Chuyến biển kinh hoàng
Trở về sau chuyến biển hãi hùng vì bị tàu lạ xua đuổi, cướp, đập phá tài sản trước đó 2 ngày tại ngư trường Hoàng Sa, ông Bùi Ngọc Thanh – thuyền trưởng tàu cá QNg 96679 TS, ở thôn Tây, xã An Hải vẫn chưa hết bàng hoàng với những gì đã xảy ra với mình và các ngư dân.
Cướp, phá không tha
Đang thả lưới buông câu khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, 2 tàu cá QNg 96149 TS do ngư dân Dương Quang Sơn vừa làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng và tàu QNg 96679 TS do ngư dân Bùi Ngọc Thanh làm thuyền trưởng, đều trú ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu có phiên hiệu lạ xua đuổi, cướp và đập phá tài sản, buộc các tàu cá này phải vượt sóng to gió lớn chạy về bờ trong tình cảnh tan hoang.
Trong mùa biển 2014, tàu của thuyền trưởng Bùi Ngọc Thanh cũng từng bị cướp phá.
Ảnh: An Vĩnh
Vừa cho con tàu cá 450CV của mình cập đảo Lý Sơn sáng 3.11, ngư dân Dương Quang Sơn vội lên bờ để trình báo các cơ quan chức năng về tình trạng tàu cá của mình.
Ngư dân Sơn kể, tàu của ông với 17 ngư dân xuất bến rời đảo Lý Sơn ra khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa vào ngày 22.10. Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 1.11, khi tàu đang thả lưới cách đảo Phú Lâm khoảng 7 hải lý về phía Bắc thì xuất hiện một tàu mang số hiệu Trung Quốc (?) cùng 2 canô ra xua đuổi và cập mạn tàu cá, hơn chục người lạ đi trên 2 canô tay cầm tuýp sắt, rùi cui nhảy lên tàu cá và dồn toàn bộ ngư dân lên mũi tàu. Những người này sử dụng tuýp sắt đánh đập các ngư dân, đồng thời chặt phá dây neo, dây hơi, đập nát cửa kính cabin và các tài sản khác. Chưa dừng lại ở đó, họ còn cướp đi gần 5 tấn cá, 3 tấn dầu, gạo và lấy toàn bộ máy dò cá, máy thông tin liên lạc rồi bỏ đi.
“Họ ra tay tàn nhẫn, hết cướp, phá hết, lại dùng tuýp sắt đánh chúng tôi, đập nát la bàn mặc cho chúng tôi van xin” – ngư dân Trần Công Thọ, thuyền viên tàu cá QNg 96149 TS bàng hoàng kể lại.
Sau khi vụ việc xảy ra, chủ tàu Dương Quang Sơn liên hệ với đất liền để trình báo cơ quan chức năng và cho tàu chạy về đảo Lý Sơn.
Video đang HOT
Ngoài tàu cá QNg 96149 TS của ngư dân Dương Quang Sơn, tàu cá QNg 96679 TS do ngư dân Bùi Ngọc Thanh làm thuyền trưởng cũng chung cảnh ngộ.
Theo trình báo của ngư dân Thanh với biên phòng, tàu của ông và 18 ngư dân xuất bến ngày 22.10, đến trưa ngày 31.10, khi tàu đang khai thác hải sản cách đảo Phú Lâm khoảng 6 hải lý cũng bị các tàu mang số hiệu lạ ra xua đuổi, cướp và đập phá tài sản. “Họ đi trên một tàu lớn sau đó thả canô và cho người nhảy lên tàu cá đập phá tài sản rồi lấy đi toàn bộ máy móc, thiết bị nghề cá, máy thông tin liên lạc… khiến tôi phải cho tàu chạy về bờ trong điều kiện gió cấp 7, cấp 8 rất nguy hiểm” – thuyền trưởng Thanh bức xúc.
Ông Lê Khởi – Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải (Lý Sơn) cho biết: Nghiệp đoàn nhận được thông tin các tàu cá này báo về từ ngư trường và đang có động thái hỗ trợ ngư dân gặp nạn.
