Chuyến buôn hàng định mệnh của người đàn ông bán bảo hiểm
Tranh thủ lúc nông nhàn, Lý Đăng Phẩm, SN 1958 ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên kiêm thêm bằng nghề bán bảo hiểm cho một Cty nước ngoài.
Trong một lần lên Sơn La bán bảo hiểm, Phẩm đã không kìm được lòng tham, mua hai bánh heroin với dự định đem về Thái Nguyên bán. Phẩm đã bị bắt ngay khi đang ôm gói ma túy trên, đón xe khách trở về xuôi.
Với hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy mà bằng chứng là 2 bánh heroin bị bắt quả tang, Lý Đăng Phẩm bị TAND tỉnh Sơn La kết án chung thân, thi hành án ở trại giam Hồng Ca.
Nhắc lại chuyện cũ, Phẩm nét mặt buồn. Ông ta bảo, nếu cứ an phận với cuộc sống cày cuộc và kiếm thêm từ bán bảo hiểm thì đã không có chuyện vào tù để tai tiếng cho gia đình. “Tôi đã lên ông rồi nhưng chuyện dựng vợ gả chồng cho các con đều một tay vợ lo liệu. tôi chẳng giúp gì được, làm cha như tôi đau lòng lắm “, Phẩm bảo. Phẩm buồn vì nghĩ tới trách nhiệm của một người chủ gia đình nhưng trong lòng vẫn nhen nhóm hy vọng rằng vẫn còn cơ hội để có mặt trong ngày vui trăm năm của hai đứa con út.
“Tôi bị bắt cuối năm 2004, đã được giảm từ án chung thân xuống án có thời hạn và vừa được xét giảm 6 tháng. Tôi sẽ cố gắng cải tạo để năm nào cũng được giảm án, hy vọng được trở về sớm đoàn tụ với vợ con”, người đàn ông tóc bạc gần hết tâm sự.
Phẩm vốn là người xứ Thanh, vì cuộc sống khó khăn mà di cư lên Thái Nguyên lập nghiệp. Ban đầu ông ta là công nhân nông trường, nhưng sau khi chọn được vợ cũng là người ở Thanh Hóa lên vùng cao lập nghiệp thì cả hai bỏ ra ngoài làm ăn buôn bán nhỏ. Ở mảnh đất vùng cao mà đặc sản là cây chè, nếu chăm chỉ làm ăn vẫn có thể giàu có được. Điều đó rất hợp với vợ chồng Phẩm vì cả hai đều lớn lên từ vùng quê nghèo khó, đều là những người quen với lao động từ nhỏ và cùng tham công tiếc việc. Vừa phát triển chăn nuôi, trồng trọt, vợ chồng Phẩm còn mở thêm một cửa hàng nhỏ bán đồ tạp phẩm để có thêm đồng ra đồng vào những lúc nhàn rỗi.
Khi một số Cty bảo hiểm nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam, được nhiều người dân trong nước hưởng ứng thì Phẩm gia nhập đội quân bán hàng cho Cty bảo hiểm. Theo lời Phẩm nói thì ngày đó bán bảo hiểm rất chạy, người mua đông và ít có cơ hội lựa chọn như bây giờ nên có tháng thu nhập của ông ta đến trăm triệu đồng. Sau mấy năm lao động chăm chỉ, vợ chồng Phẩm xây được một căn nhà khang trang, kiên cố. Theo lời Phẩm thì trong khi xung quanh, hàng xóm vẫn còn nhà tranh, nhà xây cấp bốn thì ngôi nhà của ông ta là hoành tráng nhất xóm. Bốn đứa con khỏe mạnh, ngoan ngoãn, kinh tế gia đình ổn định, vợ chồng lại biết bảo ban nhau lam làm… Phẩm bảo ngày đó cuộc sống của vợ chồng ông ta là ước mơ của nhiều gia đình xung quanh. Vậy mà….
“Đấy là cái sai của tôi và tôi không bao giờ tha thứ cho mình vì lỗi lầm đó. Tôi đã phá nát hạnh phúc gia đình, hủy hoại tương lai của các con chỉ vì một phút bị lòng tham làm mờ mắt”, Lý Đăng Phẩm tâm sự.
