhân của "ngôi nhà của những tấm lòng nhân ái" Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, nơi có các đồng nghiệp của tôi đang miệt mài, hăng say làm việc và các đồng chí của tôi tại Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đang ngày đêm không khó khăn tuyên truyền để có được những đơn vị máu an toàn cho người bệnh. Anh Hợp chia sẻ, với anh, cơ duyên để gắn kết cuộc đời mình với phong trào tình nguyện hiến máu đó chính là "duyên nợ của đời mình". Phong trào đã cho mình quá nhiều, giúp mình có được như ngày hôm nay. Mình vẫn còn phải cố gắng nhiều để xứng đáng với những gì đã nhận.
Theo 24h
Người chinh phục vạn trái tim Gần bốn năm nay, Mai Thế Trung, sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội, hiến máu 14 lần, vận động hơn 50.000 người tham gia hiến máu, chủ yếu nhờ những câu chuyện bằng hình ảnh về những đứa trẻ bất hạnh "mong máu như mong mẹ đi chợ về". Tại Khoa Nhi, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, nhiều em...