Chuyện cái bụng bầu của vợ
Từ khi biết tin vợ mang bầu, gã háo hức, phấn khích lắm. Điện thoại của gã nóng ran vì bận… gọi điện, nhắn tin thông báo cho bố mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè. Cả ngày gã ngoác miệng cười như một tên khùng.
Đang làm việc, nhận được điện thoại của vợ. Đầu dây bên kia giọng thẽ thọt: “Anh ơi, sắp làm bố rồi nhé…!”. Mất hai giây định thần, gã rú lên, chạy vòng quanh văn phòng rồi bế bổng cả sếp lên định công kênh… Gã nhẹ nhàng đặt sếp xuống, ngượng ngùng giải thích: “Mất 3 năm em mới tự giúp mình, giúp vợ và được lên chức”. Sếp khó tính lừ mắt nhưng cũng không quên chìa tay ra: “Chúc mừng cậu! Giờ thì chuẩn bị vắt chân lên cổ đi là vừa!”. Gã “dạ” một tiếng thật to rồi chạy biến khỏi tầm mắt của sếp để tận hưởng cái tin tuyệt nhất trong đời.
Từ khi biết tin vợ mang bầu, gã háo hức, phấn khích lắm. Điện thoại của gã nóng ran vì bận… gọi điện, nhắn tin thông báo cho bố mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè. Cả ngày gã ngoác miệng cười như một tên khùng, không tài nào tập trung được vào công việc. Gã chỉ muốn nhanh nhanh hết giờ làm để lao về, úp tai vào bụng vợ mà lắng nghe điều gì đó từ thiên thần của mình.
Trông gã ngủ ngon lành với niềm hạnh phúc được làm cha của mình, vợ gã không kìm được nước mắt. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Về nhà. Gã thấy vợ đang lúi húi bày biện bàn ăn. Gã nhìn vợ chăm chăm. Vợ gã thật đẹp. Hình như chưa bao giờ gã thấy vợ đẹp thế. Mâm cơm đã được vợ gã sắp sẵn, linh đình hơn mọi khi thế nhưng gã nhất quyết xông vào bếp nấu thêm vài món vợ thích nhất. Gã muốn thưởng cho vợ vĩ đại của mình. Cơm nước xong xuôi, gã kéo vợ vào phòng, ấn nhẹ vợ ngồi xuống giường, bật tivi lên và ra hiệu cho vợ “ngồi im ở đấy”. Gã nháy mắt với vợ rồi huýt sáo ra ngoài dọn dẹp, rửa bát. Từ nay, vợ sẽ không được “đồng hành” với gã bên bồn rửa bát như mọi khi nữa.
Xong xuôi, gã chạy như bay vào phòng, rón rén đi lại phía vợ, mắt láo liên hết nhìn vợ lại nhìn xuống cái bụng đang “đựng” thiên thần của gã. Cuối cùng, gã áp tai vào bụng vợ. Tĩnh lặng như tờ, gã thốt lên: “Ơ, sao không thấy gì nhỉ! Bấy bì của bố, bấy bì… bấy bì…”. Nghe giọng điệu của gã gọi em bé, vợ gã cười như nắc nẻ, cốc yêu vào đầu chồng: “Bấy bì mới bằng hạt vừng thôi ông tướng ạ”. Gã thoáng ngơ ngác rồi lại úp tai vào bụng vợ, miệng lại huyên thuyên: “Hạt vừng của bố à! Em lớn nhanh rồi ra với bố nhé! Bố sẽ mua kẹo cho em này, mua xếp hình, mua thú nhún, mua đu quay… cho em này. Bố mua cho em cả thế giới!”…
Ba năm mới có tin vui. Ba năm phải nén tiếng thở dài. Giờ đây, nhìn điệu bộ mừng vui như trẻ con của gã, vợ gã hạnh phúc lắm. Trìu mến nhìn chồng, vợ gã nhẹ nhàng nói: “Hạt vừng sẽ lớn nhanh và khỏe mạnh ra chào bố. Bố chờ Hạt vừng 245 ngày nữa nhé!”. Nghe vợ nhắc đến con số 245 ngày gã bần thần nhẩm tính: “Vậy là bố còn hơn 8 tháng để bỏ lợn rồi” và vươn vai đứng dậy. Gã nhắc vợ đi ngủ sớm còn bản thân tự giác thu dọn mấy hộp café, vứt luôn mấy gói thuốc lá vào thùng rác… Đó là những thứ trước đây, vợ luôn cằn cặt nhắc nhở gã từ bỏ. Giờ không cần nhắc, gã cũng bỏ và nhất định là bỏ luôn.
Nửa đêm nửa hôm, đang ngủ, gã vùng dậy, bật máy tính, hí hoáy tra google rồi bụm miệng cười khúc khích. Sáng ra, vợ thấy gã gục đầu bên bàn phím, xung quanh là những tờ giấy A4 vẽ đủ các hình thù từ nhỏ như hạt vừng, hạt đậu, quả nho… đến lớn như quả dưa hấu. Đọc chú thích của những hình thù đó, vợ gã mới biết đó là những phác thảo mà gã tưởng tượng về đứa con của mình qua từng tuần tuổi. Bên cạnh là chi tiết những gì vợ cần ăn, cần kiêng, chú ý đến sức khỏe, tâm lý của vợ của vợ thế nào, nói chuyện với thai nhi ra sao… Sau tất cả những điều đó, gã note lại một dòng chữ to đùng: Cắt nhậu nhẹt, thuốc lá, bia rượu, tụ tập bạn bè. Tất cả vì hạt vừng và vì vợ vĩ đại!
