Chuyện bi hài về Bạch Long Mã của ‘Tây du ký’
Đoàn phim của đạo diễn Dương Khiết cuối cùng cũng đã có riêng một chú ngựa bạch gắn bó, cùng trải qua 5 năm để hoàn thành bộ phim với bao nỗi buồn vui lẫn những kỷ niệm để đời.
Sau khi hoàn thành tập phim Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, thời gian tháng 6, 7 và 8/1983, đoàn phim tập trung ở trường quay Bắc Kinh để tiến hành quay nội cảnh các cảnh quay trên thiên đình như Lăng Tiểu bảo điện, bàn đào viên, Nam Thiên môn…
Đến tháng 9, ê-kíp đến vùng Xilinhot ở Nội Mông để thực hiện cảnh Ngộ Không thả đàn ngựa trên thiên đình. Lúc này, Ngộ Không bị lừa giữ chức Bật Mã Ôn, sau khi phát hiện “yêu hầu” tức tối thả ngựa thiên đình chạy loạn xạ. Với cảnh quay này, điều khiến đạo diễn Dương Khiết vui không tả xiết là ở khu vực bản địa có quá nhiều ngựa, thật không bù cho thời gian ở Trương Gia Giới – “bói” cũng không có một con ngựa. Trong đám ngựa ở Nội Mông, có một cặp bạch mã, trong đó một con đẹp nhất với thân cao lớn, cơ bắp bóng lưỡng, thần thái oai phong, lông bờm mượt như tơ, không có lấy một sợi bờm nào hỗn tạp.
Dương Khiết tỏ ra thích thú với một trong hai chú ngựa bạch đẹp nhất ở Nội Mông.
Tuy nhiên, tính cách của chú ngựa này lại khá hoang dại, người thường muốn thuần cũng không phải chuyện đơn giản. Chú ngựa kia là con ngựa đầu đàn, thân mình nhỏ hơn con còn lại một chút, dáng dấp, tướng tá đều đẹp, chỉ có điều xuất hiện một vài sợi bờm tạp lẫn bên trong, còn tổng thể không có gì để chê. Chú ngựa này cũng đã chở Đường Tăng trên lưng và gắn bó trên trường ngựa mấy ngày trời. Những cảnh quay cần thiết cũng đã hoàn thành, giữa người và ngựa dần trở nên thân thiết.
Trước lúc đoàn Tây du ký rời đi, đạo diễn Dương Khiết có hỏi người trông giữ ngựa ở đây có thể cho đoàn mượn hoặc bán lại chú ngựa bạch từng quay với đoàn mấy ngày qua hay không. Người chủ ngựa thật thà chia sẻ, về đạo lý, “quân mã” là không thể mang bán, trừ trường hợp “khai trừ” ra khỏi quân đội. Tuy nhiên, nếu đoàn phim muốn dùng để quay phim, họ sẽ thưa lại chuyện với lãnh đạo. Dương Khiết dặn lại, đoàn phim đang rất cần ngựa, bà sẽ liên lạc trực tiếp với người phụ trách chính ở trang trại, hy vọng sẽ nhận được sự chấp thuận.
Sau khi trở về Bắc Kinh, đạo diễn Dương đề xuất phòng sản xuất phim truyền hình của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc về việc cần mua một chú ngựa bạch cho đoàn Tây du ký. Bà không nghĩ yêu cầu trên lại bị hai lãnh đạo ra sức phản đối. Họ đưa ra không biết bao nhiêu lý do, nào là thêm một con ngựa là lại phải chi thêm hàng mấy chục ngàn tệ. Hơn nữa, mỗi lần di chuyển lại phải dùng đến xe chở ngựa, phải cắt cử cả nhân viên chăm sóc. Điều này sẽ càng làm tăng thêm rắc rối và phiền phức…
Chú ngựa bạch đã gắn bó với đoàn phim 5 năm trời, cùng bao kỷ niệm buồn vui.
Về phía Dương Khiết, bà vẫn kiên quyết phải mua một con ngựa bạch cho đoàn toàn quyền sử dụng trong mọi trường hợp mà không bị động. Bà trình bày những tình huống phiền phức và khốn khổ khi không có ngựa riêng.
Ngoài ra, mỗi lần quay một nơi lại là một con ngựa khác nhau, điều này vô hình chung làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nghệ thuật của bộ phim nói chung. Thêm vào đó, kinh phí cho một con ngựa cũng không quá lớn so với việc mất thời gian và tiền bạc lẫn công sức khi mỗi lần di chuyển lại phải tìm một con ngựa để quay.
