Chuyện buồn của kẻ sát nhân mang bệnh tâm thần
Bà Dung nghe tòa tuyên án, chợt quay sang phía chúng tôi nói nhỏ, mắt đỏ hoe: “Liệu nó có còn sống khi ra tù không hả các chú?”.
Án mạng từ việc mối mai
Khoảng 2h, ngày 5.2.2012, Nguyễn Bình An cùng ngồi uống rượu với Lê Tấn Vương, Châu Hữu Phước và Nguyễn Huỳnh Trung Hiếu trên đường thuộc tại khu 5, thị trấn Cai Lậy. Trong lúc uống rượu, Vương nói Phước làm mai mối cho Vương quen với chị gái của Phước. Phước không đồng ý, nên giữa Vương và Phước xảy ra cãi vã.
An ngồi buồn rầu trong suốt phiên tòa
Nhận thấy nếu mình vẫn đứng cãi nhau tiếp thì có thể sẽ dẫn đến đánh nhau nên Vương bỏ chạy. Cơn tức giận còn nguyên vẹn, Phước cầm bát đựng thức ăn, ném và rượt đuổi. Được một đoạn, Vương chạy trước, bỏ một đoạn cách xa nên Phước đi bộ quay trở lại.
Trên đường chạy về nhà, Vương lầm bầm: “Chẳng lẽ mình lại thua thằng Phước?”. Càng ngẫm, Vương lại càng bực mình. Vương quyết định về nhà gọi anh trai là Lê Tấn Cảnh đi đánh Phước. Lúc này, Cảnh đang ngủ, nghe em trai gọi đi đánh hộ, đáng lẽ phải can ngăn, nhưng kẻ này lại hùng hổ đi theo.
Cảnh điều khiển xe mô tô chở Vương chạy theo Phước, Hiếu, An để đánh nhau. Chạy được một đoạn, Vương bảo, nếu đánh nhau phải kiếm một nhành cây để đánh. Cả bọn đồng ý nên dừng lại lượm một khúc cây ven đường.
Video đang HOT
Đang lái xe đi qua tỉnh lộ 868, khu phố 5, thị trấn Cai Lậy, nhìn thấy Phước, Hiếu và An đang đi bộ, Cảnh dừng xe lại và bảo Vương nhảy xuống đánh. Vương nhảy xuống xe, dùng cây đánh vào người của Phước nhưng không trúng và khúc cây đang cầm bị rơi xuống đường. Phước nhặt khúc cây rượt đánh lại Vương. Cảnh dùng dao xông tới đâm trúng vào đùi của Hiếu và quay sang tấn công An.
An giật được dao trên tay của Cảnh và đâm một nhát vào bụng Cảnh, rồi ném dao xuống lề đường. Cảnh tiếp tục xông đến đánh Hiếu và An. An liền lấy con dao xếp trong túi quần đâm một nhát vào ngực Cảnh. Cảnh chỉ kịp hét: “Nó đâm anh rồi Vương ơi!”, rồi gục xuống đường.
Lúc này, một số người nghe tiếng kêu cứu của Cảnh nên chạy đến và đưa đến bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy để cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, Cảnh đã không qua khỏi.
Sau khi gây án, An, Phước và Hiếu bỏ chạy nhưng không thoát.
Quặn thắt nỗi đau của một gia đình
Ngày 26.6.2012, Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Bình An về tội giết người. Ngồi ở hàng ghế dự khán, bà Phan Thị Dung cho biết mình là bà ngoại của An. Cả cha lẫn mẹ của An là người tâm thần. Bên cạnh đó, người chị duy nhất của hắn cũng chung căn bệnh với bố mẹ. Chỉ riêng An, bị tâm thần ở mức độ nhẹ, nhưng trong kết quả khám nghiệm, hắn có khả năng nhận thức trước, trong và sau khi gây án.
