Chuyển biến tích cực trong cải cách hành chính
Quyết định phê duyệt và công bố chỉ số, xếp hạng kết quả cải cách hành chính (CCHC) năm 2020 của UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành cho thấy, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều chuyển biến trong thực hiện CCHC.
Tăng số đơn vị xếp hạng tốt
Kết quả đánh giá cho thấy, trong 44 đơn vị thuộc đối tượng đánh giá, có 29 đơn vị xếp hạng tốt, tăng 5 đơn vị so với năm 2019. Số đơn vị có chỉ số CCHC đạt hơn 90% cũng tăng thêm 12 đơn vị, nhiều nhất từ trước đến nay. Thanh tra tỉnh dẫn đầu khối sở với chỉ số 96,86%. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khánh Hòa đứng đầu khối cơ quan ngành dọc đạt chỉ số 96,43%. UBND huyện Khánh Vĩnh đứng đầu khối UBND cấp huyện, đạt chỉ số 91,04%. Ban Quản lý Dự án phát triển tỉnh dẫn đầu khối đơn vị sự nghiệp với chỉ số 94%. Một số đơn vị có chỉ số CCHC tăng cao so với năm 2019 như: Sở Văn hóa và Thể thao, Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong, Sở Giao thông vận tải, UBND TP. Cam Ranh… Nhiều đơn vị đã chủ động rà soát, báo cáo UBND tỉnh xử lý vướng mắc, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý; tham gia thí điểm các cơ chế, mô hình mới theo chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc có biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Vì vậy, cả 44 đơn vị đều có điểm thưởng.
Nhân viên VNPTPay hướng dẫn người dân trải nghiệm thanh toán trên Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh.
Video đang HOT
Về công tác chỉ đạo, điều hành CCHC, nhiều đơn vị đạt điểm tối đa. Các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện Chương trình hành động số 12 của Tỉnh ủy và Chỉ thị số 12 của UBND tỉnh triển khai Chương trình hành động số 12 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Hầu hết các đơn vị đã xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác CCHC và thực hiện đúng kế hoạch, báo cáo kết quả và có văn bản chỉ đạo khắc phục. Định kỳ hàng tháng, các đơn vị tổ chức đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tham gia giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và sử dụng kết quả này để đánh giá, phân loại cuối năm; đồng thời đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác CCHC của đơn vị trực thuộc, từ đó đánh giá người đứng đầu. Nhờ đó, hầu hết đơn vị đạt điểm tối đa ở tiêu chí thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người đứng đầu.
Tiêu chí thực hiện các nhiệm vụ, công việc được UBND tỉnh giao chiếm gần 1/2 tỷ trọng điểm trong bảng tiêu chí đánh giá khối sở, huyện, nhưng vẫn có 24/44 đơn vị hoàn thành đúng tiến độ 100% nhiệm vụ được giao, đạt điểm tối đa; 10 đơn vị có hơn 30% công việc được giao trên phần mềm nhắc việc hoàn thành sớm hạn, không có công việc trễ hạn, gia hạn.
Đẩy mạnh giao dịch trực tuyến
Năm 2020, tỷ lệ hồ sơ đúng và sớm hạn toàn tỉnh đạt hơn 98%, tăng 2% so với năm 2019. Tỷ lệ TTHC có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên toàn tỉnh đạt hơn 90%. 24/26 sở, huyện có tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến hoàn thành và vượt chỉ tiêu UBND tỉnh giao. So với năm 2019, số quy trình TTHC công bố cho phép thực hiện trực tuyến tăng từ 140 lên 746 TTHC; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC của tỉnh tăng 4,31%; số tiền thanh toán trực tuyến tăng từ gần 12 triệu đồng lên hơn 420 triệu đồng. Từ khi triển khai đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 8.300 hồ sơ trực tuyến với hơn 460 triệu đồng thanh toán.
