Chuyện cảm động sau chiếc hộp chứa đựng tình thân
Chỉ hai ngày trước cái Tết đầu tiên của tôi ở nhà chồng, chồng tôi mới kể cho tôi nghe lai lịch của chiếc hộp gỗ.
Khi được hỏi: “Gia đình là gì?”
Người đang khát sẽ trả lời: “Gia đình là một dòng suối trong sa mạc khiến người đang chết khát có thể trở về với hy vọng của cuộc sống”.
Người đang cô đơn sẽ trả lời: “Gia đình là một bài hát lan tỏa khắp bầu trời khiến những người cô đơn không nơi nương tựa cảm thấy được an ủi về tinh thần”.
Người đang chết rét sẽ trả lời: “Gia đình là những tia nắng của ngày đông khiến những người đang đói rét cảm thấy hơi ấm của nhân gian”.
Còn tôi sẽ nói: “Gia đình là cơn mưa kéo dài lên vùng đất khô hạn khiến những người tâm hồn khô héo cảm nhận được hơi ẩm của tình thân”.
Cách đây hai mươi năm tôi về làm dâu trong một đại gia đình, nói là đại gia đình không phải nó là một gia đình có quyền có thế mà bởi vì gia đình này có đến chín người con, sáu trai và ba gái. Ngày tôi mới về đây, chú út chưa đến hai mươi tuổi, chồng tôi là con thứ tám, trên còn có bốn anh trai và ba chị gái. Lấy nhau xong chúng tôi không ở chung cùng bố mẹ chồng mà thuê một căn hộ nhỏ.
Chồng tôi là giáo viên, lương hai vợ chồng cộng lại chỉ khoảng bảy, tám mươi đồng. Hàng tháng nào là tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn, tiền tiêu vặt không đủ cầm cự đến cuối tháng, thường xuyên phải vay tiền để chi tiêu mấy ngày cuối tháng. Nhưng cho dù cuộc sống khó khăn đến mấy, cứ mỗi lần lĩnh lương là chồng tôi lại bỏ hai đồng vào chiếc hộp gỗ đặt ở nhà nội, anh nói đó là quy định của gia đình anh. Tôi không có ý can thiệp vào quy định này mà chỉ biết âm thầm đón nhận nó. Một thời gian lâu sau tôi mới phát hiện ra rằng các anh em trai nhà chồng tôi bao gồm cả cậu em út mới đi làm ai nấy cũng đều bỏ hai đồng vào chiếc hộp gỗ đó. Chỉ hai ngày trước cái Tết đầu tiên của tôi ở nhà chồng, chồng tôi mới kể cho tôi nghe lai lịch của chiếc hộp gỗ.
Chiếc hộp gắn kết hai thế hệ
Video đang HOT
Trong nhà bố chồng tôi là trụ cột kinh tế duy nhất, do nhà đông con nên mẹ chồng tôi đành phải nghỉ mất sức ở nhà chăm sóc và dạy bảo con cái. Hồi mới nghỉ việc, tinh thần bà rất không tốt, để an ủi động viên vợ, bố chồng tôi đã nói với mẹ chồng tôi rằng: “Bà yên tâm, bà có nhiều con, chúng sẽ là những va ly tiền trong tương lai của bà, chúng sẽ không làm bà thất vọng đâu”. Ít lâu sau anh trai cả trong nhà cũng bắt đầu đi làm, bố chồng tôi liền đặt chiếc hộp này và quy định các nam đinh trong nhà khi đã có việc làm thì mỗi tháng bỏ vào đó hai đồng làm quỹ phòng những lúc cần mẹ có thể chi tiêu. Ngân sách của gia đình đã được lập nên như từ chiếc hộp nhỏ xinh ấy.