Theo bản án, trong một lần lên Mộc Châu, Sơn La bán bảo hiểm, Phẩm gặp Vàng A Chống và được người này mời mua ma túy. Nghe Chống nói nếu bỏ 50 triệu đồng mua ma túy về Thái Nguyên bán sẽ được lãi gấp đôi, Phẩm nảy lòng tham. Sẵn có số tiền thu được của khách hàng, Phẩm liền đưa cho Chống để mua 2 bánh heroin. Sau khi cất số ma túy trên vào cặp da, Phẩm ra QL 6 đón xe khách về Thái Nguyên thì bị bắt.
Các phạm nhân trong giờ cải tạo lao động. Ảnh: N.Vũ
Video đang HOT
Và những năm tháng đằng đẵng trong trại cải tạo
Phẩm bảo, bây giờ thì quen rồi chứ ngày mới vào trại còn nhiều mặc cảm và trăn trở lắm. Đó là sự ân hận, hối tiếc của một người phút chốc bị lòng tham làm cho mờ mắt. Là những lo lắng về vợ con nơi quê nhà và cả những day dứt của một người con trai không làm tròn chữ hiếu khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già phải sống trong cảnh héo hắt chờ con. Phẩm bảo nhiều đêm không ngủ được lại nghĩ tiêu cực, chỉ muốn làm một việc gì đó để không còn phải nghĩ nữa. Nhưng rồi những lá thư của các con, lời động viên của vợ và nhất là những san sẻ, phân tích có tình có lý của cán bộ quản giáo đã giúp ông ta vượt qua được những bi quan tuyệt vọng. Phẩm nhận ra trách nhiệm của bản thân, ý thức được con đường mà mình phải trải qua nên đã yên tâm cải tạo. Sau 13 năm phấn đấu không ngừng nghỉ, sự thành tâm hối cải của Phẩm đã được ghi nhận. Dịp 2-9-2017, Phẩm được xét giảm án từ chung thân xuống án có thời hạn.
“Đó là một dấu ấn khó quên trong cuộc đời của tôi. Đó cũng là động lực để tôi quyết tâm hơn nữa. Tôi đã nhìn thấy cơ hội trở về đoàn tụ với gia đình rồi, chẳng còn lý do gì mà không tiếp tục phấn đấu nữa cả”, Phẩm bộc bạch. Ông ta cho biết niềm mong mỏi nhất bây giờ chính là không ốm đau bệnh tật.
Hỏi về gia đình, Phẩm trầm ngâm một lúc rồi bảo, có lỗi lớn với các con bởi thời điểm ông ta đi tù, các con đều đang trong độ tuổi ăn học. Thu nhập từ quầy hàng tạp hóa của vợ không đủ đáp ứng cho nhu cầu học hành của bốn đứa con nên sau khi học xong phổ thông, hai đứa con đầu của Phẩm quyết định ở nhà buôn bán. Chúng nhường cơ hội được học hành cao hơn cho hai đứa em. Tuy nhiên, sau đó lại xảy ra chuyện vợ Phẩm mắc bệnh phải chữa trị dài ngày nên hai đứa con sau này của Phẩm cũng chỉ dừng lại ở trình độ hết THPT. Điều mà người đàn ông này cảm thấy vớt vát chính là việc cả bốn con đều ngoan ngoãn và hiếu thảo. Ngoài việc tháng nào cũng lên thăm bố thì chúng đều là những người chỉn chu với gia đình. “Hai đứa lớn lập gia đình rồi, cho tôi lên chức ông nội, ông ngoại. Còn hai đứa bé thì hiện giờ đang làm công nhân cho một Cty may mặc ở Bắc Ninh”, Phẩm kể.