Bảy năm dài đằng đẵng đang chờ An trước mắt
Bà Dung chia sẻ, mình sinh được mười người con, nhưng chỉ có mẹ An là bị bệnh tâm thần. Bà rất buồn khi mỗi ngày nhìn con như vậy. Khi lớn lên, bà chẳng hiểu vì sao, chị lại quen được một người đàn ông cũng bị tâm thần bán vé số. Tình yêu giữa hai người mắc chung một căn bệnh cứ thế lớn dần lên. Mỗi buổi trưa, người đàn ông này lại đi ngang qua nhà, mang cho chị lúc cái bánh, cái kẹo bất kể dù mưa hay nắng. Hôm nào anh không qua, người phụ nữ tâm thần này lại lên cơn.
Thời gian cứ thế trôi qua, bà Dung vẫn không thể nào tin nổi khi gia đình người đàn ông sang đặt vấn đề cho cưới con gái. Từ trước tới nay, bà cứ ngỡ rằng, con gái của mình sẽ “ở vậy thôi”, bởi có ai mà lại đi lấy một người tâm thần về làm vợ. Nhưng giờ đây, con gái bà lại có người đến xin cưới. Thấy hai người cùng hoàn cảnh, bà đồng ý, đám cưới nhỏ của hai người bị tâm thần được tổ chức.
Bà Dung hy vọng con gái mình lấy chồng sẽ giảm bớt bệnh. Nhưng ngược lại, cơn bệnh của con không hề thuyên giảm. Một năm sau ngày cưới, chị sinh được một người con gái, nhưng buồn thay, đứa con mới sinh cũng bị lây bệnh từ cha mẹ. Bà Dung buồn rầu chấp nhận đưa đứa cháu gái về nuôi.
Sau đó một năm, hai vợ chồng chị Dung lại sinh được một người con trai. Không như đứa trẻ sinh trước đó, đứa con trai này cũng bị tâm thần nhưng nhẹ hơn. Bà Dung vui mừng đặt là Nguyễn Bình An với hy vọng đứa cháu trai này sẽ có cuộc sống bình an, không bị bệnh như cha mẹ của nó.
Lớn lên, chỉ đôi lúc, An mới lên cơn tâm thần, còn những lúc bình thường, hắn vẫn như mọi người. Niềm vui của bà Dung cứ thế lớn dần lên khi thấy đứa cháu trai xin đi làm bốc vác để có tiền phụ giúp gia đình. Nhưng niềm vui đó chưa được trọn vẹn thì chuyện buồn đã xảy ra.
Trong phiên tòa phúc thẩm, bà Dung chỉ mong rằng, đứa cháu trai của mình sẽ được giảm án để về phụ giúp gia đình. Vả lại bà sợ rằng, nếu ở trong tù, có thể An sẽ không chịu đựng được và bệnh lại càng nặng.
Tuy nhiên, HĐXX nhận thấy, mức án 7 năm tù ở tòa sơ thẩm phạt là đúng người đúng tội nên không chấp nhận đơn xin giảm án của bị cáo cũng như gia đình và tuyên phạt y án.
“Liệu nó có còn sống khi ra tù không hả các chú?”, bà Dung mắt đỏ hoe, chợt quay sang phía chúng tôi nói nhỏ sau khi nghe lời tuyên án.
Theo PLXH
Ăn trộm cũng biết... "chùi mép"
Nạn trộm cắp xe máy tại các huyện ngoại thành ngày càng diễn ra với những thủ đoạn tinh vi, khiến người dân hết sức hoang mang...
Nhóm đối tượng trộm cắp xe máy trên địa bàn huyện Sóc Sơn bị lực lượng công an bắt giữ
Những tháng đầu năm 2011, trên địa bàn huyện Sóc Sơn liên tiếp xảy ra các vụ mất trộm xe máy. Ông Nguyễn Minh Trí (SN 1969, trú tại thôn Xuân Đài, xã Phù Linh) cho biết, đêm 29-3, trước lúc đi ngủ, ông đã khóa và dựng xe máy ở góc sân, ông không quên khóa trái cẩn thận cánh cửa sắt ngoài cổng. Tuy nhiên khi ngủ dậy, chiếc xe Honda Wave trị giá gần 20 triệu đồng của gia đình đã "không cánh mà bay". Hàng loạt trường hợp mất trộm xe máy tương tự cũng đã xảy ra và các bị hại đều khẳng định, họ đã chủ động bảo vệ tài sản của mình. Một số người còn cho rằng, nhiều khả năng kẻ gian đã sử dụng xe cẩu mới có thể "nẫng" ngon lành hàng chục chiếc xe máy?