Chiếc hộp gắn kết hai thế hệ
Trách nhiệm đến từ chiếc hộp
Tôi không ngờ ngân sách ấy có thể dùng được vào nhiều việc như vậy. Chuẩn bị đón Tết, mẹ chồng tôi lên kế hoạch rút một ít tiền trong chiếc hộp đó ra để thăm hỏi bà con họ hàng, làng xóm, nhà nào có đám ma, đám cưới, mẹ chồng tôi đều liệt kê ra hết.
Những dịp sinh nhật bố chồng hay kỷ niệm ngày gì đó, mẹ chồng tôi đều tính toán cẩn thận để có thể mua những món quà kỷ niệm có ý nghĩa dành tặng chồng và các con. Nhưng có một việc lẽ ra phải chi thì mẹ chồng tôi một mực không chịu, đó là lúc bà bị bệnh. Bà luôn cố gắng chịu đựng, nhất quyết không chịu đi bệnh viện, khi nào bị các con ép quá bà mới chịu dùng đến số tiền này. Các anh con trai chưa bao giờ quên bỏ tiền vào chiếc hộp, mặc dù chỉ vẻn vẻn hai đồng nhưng cùng với sự tham gia lao động ngày càng đông của các nam đinh trong nhà cộng với sự tính toán tinh tế của mẹ chồng, chiếc hộp nhỏ bé này chưa bao giờ rỗng cả. Sau này, khi lương tăng, các anh con trai cũng chủ động tăng thêm số tiền bỏ hộp, từ hai đồng lên năm đồng, hai mươi đồng, năm mươi đồng…
Ngân sách càng ngày càng lớn thì tuổi tác của bố mẹ chồng cũng mỗi lúc một nhiều. Một ngày mùa đông rét đến cắt da cắt thịt của năm 1985, bố chồng tôi qua đời. Mẹ chồng tôi đã dùng toàn bộ số tiền trong chiếc hộp đó để lo cho chồng một đám tang thật long trọng. Mọi việc xong xuôi, mẹ chồng tôi bảo với các anh con trai: “Từ nay các con không cần bỏ tiền vào chiếc hộp đó nữa, số tiền tiết kiệm của bố con là mẹ đủ dùng rồi”. Nhưng ngân sách trong chiếc hộp đó không những giảm đi mà còn tăng lên một cách nhanh chóng. Các anh em mỗi tháng đều bỏ vào đó một trăm đồng, các chị em cũng bắt đầu tham gia. Cả chín anh chị em trong nhà đều tham gia đảm đương ngân sách của gia đình. Mặc dù mẹ chồng tôi không nói gì nhưng khuôn mặt đầy vui vẻ của bà cho thấy niềm vui và hạnh phúc bao trùm cả hai thế hệ.
Chiếc hộp kết nối tình anh em
Một việc không mong đợi nữa lại ập xuống gia đình tôi. Năm 1986, trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ ở cơ quan, chú út nhà tôi phát hiện bị bệnh xơ gan, tin này làm mọi người trong nhà ai nấy đều lo lắng. Cả nhà đôn đáo chạy khắp các bệnh viện hỏi thuốc, chỉ cần có hy vọng, thuốc dù đắt đến mấy cả nhà đều không do dự mua về. Những người mắc bệnh xơ gan thường không sống được bao lâu nhưng cả nhà tôi đã làm được một kỳ tích. Khi bệnh của chú út bắt đầu bước sang năm thứ hai, các tĩnh mạch cửa mở rộng do bệnh gan gây ra nên chỉ còn cách phẫu thuật cắt bỏ lá lách.
Bình thường, những người mắc bệnh này đã bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời nhưng gia đình tôi ai nấy đều không bỏ qua khả năng chữa trị cho chú út. Theo yêu cầu của bệnh viện, mỗi năm chú út phải nằm viện hơn ba tháng. Nhờ thuốc thang, tẩm bổ, bệnh tình của chú út không phát triển thêm nữa mà duy trì được năm năm, mười năm, mười lăm năm… Toàn bộ chi phí trong thời gian này đều từ chiếc hộp ngân sách đó mà ra. Mãi đến năm 2004, sau gần hai mươi năm chung sống với căn bệnh quái ác, chú út cũng bỏ chúng tôi ra đi.