Hai bên tranh luận khá gay gắt, ai nấy mặt đỏ tía tai, không ai chịu phục ai. Dương Khiết biết không thể đôi co với hai vị lãnh đạo của phòng ban nên chỉ còn cách đề xuất trực tiếp lên lãnh đạo của đài, vì việc mua một con ngựa bạch cho đoàn là điều không thể không làm trong lúc này. Ngay khi nhận được báo cáo của đạo diễn Dương, lãnh đạo đài lập tức phê chuẩn và đồng thời cấp kinh phí cho phép đoàn Tây du ký mua một chú ngựa bạch, phục vụ cho việc thực hiện bộ phim.
Với yêu cầu nhanh chóng được chấp thuận, Dương Khiết liền liên lạc với người phụ trách trang trại ngựa ở Nội Mông để có thể mua chú ngựa bạch lần trước từng tham gia đóng phim với đoàn. Nào ngờ phía trại ngựa đã tiến hành khai trừ “quân tịch” của chú ngựa bạch mà Dương Khiết từng nhắm đến lần trước, chỉ còn đợi bà đến đưa đi. Việc giao dịch chú ngựa chỉ hết 800 NDT (2,7 triệu đồng).
Chú ngựa bạch được xem như đồ đệ thứ 4 của Đường Tăng.
Chỉ sau vài ngày, đồ đệ thứ tư của Đường Tăng đã chính thức về với đoàn Tây du ký. Chú ngựa từ khi vào đoàn đã cống hiến và phục vụ hết mình, làm tròn trách nhiệm cùng thầy trò Đường Tăng hoàn thành nhiệm vụ đi thỉnh kinh. Gia nhập đoàn khi 4 tuổi, chú ngựa này đã cùng đoàn phim đi khắp đất nước Trung Quốc, trèo đèo lội suối, trải bao gian nan vất vả. Tổng cộng thời gian nó gắn bó với đoàn phim là 5 năm.
Trong ê-kíp có 2 nhân viên chuyên trách chăm sóc cho chú ngựa bạch. Nhiều lần, ngựa và đạo cụ, phục trang của đoàn được xếp cùng một khoang khi di chuyển bằng tàu hỏa trong những chặng đường dài. Ngoài ra, hai nhân viên trông coi ngựa cũng phải ngồi chung toa với chú ngựa bạch của đoàn. Những đoạn đường ngắn, ngựa lại được chuyển sang chở bằng xe tải, tất nhiên vẫn được xếp chung cùng với đạo cụ và phục trang.
Nhân viên chăm sóc và trông giữ ngựa là những người hết sức tận tụy, không kể ngày đêm họ đều phải chăm cho ngựa ăn đầy đủ. Nhờ có sự chăm sóc chu đáo của hai nhân viên này, chú ngựa bạch từ khi về đoàn đã trở nên béo tốt, lông bóng lượt, trông càng có thần thái, thật xứng với một chú Bạch Long Mã mà đoàn phim đang cần.
Video đang HOT
Vương Bá Chiêu được chọn vào vai Tam Thái Tử hóa thân thành Bạch Long Mã.
Tam Thái Tử và công chúa Long Nữ giao đấu ở Long Cung.
Hóa thân của Bạch Long Mã là Tam Thái Tử, nhân vật này hẳn phải là một anh chàng khôi ngô, tuấn tú. Diễn viên thể hiện nhân vật Tam Thái Tử được đạo diễnDương Khiết giao cho nam diễn viên Vương Bá Chiêu từ Xưởng phim điện ảnh Bắc Kinh.
Trong kịch bản có cảnh giao đấu giữa Tam Thái Tử với Ngộ Không và Long Nữ – công chúa động Bích Ba (Trương Thanh đóng), vì vậy, yêu cầu diễn viên phải biết võ thuật. Tuy nhiên Vương Bá Chiêu lại không biết võ. Đạo diễn trước khi tiến hành quay đã gợi ý cho anh dùng diễn viên đóng thế hay tự mình thể hiện cảnh võ thuật. Tuy nhiên, anh mong muốn được tự thể hiện cảnh hành động, đồng thời anh sẽ dành thời gian học thêm võ nghệ chứ không muốn sử dụng người đóng thế.