Người đàn ông này bảo, lắm lúc nghĩ đến chuyện học hành của các con thì cũng cảm thấy tiếc bởi đứa lớn học giỏi và luôn ao ước sau này trở thành một người lính đặc công. Thế nhưng vì tội lỗi của Phẩm đã hủy hoại ước mơ, hoài bão của con cái. Phẩm bảo rất ân hận nhưng không thể kéo ngược thời gian để làm lại. “Ngàn vạn lời cũng không thể nói hết được sự hối hận của tôi, cũng không để tôi bộc bạch hết nỗi lòng mình với con cái. Chỉ mong các con hiểu và tha thứ cho người cha tội lỗi này”, Lý Đăng Phẩm tâm sự.
Đã qua một lần được xét giảm án, ngày trở về của Phẩm đã dần hiện ra trước mắt. Phẩm bảo có rất nhiều dự định trong đầu nhưng việc trước tiên phải làm sau khi mãn hạn là sẽ cùng vợ con trở về quê hương, thắp hương tạ lỗi với bố mẹ. “Tôi ấp ủ rất nhiều dự định nhưng thành hay bại còn phụ thuộc vào thời gian. Tôi có lỗi với vợ con rất nhiều, chỉ mong sao còn cơ hội để sửa lỗi”, Phẩm cho biết.
Sau nhiều lần chuyển nơi lao động, hiện Lý Đăng Phẩm đang cải tạo ở đội trồng rau và được mọi người đánh giá là chăm chỉ, làm việc có trách nhiệm nên ai cũng quý. Hy vọng rằng người đàn ông này sớm thực hiện được tâm nguyện của mình để sửa chữa sai lầm.
Nguyễn Vũ
Theo phapluatxahoi.vn
Viết luận văn thuê cho sinh viên Mỹ - kỹ nghệ "hốt bạc" ở nước ngoài
MyHomework, EssayShark... là các trang web "quảng cáo" giúp làm các bài tập ở nhà cho sinh viên Mỹ. Đây cũng là nơi để người ở các quốc gia đang phát triển có cơ hội kiếm tiền.
Một trang web quảng cáo dịch vụ viết luận văn thuê
Kỹ nghệ toàn cầu
Học phí tăng, tiền thuê nhà cũng vậy. Do đó, Mary Mbugua - một sinh viên đại học ở Nyeri, Kenya - đã phải ra ngoài tìm kiếm việc làm để trang trải cuộc sống. Mất mẹ từ khi mới học lớp 2, cuộc sống của Mbugua cùng một em trai và một em gái vô cùng chật vật. Được Chính phủ hỗ trợ vay vốn và họ hàng hỗ trợ nhưng cuộc sống thành thị đắt đỏ khiến cô vẫn phải làm thêm để theo đuổi tấm bằng đại học.
Ban đầu, cô nữ sinh thử bán bảo hiểm. Tuy nhiên, hãng bảo hiểm chỉ trả tiền hoa hồng trên các hợp đồng bán được trong khi Mbugua là một sinh viên, mối quan hệ có hạn nên cô đã không bán được gói bảo hiểm nào.
Một người bạn đề nghị giúp Mbugua kiếm việc làm trong lĩnh vực "viết văn bản học thuật" - một "ngành công nghiệp" hấp dẫn ở Kenya, chuyên làm bài tập online cho các sinh viên đại học ở các nước như Mỹ, Anh và Australia. Sau khi được nghe qua công việc, Mbugua cảm thấy mâu thuẫn. "Đó là hành vi gian lận, nhưng tôi chẳng còn lựa chọn nào khác? Chúng tôi phải kiếm tiền. Chúng tôi phải kiếm sống", cô nói.
Cô Mbugua.
Hồi đầu năm nay, dư luận Mỹ chấn động trước thông tin giới chức Mỹ đã phát hienej một đường dây chạy vào đại học cho những "cậu ấm, cô chiêu" gia đình "không có gì ngoài điều kiện". Trong vụ việc này, các công tố viên đã buộc tội gần 50 người, trong đó có những diễn viên nổi tiếng, bị cáo buộc đã chi tới 25 triệu USD để "chạy" cho con vào trường đại học lớn. Sau vụ việc, những lợi thế mà sinh viên Mỹ giàu có được hưởng trong tuyển sinh đại học bị đưa vào tầm ngắm một cách kỹ lưỡng.