Nối dài những chuyến biển hãi hùng
Gặp chúng tôi khi đang cùng các thuyền viên kiểm tra lại tình trạng hư hại của con tàu sau vụ bị đập phá, ngư dân Bùi Ngọc Thanh mệt mỏi kể lại: Gần 20 năm đi biển, tôi không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu tàu tôi đập phá, cướp tài sản tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa.
“Tui nhớ khi bước xuống tàu đi biển cùng cha mình mới 16 tuổi, thời ấy đâu có tàu to máy lớn như bây giờ. Gia đình tôi 4 đời đi biển, gần trọn đời lênh đênh trên biển cha tôi mới chắt chiu sắm được con tàu cá 145 CV, trị giá gần 100 cây vàng. Sau khi gặp nạn vào năm 2000 và chìm tàu, gia đình ông Thanh quyết định đóng tàu lớn vươn khơi, của cải tích cóp, vay mượn bạn bè người thân. Cuối năm 2004, con tàu cá vững chắc có công suất 500CV cũng hoàn thành.
“Từ khi có con tàu mới, việc làm ăn suôn sẻ, thu nhập cho những chuyến biển cũng tăng dần lên. Cả đời ăn sóng nói gió, sống chết với biển Hoàng Sa đã đến lúc cha tôi phải lên bờ vì tuổi cao sức yếu và từ đó tôi được giao trọng trách làm thuyền trưởng con tàu trị giá trên 3 tỷ đồng” – ngư dân Thanh bộc bạch.
Chuyến biển vào cuối năm 2009, sau gần nửa tháng bám biển mưu sinh, con tàu 45 tấn trên khoang chở nặng tôm cá chuẩn bị về bờ thì tai ương ập đến, 2 tàu lạ, với nhóm người hung hăng tay lăm lăm vũ khí áp sát mạn tàu. Không lời giải thích, họ ào lên tàu, dồn ép ngư dân rồi ướp bóc. Họ bắt ngư dân chuyển toàn bộ số cá khai thác được lên tàu của họ rồi thả trôi tàu cá mặc sự sống chết của ngư dân. Gần 2 giờ lênh đênh trên biển vì không xác định được phương hướng, may mắn tàu của ông Thanh gặp được tàu cá của ngư dân địa phương và được lai dắt về bờ. Ông Thanh thiệt hại gần 1 tỷ đồng.
“Tai nạn” vẫn chưa buông tha, cuối mùa biển năm 2014, khi đang cho tàu thả lưới cách đảo Tri Tôn khoảng 5 hải lý về phía Nam, tàu lạ lại xuất hiện, chúng hung hăng xua đuổi mặc cho tàu cá đang hướng về bờ. “Thấy tàu chúng mình nhổ neo cho tàu chạy về bờ vậy mà chúng không tha. Gần 2 tiếng rượt đuổi hết đâm húc, đe dọa chúng kẹp được tàu mình, hăng nhảy lên tàu dùng tuýp, dùi cui sắt cứ nhè đầu mình mà nện cho tướt máu, rồi quay sang đập phá, cướp tài sản, chỉ để đủ dầu cho tàu chạy về bờ” – ông Thanh kể.
