Chuyện cảm động về cụ bà “nằm sạp” chợ Nhật Tảo
Ai đến chợ Nhật Tảo ( Q10 , TP.HCM) đều thấy một cụ bà nằm trên gian sạp giữa chợ. Nhiều năm nay cụ không còn tự lo cho mình được, tất cả mọi việc nhờ vào tay một người đàn ông tốt bụng.
14g chiều, chợ Nhật Tảo (P.4 Q.10 TP.HCM) thưa thớt. Giữa khu nhà lồng chợ, trên một sạp bán hàng, bà cụ nằm im, đôi mắt nhắm nghiền. Ở sạp liền kề, người đàn ông tuổi đã về chiều đang giặt giũ. Chiếc áo bà ba và một quần đen phụ nữ được ông vò, xả nhiều lần trước khi cho vào móc treo lên cao…
“Bơi” giữa chợ đời
Bà cụ nằm trên sạp là Trương Ngữ Xảo. Cụ đã 82 tuổi, da mồi, tóc bạc. Bà cụ nằm giữa khu nhà lồng chợ đã nhiều năm nay bởi bà không còn khả năng tự chăm sóc mình.
Chúng tôi có mặt tại chợ trong những ngày xảy ra cơn bão số 7. Chợ chiều vắng, chỉ còn lác đác vài sạp hàng còn cố vớt vát thêm chút thu nhập trong ngày. Bên ngoài, trời mưa nhẹ. Ở giữa dãy sạp dài hàng trăm mét, bà cụ Xảo nhắm mắt nằm im, hơi thở đều đặn. Gương mặt cụ thanh thản đến lạ lùng.
Nhiều năm nay cụ Trương Ngữ Xảo không còn tự chăm sóc được cho mình
Sạp cụ Xảo nằm có diện tích chưa bằng một chiếc giường đôi. Cụ nằm lọt thỏm ở giữa, chung quanh là những vật dụng cần thiết. Chiếc chăn bà đắp, chiếc gối bà nằm, áo quần trên người bà đều sạch sẽ, tinh tươm.
Cụ vẫn còn nghe, còn trả lời, còn nhận biết người quen kẻ lạ, chỉ có đôi mắt là không còn sáng như trước. Cụ cũng không thể tự mình giải quyết những sinh hoạt cá nhân thế mà, mái tóc pha sương của bà luôn suôn mượt. Nếu không ở chợ, đố ai biết được cụ là người không có nhà cửa, con cháu.
Chuyện về cụ Xảo từ tiểu thương đến các bà nội trợ thường lui tới chợ này không ai không biết. Cụ Xảo xuất hiện ở ngôi chợ Nhật Tảo này đã bốn chục năm có lẻ, khi ngôi chợ còn mang tên chợ Da Bà Bầu.
Xuất thân trong một gia đình giàu có trên đường Nguyễn Tri Phương, cụ lớn lên cùng bố mẹ và anh chị, rồi lấy chồng nhưng lại chịu cảnh hiếm muộn. Sau đó, gia đình bà tan đàn xẻ nghé mỗi người mỗi nơi. Đứa con gái nuôi gắn bó với cụ một ngày cũng bỏ cụ chơ vơ trên đời mà ra đi vĩnh viễn.
Video đang HOT
Ngày đó, cụ đến chợ với vài mớ rau cải trên tay, ngồi bán buôn kiếm sống qua ngày… Trước, cụ cũng thuê một căn phòng gần chợ nhưng rồi với thu nhập khiêm tốn, khi không còn khả năng chi trả tiền trọ, cụ ra sống hẳn dưới tán cây dù che mưa, nắng…
Hiếu tử… không cùng huyết thống
Chợ Nhật Tảo buổi sáng sớm, tất cả các sạp hàng đều đầy ắp hàng hóa. Người đến chợ tấp nập. Cụ Xảo vẫn ở lọt thỏm trong diện tích nhỏ bé của mình.
Buổi sáng cụ ngồi tựa lưng vào thùng chứa vật dụng lãng đãng nhìn cảnh vật chung quanh. Chị tiểu thương gần đó cho biết, dù đôi mắt không còn thấy được nhưng tai cụ còn nghe. Cụ ngồi nghe những âm thanh đã quen thuộc với cụ từ hàng chục năm nay. Tiếng chợ đã trở thành nhu cầu tinh thần không thể thiếu với cụ…
Chị Phạm Bích Liên, tiểu thương ngành gạo cho biết, cụ Xảo sống được đến ngày hôm nay là nhờ vào sự đùm bọc và yêu thương của mọi người chung quanh. Với họ, cụ không có quan hệ huyết thống, không có mối ràng buộc nào nhưng ai cũng thương. Thuở còn buôn bán được, cụ cần mẫn chăm chỉ và quan hệ tốt với những người xung quanh để đến bây giờ, khi không còn khả năng lao động, họ chung tay chăm sóc cụ.
Câu chuyện giữa chúng tôi và chị Liên bị đứt quãng bởi sự xuất hiện của một người đàn ông. Ông đến với bà cụ trên tay bưng một tô cơm. Ngồi sát vào cụ, ông ghé vào tai: “Bà ăn sáng nhé”…