Thế nhưng đạo diễn Dương cảm thấy hồ nghi, chỉ còn vài ngày nữa là khởi quay, làm sao Bá Chiêu có thể học võ cho kịp? Bà nghĩ chắc chắn sẽ phải dùng đến diễn viên đóng thế. Trái với suy nghĩ của bà, anh không quản vất vả, tập luyện võ nghệ ngày đêm cùng chỉ đạo võ thuật của đoàn là Lâm Chí Khiêm. Tinh thần làm việc của anh khiến đạo diễn Dương thực sự khâm phục. Trong quá trình tập luyện, dù có bị ngã hay lăn lộn đau đớn đến đâu, anh vẫn nhất quyết học cho bằng được những đường võ sẽ sử dụng cho cảnh quay sắp tới.
Vương Bá Chiêu đã hoàn thành tốt cảnh quay giao đấu với Ngộ Không mặc dù trước đó vài ngày anh không hề biết võ thuật.
Đến ngày quay cảnh của Bá Chiêu, quả nhiên anh đã làm Dương Khiết hài lòng với đường võ hết sức thuần thục và điêu luyện. Nữ đạo diễn nói với Lâm Chí Khiêm khi có ý khen ngợi tinh thần dạy và học của hai người, nhờ có sự tận tụy và quyết tâm đó mà đoàn phim đã nhanh chóng hoàn thành cảnh quay mà không phải làm lại nhiều.
Sau khi Tam Thái Tử hóa thân thành Bạch Long Mã, cũng coi như vai diễn của Vương Bá Chiêu đã gần như hoàn thành. Cảnh quay cuối của Bá Chiêu phải đến tháng 1/1985 mới quay tiếp. Dương Khiết cho mời anh đến lễ đường của Nhà hát Nghệ thuật Quân đội Bắc Kinh, thực hiện cảnh quay đoạt lại bảo vật dưới long cung trong tập 18 – Quét tháp biện kỳ oan.
Vì không tìm được Vương Bá Chiêu, đoàn phim phải để cho chú ngựa kiêm luôn vai diễn của người thông qua cuộc trò chuyện với Bát Giới.
Tháng 4/1985, khi đoàn phim đến chùa Huyện Hoa ở Kôn Minh, có cảnh Bạch Long Mã cứu Đường Tăng trong tập 11 – Cầu viện Mỹ Hầu Vương, cảnh này cần đến hiện hình của Tam Thái Tử. Thế nhưng, khi đoàn liên hệ đến đơn vị của Bá Chiêu không được, gọi điện đến đơn vị của anh nhưng không có ai nhấc máy. Thời đó còn chưa có di động. Đạo diễn Dương Khiết bèn nghĩ ra cách, để chính chú ngựa bạch thể hiện cảnh diễn này. Nhân vật Trư Bát Giới sẽ có màn đối thoại với Bạch Long Mã.
Khi quay, Mã Đức Hoa (Trư Bát Giới) cố gắng nói to, trong khi nhân viên ghi hình sẽ ghi lại toàn bộ động tác, phản ứng của chú ngựa. Sau đó khâu biên tập sẽ lồng thêm tiếng vào, thử xem hiệu quả có thực sự như ý đồ của đạo diễn Dương hay không.
Để quay những hình ảnh của chú ngựa bạch, đoàn phim đã phải mất cả đêm để ghi lại toàn bộ động tác của ngựa, từ đó về lọc những hành động nào hợp với lời thoại sẽ được lấy ra ghép lại với nhau. Kết quả đúng như Dương Khiết đã tính toán, hành động của chú ngựa bạch sau khi qua biên tập tỏ ra rất khớp với lời thoại lồng vào, y như đang đối thoại với Mã Đức Hoa vậy, từ động tác gật đầu, lắc đầu cho đến cắn vào vạt áo của Bát Giới… đều hết sức tự nhiên.
Theo Khám phá
Diễn viên 'Tây du ký' bị cấm chạy show
Để đảm bảo tiến độ quay, đạo diễn Dương Khiết đã ra "thiết quân luật" đối với các diễn viên đoàn "Tây du ký", không ai được phép "bắt cá hai tay" trong suốt nhiều năm liền.
Thời gian đoàn phim Tây du ký từ lúc khởi quay cho đến khi hoàn thành không phải là trong một chốc một lát là xong. Vì vậy, đạo diễn Dương Khiết đã đề xuất những nội quy hết sức nghiêm ngặt và chặt chẽ đối với tất cả các thành viên trong đoàn. Điều đầu tiên là không một diễn viên nào được phép nhận kịch bản phim khác trong thời gian ký hợp đồng tham gia đóng phim, nghĩa là không được phép "hai mang", "bắt cá hai tay" hay "chạy show" như cách nói hiện đại.