Có điều, dư luận chưa chú ý nhiều đến các thủ thuật mà một số sinh viên khá giả sử dụng để "chống trượt" sau khi vào được trường đại học. Theo hãng tin New York Times của Mỹ, gian lận ở đại học thực chất không phải là chuyện mới. Tuy nhiên, mạng Internet hiện nay đã giúp việc này trở thành một kỹ nghệ mang tính công nghiệp và có phạm vi rộng khắp tòa cầu. Theo hãng tin trên, dù các dịch vụ thuê người viết bài luận và các tác phẩm học thuật giúp sinh viên có tiền gian lận đã xuất hiện từ hơn chục năm qua nhưng nhu cầu này đã tăng cao từ vài năm trở lại đây. Các trang web "quảng cáo" giúp làm các bài tập ở nhà cho sinh viên Mỹ như Ace-MyHomework, EssayShark... trở nên phổ biến hơn và cũng nhộn nhịp hơn hẳn.
Cùng với đó, các trang dịch vụ này cũng được chuyên môn hóa hơn, có hẳn những đường dây nóng qua điện thoại để trả lời những thắc của khách hàng, có cam kết hoàn lại tiền nếu có vấn đề... cực kỳ chuyên nghiệp. Kết quả là nhiều triệu bài luận được đặt mua hàng năm trên khắp thế giới, là nguồn tài chính đủ để một số người chuyên viết thuê đưa đây trở thành công việc toàn thời gian của mình.
Vấn đề lớn
"Ngành công nghiệp" viết thuê luận văn "sống khỏe" ở các nước đang phát triển có nhiều người nói tiếng Anh, có hệ thống internet tốt, và có nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, nhất là ở những nước như Kenya, Ấn Độ và Ukraine. Ví dụ, một nhóm trên Facebook dành cho những người chuyên viết các bài luận văn trình độ đại học ở Kenya có tới hơn 50.000 thành viên, trong đó có cô Mary Mbugua. Sau khi được nhận vào một công ty cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn và trải qua 1 tháng đào tạo, Mbugua bắt đầu viết các bài luận văn cho sinh viên tại đại học Mỹ, Anh và Australia. Cô viết đủ mọi đề tài, từ việc con người có nên xâm chiếm không gian hay không cho tới quyền được chết. Tháng "khấm khá" nhất, cô kiếm được khoảng 320 USD - số tiền lớn nhất cô từng kiếm được trong đời.
Kết quả một cuộc nghiên cứu về sinh viên năm 2005 ở Bắc Mỹ cho thấy, có 7% sinh viên bậc cử nhân thú nhận đã từng nộp các bài luận văn do người khác viết trong khi 3% nói họ mua từ các nơi chuyên bán luận văn viết sẵn. "Đây là một vấn đề lớn", bà Tricia Bertram Gallant - Giám đốc văn phòng về duy trì sự trung thực ở trường đại học thuộc trường Đại học California ở San Diego cũng nhận định. Theo bà Gallant, nếu chúng ta không có biện pháp đối phó, các trường đại học được công nhận có thể bị biến thành nhưng nơi phân phát bằng đại học.
Viết luận văn thuê ở Mỹ đang được xem là nghề hốt bạc (ảnh minh họa)
Theo Tiến sĩ Bertram Gallant, khi các trang web nhận viết thuê luận văn mới xuất hiện khoảng hơn 10 năm trước, các trang web như vậy chỉ quảng cáo cung cấp dịch vụ gia sư và chỉnh sửa giúp bài luận. Song, đến nay, những trang cung cấp dịch vụ này ngày càng công khai việc nhận "học" hộ người khác hơn. "Bạn có thể an tâm khi biết rằng các chuyên gia có chuyên môn, đáng tin cậy của chúng tôi sẽ viết cho bạn một bài luận chất lượng hàng đầu, hoàn toàn không đạo văn cho riêng bạn. Trong khi đó, bạn sẽ có thời gian để tận hưởng những khía cạnh thú vị hơn của cuộc sống sinh viên", một bài quảng cáo trên trang web chuyên nhận viết luận văn thuê tên Academized cho hay.