“Gia đình mình 4 đời đi biển, không vì một chút thiệt hại mà nhụt ý chí mà buông xuôi. Ngày trước ông bà mình ra biển còn khổ hơn mà chẳng ai bỏ biển, nay có tàu to máy lớn, ra Hoàng Sa chỉ trong một ngày nên không có gì ngại khó ngại khổ, biển của mình mình cứ làm ăn, mặc chúng phá phách” – ông Thanh nói
Một số vụ tàu cá Việt Nam bị quấy rối Ngày 16.6.2016, tại khu vực đảo Bông Bay, thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá QNg 95821TS/08 LĐ đã bị một tàu lạ rượt đuổi và đâm vỡ mạn phải. Rất may các thuyền viên vẫn an toàn và sau đó đã có tàu cá của ngư dân ở gần khu vực đến hỗ trợ kịp thời. Ngày 3.5.2016, tàu cá QNa-95959TS do ông Phạm Phú Thành, trú tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam làm thuyền trưởng cùng 34 người đang câu mực tại tọa độ 19 độ 00 phút Bắc – 114 độ 00 phút kinh Đông (cách Đà Nẵng khoảng 350 hải lý về hướng Đông Bắc) thì bị tàu lạ tấn công, đâm chìm. Tối 19.3.2016, tàu cá của ông Nguyễn Công Thành (46 tuổi), trú tại khu phố 6, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị mang số hiệu QT – 94015 TS đang hành nghề lưới rê bùng nhùng cách đảo Cồn Cỏ 25 hải lý về phía Đông Nam thì bị 3 tàu vỏ gỗ làm nghề lưới quét, rê neo phá lưới. Ông Thành cho biết 18 tấm lưới bị neo tàu Trung Quốc kéo rách.
Ngày 6.11, trao đổi với báo Nông Thôn Ngày Nay, đại diện Đồn Biên phòng huyện Lý Sơn (BĐBP Quảng Ngãi) cho hay, đơn vị đã làm việc với 2 chủ tàu, ngư dân trên 2 con tàu bị nạn và xác nhận vụ tấn công, cướp phá 2 tàu ở vùng biển Hoàng Sa là có thật. 2 tàu trên thiệt hại gần 400 triệu đồng. Lực lượng BĐBP cũng ghi nhận từ ngư dân rằng, các tàu tấn công tàu ngư dân Quảng Ngãi là tàu nước ngoài, phiên hiệu Trung Quốc.
Theo Danviet
"Chúng tôi sẽ kiện nếu tàu Trung Quốc còn cướp phá"
Với phán quyết rõ ràng của Toà trọng tài thường trực (PCA) trong vụ kiện Biển Đông, chia sẻ với NTNN/Dân Việt, nhiều ngư dân miền Trung càng thêm vững tin, lạc quan vào sự công minh của luật pháp quốc tế, của chính nghĩa và lẽ phải, chủ quyền bất di bất dịch của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa.
Vững tin ra khơi
Ngày 12.7, Toà PCA ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông sau 3 năm thụ lý. Theo đó, tòa tuyên bố "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý và Trung Quốc "không có chủ quyền lịch sử" tại Biển Đông.
Tàu sắt Trung Quốc đâm tàu cá Đà Nẵng trên vùng biển Việt Nam vào tháng 5.2014.
Ảnh: Đình Thiên
Nghe thông tin này, nhiều ngư dân các tỉnh miền Trung rất vui mừng và tin tưởng người dân yêu chuộng hoà bình và bạn bè trên thế giới sẽ sát cánh bên mình, đứng về lẽ phải, luật pháp quốc tế.
PV NTNN/Dân Việt gặp lão ngư Phạm Hừng (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) khi ông đang chuẩn bị các nhu yếu phẩm cần thiết dành cho chuyến biển Hoàng Sa sắp tới" - Ông cho rằng, PCA rất công minh, không thể có chuyện thế giới chấp nhận đòi hỏi vô lý. Ngoài ra, những hành động hung hăng của tàu Trung Quốc đối với tàu bè các nước đánh bắt trên Biển Đông cũng sẽ bị lên án mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
"Tôi tin ngư dân Philippines cũng như ngư dân Việt Nam đang rất khó khăn và thường xuyên gặp nguy hiểm khi đánh bắt trên Biển Đông. Bản thân tôi đã rất nhiều lần bị tàu Trung Quốc uy hiếp khi đánh bắt hợp pháp trên Biển Đông. Đơn cử vào tháng 9.2003, tàu QNg 8399 của tôi đang đánh bắt ở vị trí 19,25 vĩ độ Bắc - 117, 42 độ kinh Đông, thuộc vùng biển Việt Nam thì bị 1 tàu Trung Quốc đâm chìm và bắt 10 ngư dân trên tàu lên đảo Hải Nam giam giữ. Sau khi có sự vào cuộc của cơ quan chức năng nước ta họ mới trao trả chúng tôi qua Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) sau 2 tháng "giam giữ". Tôi nghĩ lại mà ức lắm nhưng không làm được gì. Thế nhưng, tôi tin những hành động ấy trong thời gian tới sẽ bị hạn chế" - ngư dân Phạm Hừng nói.