Đặc biệt, trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và hiện đại hóa hành chính, 20/33 đơn vị thuộc đối tượng đánh giá đạt hơn 90% tổng điểm tối đa của tiêu chí này, trong đó có 8 đơn vị đạt 100%. Tất cả đơn vị đều đạt điểm tối đa ở tiêu chí giải quyết hồ sơ được cập nhật lên phần mềm Một cửa điện tử đồng bộ với quá trình giải quyết hồ sơ thực tế. Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh đã kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tất cả nội dung yêu cầu. Các tiện ích trực tuyến hỗ trợ khách hàng như: Bưu chính công ích trực tuyến, biên lai điện tử, tin nhắn SMS, email thông báo tự động, mã QR, chatbot đều phát huy hiệu quả. Sở Nội vụ đã chủ trì tích hợp thành công chứng thư số chuyên dùng lên Phần mềm một cửa điện tử và chuẩn bị triển khai toàn tỉnh…
Ông Nguyễn Văn Minh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, năm 2021, sở sẽ tập trung tham mưu tỉnh triển khai hiệu quả, đúng tiến độ việc sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức phối hợp liên ngành; công tác tinh giản biên chế; phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước. Sở cũng tham mưu cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội trong lĩnh vực nội vụ; tham mưu triển khai Chương trình phát triển nhân lực giai đoạn 2021 – 2025 và Chương trình CCHC tỉnh giai đoạn 2021 – 2030; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức…
Khánh Vĩnh: Khẩn trương sửa chữa công trình bị hư hỏng do mưa lũ
Mưa lũ năm 2020 đã khiến nhiều công trình dân sinh trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh bị gãy đổ, hư hỏng. Với mong mỏi của người dân, UBND tỉnh Khánh Hòa đã đồng ý hỗ trợ kinh phí sửa chữa, khắc phục các công trình này trước Tết Nguyên đán.
Nhiều công trình bị hư hỏng
Ông Nguyễn Văn Thuận - Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh cho biết, ngày 15-12, lãnh đạo huyện đã phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tiến hành kiểm tra thực tế các công trình bị sạt lở do ảnh hưởng của mưa lũ gây ra trên địa bàn huyện.
Cầu tràn sông Trang bị gãy đổ, sập trôi đoạn mố cầu.
Tại thời điểm kiểm tra, cầu tràn sông Trang đã bị gãy đổ, sập trôi đoạn mố cầu tràn (kết cấu tràn bê tông, dài 25m, rộng 6m và sâu 3m) gây chia cắt giao thông các xã Giang Ly, Khánh Thượng. Hiện nay, người dân đi qua lại bằng cầu treo và không thể lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nông sản với các khu vực khác. Ngoài ra, tuyến đường ống cấp nước thuộc hệ thống cấp nước tự chảy qua đoạn sông Trang bị cuốn trôi 50m nên toàn bộ hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Liên Sang không thể hoạt động, cung cấp nước sinh hoạt cho 476 hộ. Bên cạnh đó, cầu treo Ngầm 1 (xã Khánh Thành) đã bị mưa lũ gây sạt lở cuốn trôi chân móng đá bảo vệ chân mố cầu, làm yếu mố cầu, xe có trọng tải nhỏ không thể qua lại vận chuyển nông sản. Cầu treo Ngầm 1 là đường độc đạo, hiện nay trong khu vực này có 17 hộ sinh sống và có khu sản xuất khoảng 100ha.
Khắc phục trước Tết Nguyên đán
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, qua kết quả kiểm tra thực tế, sở đã tổng hợp và đề xuất UBND tỉnh cho phép hỗ trợ kinh phí để UBND huyện Khánh Vĩnh thực hiện gia cố khắc phục các hư hỏng đối với 3 công trình nêu trên nhằm đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ đi lại, sản xuất của người dân tại các khu vực bị chia cắt. Sở NN-PTNT đề xuất UBND tỉnh cho phép hỗ trợ kinh phí từ nguồn Quỹ phòng chống thiên tai để địa phương tổ chức khắc phục, ổn định đời sống, sản xuất của người dân trước Tết Nguyên đán.
Cầu treo Ngầm 1 (xã Khánh Thành) bị sạt lở cuốn trôi chân móng đá.
Theo đó, Sở NN-PTNT đề nghị hỗ trợ kinh phí khắc phục gồm: Công trình cầu tràn sông Trang 1,2 tỷ đồng, hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Liên Sang 300 triệu đồng; cầu treo Ngầm 1, xã Khánh Thành 1,2 tỷ đồng. Kinh phí hỗ trợ giao cho UBND huyện Khánh Vĩnh để khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục đầu tư theo quy định.
Cam Ranh: Dành 9 tỷ đồng thực hiện nhiệm vụ vớt rác thải ven biển Theo báo cáo của UBND TP. Cam Ranh, năm 2021, thành phố tiếp tục tăng cường các hoạt động về quản lý rác thải nhựa đại dương; dành 9 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp môi trường trong 3 năm 2021 - 2023 để thực hiện nhiệm vụ vớt rác thải ven biển. Người nuôi tôm ở Cam Ranh sử dụng lại túi...