Trông gã ngủ ngon lành với niềm hạnh phúc được làm cha của mình, vợ gã không kìm được nước mắt. Vợ gã biết, cũng giống như tâm trạng của mình, đối với chồng, việc trở thành bố là điều tuyệt vời nhất. Nó sẽ thay đổi cuộc đời – cuộc sống – thói quen của cả hai. Vì giờ đây hai vợ chồng đã trở thành bố mẹ. Trước khi đi ra phòng bếp chuẩn bị đồ ăn sáng, vợ gã đắp cái chăn mỏng lên người chồng và thủ thỉ: “Vợ chồng mình thật ăn ý để chúng ta có một gia đình hạnh phúc nhé!”.
Theo VNE
Mẹ ơi! Chị Hằng có thật phải không?
Một mùa trung thu nữa lại về, đường phố trang hoàng ánh đèn rực rỡ, trẻ con, người lớn háo hức chuẩn bị cho bữa tiệc trăng rằm.
Sắm sửa cho cô con gái một bộ váy trắng, một chiếc vương miện và một cây đũa "thần", nó tung tăng đi khoe với mấy cô cậu bạn hàng xóm và điệu đà chạy về hỏi mẹ: "Mẹ ơi ai cũng bảo con giống chị Hằng. Mẹ thấy con giống chị Hằng ở trên cung trăng không?" Tôi mỉm cười, âu yếm nhìn con trìu mến nhớ lại cách đây cũng đã hơn 20 năm, tôi cũng hỏi mẹ tôi: "Mẹ ơi! Chị Hằng là có thật phải không ạ?"
Thấm thoắt mà đã mấy chục năm, mẹ tôi giờ tóc đã pha sương, còn tôi cũng đã có một cô con gái.
Còn nhớ những năm tháng nghèo đói, nhìn miếng bánh nướng, bánh dẻo bầy bán mà thèm nhỏ dãi. Những thứ đồ chơi như đèn ông sao, đèn cù, mặt nạ hình chú cuội ngộ nghĩnh cũng trở nên xa xỉ đối với một đứa con nhà nghèo như tôi. Mẹ động viên tôi: "Con cố gắng học hành chăm ngoan, đúng đến rằm tháng tám, khi con vừa thức dậy chị Hằng sẽ từ cung trăng xuống để tặng con đèn ông sao, bánh nướng, bánh dẻo". Tôi háo hức mong chờ từng ngày, cố gắng học hành thật chăm chỉ, giỏi giang để chị Hằng xuống tặng quà.
Bố mẹ chính là chị Hằng với bao màu nhiệm vây quanh tuổi thơ của tôi (Ảnh minh họa)
Suốt bao nhiêu ngày mong mỏi, chờ đợi, cuối cùng điều kì diệu cũng đã tới. Buổi sáng ngày rằm tháng tám, tôi thức dậy từ rất sớm để đón chờ món quà mà chị Hằng ban tặng. Thật kì lạ, ngạc nhiên khi trên đầu giường của tôi xuất hiện một chiếc đèn ông sao xinh xắn, cặp bánh nướng, bánh dẻo và một chiếc cặp tóc đáng yêu. Tôi chạy vội xuống bếp tìm mẹ sau đó chạy đi khoe khắp nhà. Từ đằng xa, bố tôi mỉm cười: "Con gái gắng học ngoan nhé, năm sau chị Hằng lại xuống tặng quà!".
Tối hôm ấy, tôi trưng diện chiếc cặp tóc dễ thương, bầy bánh nướng, bánh dẻo trông trăng và cầm đèn ông sao đi rước một vòng với các bạn trong khu phố nhỏ.
Đi qua bao mùa Trung thu, tôi đã biết chị Hằng không có thật. Những món quà xuất hiện trên đầu giường là công sức bố đi phụ hồ cật lực ngày đêm, mẹ nhận làm thêm giờ ở xưởng làm đồ thủ công. Bố mẹ chính là chị Hằng với bao màu nhiệm vây quanh tuổi thơ của tôi. Yên bình và ấm áp!
Công việc nặng nhọc, vất vả khiến bố dần mất sức lao động. Còn mẹ, bàn tay đã lắm những đồi mồi, mái tóc đã bạc quá nửa. Tôi chỉ uớc bố mẹ có thêm nhiều và nhiều mùa trung thu hơn nữa bên con cháu để tôi có thêm thời gian bù đắp cho bố mẹ phần nào những vất vả của tuổi trẻ, hi sinh vì các con.
Theo VNE
Bi kịch cắt tiền duyên Người ta bảo "phải duyên phải số nó vồ lấy nhau", nhưng sao tôi đi "vồ" mãi chẳng được ai. Ngót nghét 40, cũng có mấy mối tình vắt vai rồi đấy, nhưng được vài bữa tôi lại thấy chán. Người tôi có cảm tình thì tự dưng lại bỏ đi, còn người tôi thấy ghét thì nhiều vô kể. Bạn bè, họ...