Từng muỗng cơm được người đàn ông này đưa vào miệng cụ một cách thận trọng. Cụ Xảo nhai chậm rãi. Cứ thế trong hơn 10 phút, tô cơm trên tay người đàn ông vơi dần rồi hết nhẵn.
“Bà ăn còn được lắm”, chị Liên nói với chúng tôi. Chị kể, một ngày bà cụ ăn nhiều lần và cũng chỉ người đàn ông này xúc cho.
Nhiều năm nay ông Minh cần mẫn chăm sóc cụ Xảo
Ba năm nay, ngày nào cũng thế, ông Minh – tên người đàn ông – đều đặn làm cái công việc của một hiếu tử. Ông Minh trước đây bán giày dép, cách nơi cụ Xảo nằm chỉ một lối đi nhỏ. Gia đình ông không khá giả gì, gần đây, ông không còn buôn bán nữa mà cho thuê lại mặt bằng để hàng ngày dồn sức chăm cho người vợ bị bệnh, cha già 90 tuổi, 3 cô con gái và… cụ Xảo.
Nhìn cách ông chăm bà cụ Xảo, chúng tôi chợt nghĩ, trong xã hội hiện nay, mấy ai làm được công việc như ông Minh? Ngay cả với cha mẹ ruột, bao nhiêu tiền cũng có thể bỏ ra nhưng chăm bón từng miếng ăn, giấc ngủ vẫn là điều không thể đối với nhiều người.
Theo Dantri
Lò rèn 'kỳ lạ' giữa Sài Gòn
Người đàn ông tuổi đã lục tuần nhưng vẫn còn tráng kiện. Một tay ông cầm búa, một tay kềm chặt lấy thanh sắt một đầu nướng đỏ. Nhát búa đập xuống, nhưng tia lửa văng ra. Trước mặt ông, người phụ nữ cũng đã qua tuổi thanh xuân với chiếc búa tạ trong tay cùng ông đập vào thanh sắt. Cả hai búa đập nhịp nhàng tạo ra âm thanh vừa khô khan vừa trầm buồn...
Tiếng búa giữa khu dân cư
Cứ thế suốt một buổi sáng, trong con hẻm bên hông chợ Nhật Tảo (P.4, Q.10, TP.HCM), tiếng búa cứ đều đặn phát ra những âm thanh nhịp nhàng.
"Chẵn 30 năm rồi đó", chị Trịnh Thị Huệ một người dân trong hẻm nói. Chị cho biết thêm: "Lò rèn này bắt đầu hoạt động từ năm 1982. Ban đầu bà con nghe chưa quen tiếng búa cũng có người khó chịu nhưng riết rồi âm thanh đó trở nên quen thuộc. Những ngày lò rèn im tiếng, cư dân trong xóm cảm thấy như thiếu một thứ gì đó thân thuộc".
Lò rèn của ông Lê Văn Châu trong xóm nghèo bên hông chợ Nhật Tảo.
Tiếp xúc với bà con nơi đây, chúng tôi chưa hề nghe một lời than phiền nào về cái lò rèn độc nhất vô nhị vốn hiện hữu hàng chục năm trong xóm lao động nghèo. Mỗi khi nói về lò rèn này, bà con thường biểu lộ một tình cảm đặc biệt với ông chủ lò.
Dường như chính tiếng búa vang lên hàng ngày ấy đã tạo thành một sợi dây vô hình, gắn kết tình thân ái giữa những người dân trong xóm với nhau.
Đến 12 giờ trưa. Nhà nhà quây quần bên bữa ăn cũng vừa lúc tiếng búa im bặt. Nhìn vào bên trong, đôi vợ chồng chủ lò đã ngưng công việc. Người chồng dùng nước phun lên, dập tắt lò than đang cháy đỏ.
Kềm và búa, dụng cụ hành nghề được xếp vào một bên. Bên cạnh, những thanh sắt đang được tạo hình, sản phẩm của một buổi sáng lao động miệt mài được sắp thành hàng ngay ngắn.
Ghé vào một quán nước gần đó, một cụ già kể cho chúng tôi nghe về nhân thân của người chủ lò. Bằng chất giọng trầm ấm, cụ nhắc lại chuyện xưa: "Thằng Mười sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà nó đang ở. Gia đình nó đông anh em nhưng toàn là trai, chỉ độc một cô con gái thứ 6 giờ đã đi lấy chồng làm ăn xa. Ngày nhỏ cũng được ăn học đàng hoàng nhưng đến 17 - 18 tuổi nó bắt đầu hư..." .
Ông Châu đang thao tác
Ông cụ lảng tránh không nói cụ thể "cái hư" của ông chủ lò rèn vào thời trai trẻ như thế nào. Cụ nói tiếp: "...sau 1975 nó vẫn còn lêu lổng nhưng đến khi gặp một người phụ nữ kết làm vợ chồng, nó chí thú làm ăn với cái lò rèn này đến hôm nay".