Nghệ sĩ Lôi Minh (giữa) vai quốc vương nước Ô Kê là ngoại lệ duy nhất của đoàn Tây du ký được phép "chạy show".
Lôi Minh (trái) chụp cùng đạo diễn Dương Khiết (giữa) và Hướng Mai (vai hoàng hậu nước Ô Kê).
Vì thời gian tiến hành quay Tây du ký khá dài, phải mất hàng năm trời, vì vậy, không thể để diễn ra tình trạng làm tăng ca đối với bất kỳ thành viên nào trong đoàn. Do đó, Dương Khiết đã yêu cầu tất cả thành viên đoàn không được phép "chạy show" diễn cho bất cứ đoàn phim nào khác. Một lòng một dạ đi đến cùng với đoàn để chuyên tâm thực hiện cho tốt một tác phẩm truyền hình được coi là quan trọng bậc nhất của điện ảnh Trung Quốc bấy giờ. Mọi người phải coi đoàn phim như nhà của chính mình, nhiệm vụ đóng phim được coi là công việc ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất đối với mỗi thành viên. Nếu ai có việc đột xuất phải nghỉ phải lập tức xin phép mới được nghỉ.
Tuy nhiên, trong thời gian tiến hành quay thử (tập Trừ yêu ở nước Ô Kê năm 1982), đạo diễn Dương Khiết từng ưu tiên cho nghệ sĩ Lôi Minh được phép "chạy show" vì khi đó đoàn Tây du kýđang rất cần vai diễn của Lôi Minh, trong khi đó ông lại đang mải quay với đoàn khác. Chính lý do này khiến các thành viên khác trong đoàn, từ diễn viên, nhân viên hậu trường, quay phim, hóa trang, phục trang... đều mệt lăn lóc vì phải phụ thuộc vào thời gian của Lôi Minh, thường phải làm tăng ca.
Ưu tiên Ngộ Không và Bát Giới
Mọi người trong đoàn đều có đãi ngộ và đối xử công bằng như nhau. Ngay cả những diễn viên chính chủ chốt cũng đều ngang hàng với các thành viên khác, không có sự thiên vị hay bất kỳ ưu tiên nào khác. Riêng đối với những diễn viên vì quá trình làm việc vất vả và gian khổ như Lục Tiểu Linh Đồng vai Ngộ Không và Mã Đức Hoa vai Bát Giới, hai người này bất kể dù hè hay đông đều phải hóa trang, mang mặt nạ, ngay đến việc ăn uống cũng đều hết sức khó khăn, cực khổ.
Ngộ Không và Bát Giới là hai thành viên duy nhất được ưu tiên trong đoàn.
Lý do Lục Tiểu Minh Đồng (trái) và Mã Đức Hoa được ưu tiên hơn một chút là vì sự gian khổ mà họ phải chịu khi vào vai diễn.
Đối với hai diễn viên này, đạo diễn Dương lưu ý các thành viên khác trong đoàn cần hết sức chú ý quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hai người trong việc nghỉ ngơi. Dành cho họ điều kiện về nơi ăn ở tốt hơn.
Ngoài ra sẽ không có bất kỳ ngoại lệ nào đối với hai diễn viên trên. Cả hai cùng ăn chung một nồi cơm với mọi người, thường xuyên cùng các thành viên trong đoàn lo việc bốc dỡ đồ đạc lên xuống xe. Hơn nữa, những lúc cần kíp thiếu diễn viên, họ cũng được huy động tham gia đóng các vai phụ. Do đó, không thể có chuyện mọi thành viên có suy nghĩ, muốn đến là đến, thích đi là đi. Điều này là không thể và yêu cầu tất cả mọi người chú ý tuân thủ.
Trong đoàn, Dương Khiết có nghe nói một nhân viên phụ trách mỹ thuật sau khi quay xong tập Trừ yêu ở nước Ô Kê đã nói vụng như thế này: "Phim truyền hình có cái quái gì đâu. Tôi ở đây chủ yếu là được đi đây đi đó, tích lũy thêm kiến thức cho công việc sau này".
Khi nghe được câu nói trên của nhân viên trong đoàn, nữ đạo diễn cảm thấy thực sự bực bội. Bởi đoàn Tây du kýkhông phải là nơi để kiếm chác danh lợi gì, còn với những ai cho rằng "có cái quái gì" xin mời đi nơi khác.
Thời gian quay phim dài, vì vậy, không một thành viên nào được phép "chạy show".