Tin tưởng vào luật pháp, lẽ phải
Ngư dân Nguyễn Sương (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) - chủ đội tàu lớn chuyên đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa nói: "Mấy năm trở lại đây vùng biển Hoàng Sa luôn có nhiều biến động và bất trắc. Tình trạng tàu thuyền của ngư dân ta đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa bị tàu Trung Quốc đe doạ, cướp phá, uy hiếp ngày càng nhiều khiến các ngư dân ra khơi cần đi theo tổ đội sản xuất".
Ngư dân Nguyễn Sương cho rằng tàu Trung Quốc đừng nên hung hăng vì như thế họ càng
tự cô lập mình. Ảnh: Đình Thiên
"Vùng biển Hoàng Sa giờ đặc kín tàu thuyền của Trung Quốc. Tàu họ to, máy lớn như muốn nuốt chửng tàu thuyền của ta. Vì vậy, mỗi khi ra biển, chúng tôi đều đi theo tổ đội 4 con tàu cùng đánh bắt gần nhau. Nếu có sự cố là chạy tới hỗ trợ kịp thời. Khi đêm xuống, nếu nghỉ ngơi luôn có một tàu được cắt cử để canh phòng và báo động tàu lạ tiến tới có ý đồ xấu. Hải sản đánh bắt được bao nhiêu là có tàu hậu cần thu gom đưa về đất liền bấy nhiêu" - ông Nguyễn Sương nói.
Sau phán quyết vừa qua của PCA bác bỏ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, ngư dân Sương cho rằng, tàu Trung Quốc nếu còn có những hành động vô lý, ức hiếp tàu bè các nước thì xem lại mình bởi chính những hành vi đấy sẽ càng khiến họ tự cô lập mình.
Ngư dân Nguyễn Văn Tám (Đà Nẵng) - chủ tàu ĐNa 90399 nói: "Từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta và sau đó rút đi thì đến nay, không biết bao nhiêu lượt tàu cá của ngư dân Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc tăng cường xua đuổi, đâm va. Thậm chí, ngư trường chính của ngư dân Đà Nẵng làm chủ hàng trăm năm nay cũng có sự xuất hiện đông lạ thường của tàu Trung Quốc. Tàu Trung Quốc không cho tàu ta đánh bắt trong phạm vi bán kính lên đến cả trăm hải lý".
Ngư dân Tám cho biết thêm: "Có những khi họ truy đuổi chúng tôi chỉ cách Đà Nẵng chưa đến 100 hải lý. Nhiều lần bị cướp phá, chúng tôi đã tính chuyện cùng nhau kiện để đòi lại ngư trường nhưng chưa chọn được thời điểm thích hợp. Qua phán quyết công minh của PCA, chúng tôi đã tin tưởng vào luật pháp quốc tế và càng củng cố hơn niềm tin. Nếu tàu Trung Quốc còn có những hành động phi nhân tính với chúng tôi như trước, chúng tôi sẽ kiện. Tôi tin bạn bè và những người yêu chuộng hoà bình thế giới sẽ ủng hộ ngư dân ta".
Theo Danviet
Ngư dân trở về tố tội ác người Trung Quốc: Ép ngư dân Việt tông tàu cá Việt Sau khi tông vào tàu cá Việt Nam, hai người Trung Quốc đứng hai bên ép lái tàu người Việt tăng tốc, kè sát, đâm vào tàu cá khác của ngư dân Việt. Những ngư dân trong vụ chìm tàu ở Hoàng Sa đã trở về - Ảnh: TRẦN MAI Yêu cầu Trung Quốc bồi thường Trong văn bản trả lời Tuổi Trẻ...