Khó tách rời hai giới Âm – Dương
Cách đây ba năm, mẹ chồng tôi bước qua tuổi 80, cảm thấy sức khỏe trong người không còn tốt nữa, bà liền gọi tôi đến ngồi bên, bằng ánh mắt tin tưởng bà dặn dò tôi: “Mẹ nuôi dạy được chín người con, chúng chưa bao giờ làm mẹ thất vọng, hàng tháng mỗi lần nhìn các con bỏ tiền vào chiếc hộp đó khiến mẹ cảm giác một lần các con mang đến tình yêu cho mẹ và gia đình này. Mẹ cảm ơn các con. Nhưng thời gian của mẹ không còn nhiều, con hãy hứa với mẹ, hãy giữ chiếc hộp này và làm cho nó phát huy tác dụng hơn nữa”. Giao phó mọi việc không được bao lâu thì mẹ chồng tôi qua đời. Việc đầu tiên của tôi là dùng số tiền đó để lo việc an táng cho bà.
Tôi ghi chép tỉ mỉ từng khoản chi trong ngân sách. Trong đại gia đình này, bố mẹ chồng và chú út đã là người của thế giới khác nhưng mỗi lần đến ngày giỗ, các thành viên trong gia đình đều làm rất long trọng mong rằng những người thân của mình vẫn cảm thấy hạnh phúc khi ở thế giới bên kia.
Lời kết
Khi nhớ lại chiếc hộp gỗ nhỏ đã mang đến tình thân không thể nói thành lời này tôi muốn nói với các bạn một điều rằng, trong đại gia đình của chúng tôi, bất luận là nửa tháng hay một tháng, không phân biệt già trẻ trai gái, hễ ai đến đây là lại có thói quen bỏ tiền vào chiếc hộp đó, coi đó như tình yêu của mình đối với gia đình. Mỗi thành viên đều cảm thấy tự hào khi làm được một việc gì đó. Người ta nói, tình thân là nền tảng của mọi thứ tình cảm phức tạp trong thế gian, nó luôn khiến người ta tình nguyện gánh vác.
Theo GĐVN
Bế tắc khi gặp cô vợ nghiện việc nhà, khuyên đủ mọi cách cũng hì hục đến 12h đêm mới chịu đi ngủ
Cứ đà này, anh Hoàng chỉ sợ mình phát điên, đến một lúc không chịu được nổi thì chuyện gì xảy ra cũng không biết nữa...
Có câu nói rằng nếu khoa học thì chỉ cần năm phút cũng xong, mà ngược lại thì có dành cả đời cũng không xong. Tưởng người ta nói đùa thế, ai dè, câu này thật đúng với trường hợp vợ anh Hoàng, là chị Hà. Mâu thuẫn duy nhất trong gia đình anh chị, cho đến thời điểm này, là chị bị nghiện việc nhà, luôn ưu tiên việc nhà lên hàng đầu, đêm nào cũng hì hục quét quét, dọn dọn đến tận 12h đêm mới chịu đi ngủ. Nhìn vợ, anh Hoàng chỉ biết ngán ngẩm, thở dài bất lực.
Chị Hà đi làm 6h chiều mới về đến nhà. Sau khi cơm nước xong xuôi là chị bắt đầu làm việc nhà một mạch tới tầm nửa đêm, kể cả thứ Bảy, chủ Nhật và không có ngày nghỉ. Công việc tính sơ sơ gồm: quét, lau nhà, giặt giũ (có máy giặt hỗ trợ), phơi, gấp đồ, lau rửa bình sữa, pha sữa cho con, rửa bát, lau bếp và cộng với những việc không tên khác như sắp chỗ này xếp chỗ kia. Diện tích nhà chỉ vẻn vẹn chưa đến 70 mét vuông, một chồng, một con nhỏ thế mà chị Hà cứ làm liên tục trong vòng 3 tiếng chưa xong.