Sự có mặt của lò rèn trong khu dân cư này đã tạo nên một sắc thái độc đáo. Trong toàn thành phố, tìm cho được một lò rèn còn đỏ lửa quả là một việc vô cùng khó. Trong lúc ngoài thị trường bày bán nhan nhản các dụng cụ cầm tay được sản xuất hàng loạt theo dây chuyền công nghệ hiện đại, nhưng lò rèn này vẫn ngày ngày vang tiếng búa là điều không ai có thể nghĩ đến.
Châu "cắt" Nguyệt "cụp"
Người trong xóm vẫn thường gọi là ông Mười do thứ tự trong gia đình của ông. Ông chính tên là Lê Văn Châu, sinh 1952, vừa tròn 60 tuổi. Ông Châu người to cao, khỏe mạnh. Gương mặt rắn rỏi nhưng phúc hậu. Giọng nói chậm rãi, từ tốn.
"Cái duyên làm thợ rèn đến với tôi phát xuất từ một cuộc tình" - ông Châu nói với chúng tôi như thế. Năm 1982, ông gặp và phải lòng một người con gái rồi kết làm vợ chồng. Lúc bấy giờ ông đang làm nghề thợ hồ. Thời điểm ấy, ở TP.HCM các công trình, dự án chưa nhiều nên việc mưu sinh cũng lắm khó khăn, làm một ngày nghỉ dăm bảy ngày.
Thấy cuộc sống của con mình bấp bênh, bố vợ ông vốn là một thợ rèn gọi về truyền nghề. Ông học nghề với bố vợ khi đã 30 tuổi.
Ông tâm sự: "Ở cái tuổi này mà còn đi học nghề thì biết bao giờ mới kiếm được chén cơm. Thế nhưng chính vì đã đứng tuổi, đã qua cái thời sôi nổi, bồng bột và với quyết tâm cao, tôi chỉ học hơn 1 năm rồi về đây mở lò, hành nghề đến hôm nay".
Hai vợ chồng ông sống với nhau được vài năm, có được một mụn con gái thì "gãy gánh". Ông trở về cuộc sống đơn thân nhưng hàng ngày lò rèn vẫn đỏ lửa và tiếng búa vẫn đều đều vang lên.
Một mình, ông cần mẫn làm việc. Chỉ im tiếng vào buổi trưa để cả xóm nghỉ ngơi, lò rèn của ông luôn tấp nập khách ra vào. Sản phẩm do ông làm ra là những dụng cụ để phục vụ cho nghề gò hàn xe hơi (làm đồng). Những chiếc kéo cắt tôn, búa gò, đe cầm tay, đầm dúm (dùng để lận máng nước mui xe) làm ra không đủ tiêu thụ.
Châu "cắt" - Nguyệt "cụp"
Đất nước đang còn trong thời kỳ bao cấp. Xe đời mới chưa nhập về, cả dụng cụ làm nghề cũng phải tự tạo nên lò rèn của ông ngày một phát đạt. Hàng ông làm ra vừa theo đơn đặt hàng, vừa sản xuất hàng loạt để cung ứng cho thị trường các tỉnh.
Rồi ông bước thêm bước nữa. Người vợ sau của ông là bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, kém ông 9 tuổi. Có lẽ cảm thông với sự đơn chiếc, bà Nguyệt lo lắng cho ông từng miếng ăn đến giấc ngủ. Bà cũng chính là người học trò của ông. Hàng ngày bà quanh quẩn bên ông khi thì phụ đập búa, lúc thì cùng ông dọn dẹp. Vậy mà chẳng mấy chốc bà cũng tự mình đứng lò những lúc ông vắng nhà hoặc ốm đau...
Nhiều người trong xóm còn nhớ đến thời hoàng kim của ông. Bà con cho biết lúc bấy giờ tiếng búa của lò rèn đã trở thành một bản nhạc quen thuộc.
Cứ "cắt" rồi "cụp", cắt...cụp, cắt...cụp giòn rã. Hãn hữu lắm vợ chồng ông mới có một ngày im tiếng. Những lúc đó xóm nhỏ trở nên buồn, lặng và điệp khúc Châu "cắt", Nguyệt "cụp" thành một thứ âm thanh ru hồn . . .không lẫn vào đâu được.
Theo VietNamNet
Sòng tài xỉu quy mô dùng bật lửa làm phỉnh Khi ập vào sòng bạc các trinh sát của phòng PC45, công an TP.HCM đã bắt giữ 33 đối tượng, lượng lớn tang vật trong đó có 16 cái bật lửa mà các con bạc quy ước làm phỉnh để đánh bạc với nhau. Chiều 12/7 thông tin từ đội nghiệp vụ số 5 thuộc phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đang tìm kiếm bé gái 10 tuổi bị nước cuốn trôi, nhiều nơi ở TP Biên Hòa ngập nặng