Chỉ đến khi CAH Sóc Sơn phát hiện, bắt giữ Nguyễn Hoài Sơn và Nguyễn Bình An (cùng trú tại Xuân Dục, Tân Minh) thì những thủ đoạn liên quan đến những vụ mất cắp xe máy bí ẩn trên mới được làm sáng tỏ. Sơn và An khai nhận, đêm đến, chúng mang chìa khóa đệm (hay còn gọi là chìa khóa vạn năng) đi mở cửa các gia đình có xe máy đặt ngoài sân. Lấy được tài sản chúng khóa lại như ban đầu nên cặp đôi này đã khiến nhiều "khổ chủ" chịu mất tài sản mà không biết lý do vì sao.
Đáng kể là trường hợp mất xe máy của chị N.T.L (ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất). Chiều hôm đó, chị L điều khiển chiếc xe Honda Dream đi làm đồng. Dù mảnh ruộng của gia đình nằm ngay sát mặt đường chính nhưng chị L vẫn khóa càng xe cẩn thận. Cùng lúc đó, từ phía xa, 2 thanh niên ăn mặc lấm lem, tay cầm cuốc lững thững tiến về phía đường lớn. Khi đi đến vị trí đặt chiếc xe, 2 đối tượng vẫn râm ran nói chuyện và bất ngờ quay về phía chị Lan để... đi vệ sinh. Trong khi người phụ nữ quay mặt đi vì thẹn thì một gã nhanh chóng dùng vam phá khóa rồi cùng đối tượng còn lại mất hút cùng chiếc xe.
Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội, nạn trộm cắp xe máy ở các huyện ngoại thành đang diễn ra rất phức tạp. Các đối tượng gây án thường tụ tập thành các ổ nhóm thường xuyên thay đổi địa bàn. Trong quá trình thực hiện hành vi, các nhóm trộm cắp thường cắt cử đối tượng cảnh giới, sẵn sàng cùng người dân hô hoán nhưng thực chất là cản trở lực lượng truy đuổi mỗi khi bị phát hiện. Qua một số vụ án xảy ra gần đây cho thấy, đối tượng thực hiện các vụ trộm cắp xe máy hầu hết là người ngoài địa phương "dạt" về. Với dụng cụ phá khóa chuyên nghiệp chỉ mất 10 - 15 giây, các đối tượng trộm cắp đã có thể "hô biến" một chiếc xe máy.
Trung tá Phùng Kim Sáu - Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH - CATX Sơn Tây cho biết, bên cạnh việc lợi dụng sơ hở của những hộ dân để xe ngoài vỉa hè hoặc những nơi không có người trông coi các đối tượng trộm cắp xe máy đang hướng "đích ngắm" đến các bãi gửi xe tại các trường học, bệnh viện và cơ quan nhà nước. Bằng một vài thủ đoạn đơn giản như in sao vé gửi xe, thay đổi BKS hoặc gửi xe cũ nát, nhận xe đắt tiền... nhiều nhóm "đạo chích" đã dễ dàng qua mặt lực lượng bảo vệ và nhân viên trông giữ xe.
Theo ANTD
Chuyện buồn của người lớn ham vui Người lớn "ham vui" Võ Phi Long. "Nếu tính tuổi ông bà thì năm nay tôi đã 52 tuổi" - Võ Phi Long - người lớn "ham vui" (theo cách tự nhận của gã) đã nói thế khi tôi hỏi tuổi. Ờ thì không còn trẻ, ham vui cũng được, thanh niên tính cũng chả sao, chỉ khiến tâm hồn thêm phong phú,...