Trang web này thu phí khoảng 15 USD cho mỗi trang luận của sinh viên năm nhất đại học với thời gian hoàn thiện là 2 tuần. Với dịch vụ khẩn cấp, hoàn thành trong chỉ 3 giờ kể từ khi "nhận việc", mức giá mà người thuê phải trả là 42 USD/trang. Một trang khác là EssayShark.com khẳng định có thể viết bài luận ở tất cả các lĩnh vực.
Thế nhưng, lý giải về hoạt động của mình, EssayShark cho biết công ty không coi các dịch vụ của họ là gian lận, rằng họ đã cảnh báo các sinh viên rằng những bài tiểu luận mà họ viết thuê chỉ dành cho mục đích nghiên cứu và tham khảo, và không được cho là một bài làm của sinh viên.
Mạnh tay trấn áp
Tại Australia, năm 2015, giới chức nước này phát hiện hơn 1.000 sinh viên từ 16 trường đại học đã từng thuê một công ty có trụ sở tại Sydney viết bài luận và thực hiện các kỳ thi online. Sau vụ bê bối này, các trường đại học ở Australia đang tìm cách trấn áp tình hình. Dù vậy nhưng một khảo sát được thực hiện vào năm 2018 với 14.000 sinh viên Australia tại 8 trường đại học vẫn cho thấy có 840 sinh viên thú nhận đã sử dụng dịch vụ thuê viết luận.
Tại Anh, giới chức Anh cũng đang tích cực ngăn chặn những hành vi gian lận trong lĩnh vực học thuật. Còn tại Mỹ, gian lận trong lĩnh vực học thuật liên quan đến việc thuê người viết bài luận là hành vi bất hợp pháp ở 17 tiểu bang. Tuy nhiên, hình phạt đối với hành vi này thường có xu hướng nhẹ và hiếm khi được thực thi. Các chuyên gia cho hay, ở Mỹ không có luật liên bang cấm mua hoặc bán các bài viết học thuật. Kenya cũng vậy. Do đó, những hành vi này vẫn có "đất" để phát triển.
Ông Bill Loller - Phó chủ tịch Công ty quản lý sản phẩm Turnitin, một công ty phát triển phần mềm phát hiện đạo văn - cho biết đã làm việc với một số trường đại học có những sinh viên chưa bao giờ đến lớp hoặc hoàn thành một bài luận nào. "Họ đã thuê người làm tất cả mọi việc", ông nói. Theo ông Loller, thuê người viết bài luận là việc khó phát hiện hơn đạo văn bởi các bài tiểu luận đó sẽ không bị phát hiện khi so sánh với cơ sở dữ liệu của các bài tiểu luận đã được gửi trước đó vì những bài luận đó thường là những tác phẩm gốc - chỉ có điều không phải do người lẽ ra phải viết thực hiện.
Roynorris Ndiritu (28 tuổi, một người chuyên viết bài luận thuê) cho biết, ở quê hương Kenya của anh, thu nhập bình quân đầu người hàng năm khoảng 1.700 USD nhưng những người viết luận thuê có thể kiếm được tới 2.000 USD. Dù tốt nghiệp ngành kỹ sư dân sự và đam mê với nghề nhưng anh vẫn quyết định dành toàn bộ thời gian để viết luận thuê. Anh Ndiritu đã kiếm đủ tiền để mua một chiếc xe hơi và một mảnh đất nhờ công việc này. Với Mbugua, sau khi ra trường, cô chật vật tìm việc. Trong lúc chưa có việc làm, cô tiếp tục với "nghiệp" viết luận thuê mà chưa biết bao giờ mới dừng lại.
Minh Đức
Theo baophapluat
Thái Nguyên: Vay 3 triệu đồng, sau 1 năm đã thoát nghèo Từng là hộ nghèo nhưng nhờ được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm, nhiều nông dân ở tỉnh Thái Nguyên đã vươn lên đầu tư phát triển kinh tế. Người nghèo thành... triệu phú Ông Vũ Trí Long, 51 tuổi, ở xóm 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) từng là hộ nghèo. Hơn 10 năm sống cảnh...