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi

Clip ghi lại phút nước lũ dâng nhanh chóng mặt khiến nhiều người thót tim

Đột kích xưởng phân bón hoạt động 'chui', nhập nguyên liệu từ Trung Quốc

Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' về xuất khẩu sầu riêng, giao công an điều tra việc gian lận

2 người dân bị sét đánh tử vong trên cánh đồng

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Phát hiện thi thể đang phân hủy dưới ghềnh đá ở bán đảo Sơn Trà

Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Xử phạt tài xế xe tải lấn làn, vượt ẩu trên đèo quốc lộ 1D

Công ty may chi 5,2 tỷ đồng mời công nhân dự tiệc ở nhà hàng hạng sang

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
Có thể bạn quan tâm

Ấn Độ và Pakistan tiếp tục cấm không phận lẫn nhau
Thế giới
19:12:16 24/05/2025
Ancelotti chia tay Real Madrid: Người cha và di sản khổng lồ
Sao thể thao
18:19:27 24/05/2025
Royal Enfield Flying Flea C6: Mô tô điện cổ điển có giá từ 130 triệu đồng
Xe máy
18:12:23 24/05/2025
Nữ nghệ sĩ từng nhận cát-xê 1 cây vàng/đêm hát, giờ đi dọn vệ sinh, làm móng dạo
Sao việt
18:09:15 24/05/2025
Chống nắng cực chất với mũ rộng vành
Thời trang
18:01:22 24/05/2025
Kim Kardashian và 'trải nghiệm kinh hoàng' nhất cuộc đời
Sao âu mỹ
17:55:48 24/05/2025
AI gây sốc với thủ đoạn 'trả thù' công ty chủ quản
Thế giới số
17:21:19 24/05/2025
Honda sẽ cắt giảm 30% ngân sách đầu tư cho xe điện
Ôtô
17:18:21 24/05/2025
Lưu Diệc Phi có còn là "thần tiên tỷ tỷ" ở Cbiz không?
Sao châu á
16:33:11 24/05/2025
Mặt mộc U35 của "hot girl trà sữa" đình đám: Chữ "ê" của cư dân mạng đến tận thiên đàng...
Netizen
16:22:20 24/05/2025