Nhiều khi anh Hoàng xót vợ, đêm đến chỉ muốn ôm vợ ngủ, bảo với chị Hà để đấy thì nhận được câu trả lời rất gắt gao: "Để đấy rồi mai lại dồn một đống như chuồng lợn à?".Anh Hoàng muốn giúp vợ, cũng chẳng được. Chị Hà luôn giành làm hết, chồng làm gì chị cũng không ưng. Chị hết chê bẩn, chê chậm, lại chê không khoa học, chồng làm không bằng chị "rốn" một tí cho xong. Những lúc như thế, lòng tự trọng trong anh Hoàng lại nổi lên, anh tức chí thả hết đấy, kệ vợ, mình đi ngủ. Nhìn vợ vẫn bình tĩnh ngồi gấp áo quần vào lúc 11h đêm, anh lại càng ức chế hơn.
Ảnh minh họa
Thế nhưng chị Hà nào đâu có để ý gì đến thái độ của chồng. Cứ việc mình mình làm. Chị cứ đủng đỉnh, chừng đấy việc rồi, việc này xong thì đến việc kia. Chị làm chẳng khác gì như một cái máy được lập trình sẵn việc nhà trong đầu. Đến nửa đêm, khi xong mọi việc chị mới đi tắm. Đối với chị, buổi tối đưa con đi chơi công viên hay dẫn chồng đi café là những việc rất xa xỉ, phí hoài, không đáng. Còn việc đọc truyện cho con nghe, ru con ngủ, cho con ăn, đưa đón con cũng không có thời gian vì... chị bận làm việc nhà.
Anh Hoàng thật sự ngán ngẩm với vợ mình. Nhiều lúc nói ra người ngoài còn tưởng là anh đùa, nhưng có mấy ai hiểu được nỗi lòng của anh cơ chứ. Vợ chồng cãi vã nhiều rồi mà anh cũng không thay đổi được vợ. Anh muốn thuê giúp việc để "giải phóng" vợ nhưng chị Hà lại lấy lý do là không cần thiết, phí tiền, lại không yên tâm bằng tự mình làm. Mỗi lần anh muốn thay đổi vợ, là y như rằng cả nhà lại rơi vào một cuộc khẩu chiến, bế tắc. Phần thua luôn thuộc về anh và chị Hà thì vẫn chứng nào tật nấy.
Đôi khi anh nghĩ, không hiểu sao vợ mình ngốc thế! Người cần chăm sóc là chồng, là con thì không chú trọng, lại chỉ chú trọng mấy việc vặt vãnh mà làm cũng được, không làm cũng xong. Nếu như không để ý đến việc xây dựng tình cảm gắn kết trong gia đình, thì một ngôi nhà sạch sẽ, tươm tất cũng nào đâu để làm gì? Vợ chồng hoàn toàn có thể thoải mái cùng nhau làm, tình cảm càng thêm gắn kết, nhưng vợ anh lại không hiểu! Cứ đà này, anh Hoàng chỉ sợ mình phát điên, đến một lúc không chịu được nổi thì chuyện gì xảy ra cũng không biết nữa...
Theo Afamily
Những bạn gái nào đã làm vợ rồi tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết này, xem xong xin đừng đỏ mặt Người xưa vẫn nói "phu quý thì phụ vinh", nhưng vì sao chúng ta chỉ nghe nói đến "vượng phu" mà chưa bao giờ thấy nhắc đến "vượng thê"? Vợ là một sự ràng buộc, ràng buộc bạn không thể tùy tiện cặp bồ với một người con gái khác.Vợ sống cùng bạn từng ngày, người tình tiêu tiền cùng bạn, hồng nhan...