Khi Dương Khiết tìm đến nhân viên kia để "nói chuyện", anh này khăng khăng chối, thậm chí còn hạ quyết tâm sẽ gắn bó với Tây du ký đến cùng. Thấy thái độ quyết tâm như vậy, đạo diễn Dương liền bỏ qua. Quả đúng như những gì khẳng định trước đó, anh nhân viên này đã theo đoàn đến khi hoàn thành các tập phim, thậm chí càng làm càng hăng say và "lên tay" hẳn.
Ấn tượng nhân viên phục trang
Đoàn phim có một nhân viên khiến đạo diễn Dương Khiết nhớ mãi, đó là chuyên gia phục trang Lý Bảo Tường. Trước khi khởi quay Tây du ký, đạo diễn Dương có nghe nói đến anh Lý ở Viện Kinh kịch Bắc Kinh, một người cả đời gắn bó với công việc quản lý phục trang, ngoài ra ông từng là một diễn "Căn bào" nổi tiếng của bộ môn nghệ thuật Kinh kịch.
Thái độ làm việc của Lý được đánh giá là một người hết sức nghiêm túc, chỉn chu. Hơn nữa, phục trang trong đoàn Tây du ký vô cùng phong phú, đủ kiểu loại. Vì vậy, từ việc gấp, là ủi cho đến bảo quản trang phục đều cần đến một người thực sự có kinh nghiệm thì mới có thể lo liệu được. Do đó, Dương Khiết đã lập tức đến tìm gặp Lý Bảo Tường tham gia đoàn phim cùng bà.
Nhân viên phục trang Lý Bảo Tường (khoanh tròn) cùng thành viên đoàn Tây du ký tại buổi gặp mặt Tề Thiên Lạc 1987.
Ấn tượng lần đầu gặp Lý Bảo Tường thực sự khiến Dương Khiết bất ngờ. Mặc dù tuổi đời của ông chỉ khoảng 60 tuổi, thế nhưng, trông bộ dạng của ông không khác ông lão ngoài 80. Lưng còng, da đầy nếp nhăn, người lại gầy gò ốm yếu cảm giác như có cơn gió thổi là bay đâu mất. Dương Khiết lo lắng không hiểu thầy Lý có thể theo được đoàn hay không. Khi tham gia đoàn yêu cầu phải di chuyển hết ngày qua đêm, băng đèo lội suối, khi cơ thể của Lý Bảo Tường ốm yếu cò hương như vậy thực sự khiến nữ đạo diễn hết sức lo ngại.
Như hiểu được lo lắng của Dương Khiết, Lý Bảo Tường an ủi bà: "Những ngày khó khăn vất vả hơn thế tôi đã kinh qua, có mọi người ở bên, tôi còn lo gì cực khổ nữa. Cô không phải lo cho thân da bọc xương của tôi, trước giờ có bao giờ tôi béo được đâu". Nghe được những lời như vậy, Dương Khiết cảm thấy yên tâm hơn và quyết định nhận Lý Bảo Tường vào đoàn, đồng thời trở thành "sếp" của nhóm phục trang, "dưới trướng" còn có 2 nhân viên khác theo sự chỉ đạo của ông là Hàn Canh Trạch và Trần Thiết Sơn.
Cả đoàn vớ bở
Lịch trình của đoàn Tây du kýcũng như thái độ làm việc của các nhân viên trong đoàn khiến đạo diễn Dương Khiết, đến bây giờ vẫn cảm thấy không có gì để hối tiếc trước những quyết định nhận nhân viên của bà. Tất cả kế hoạch đều được lên sẵn hàng năm, hàng tháng, hàng ngày rất rõ ràng, từ lĩnh vực địa lý, thời tiết, bối cảnh, kịch bản, diễn viên... đều được sắp xếp, bố trí một cách hết sức chi tiết, cụ thể và rõ ràng. Kế hoạch của cả năm đều được vạch ra hoàn chỉnh, gần như không bị sai sót đến một ngày.
Lý Thành Nho (ngoài cùng bên trái) cùng thành viên đoàn Tây du ký trong thời gian ở Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam. Phía sau ông là Trần Thiết Sơn, "đồ đệ" của Lý Bảo Tường.
Có được điều này, Dương Khiết phải yêu cầu tất cả thành viên đoàn phải thực hiện và tuân thủ theo một cách nghiêm khắc, chỉ cần xảy ra một sơ xuất nhỏ sẽ khiến làm ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch công việc của cả đoàn. Ngoài ra, tất cả mọi khâu, mọi công việc trong đoàn đều được người phụ trách các bộ phận lên kế hoạch và báo cáo cho Dương Khiết. Đặc biệt là bộ phận chế tác luôn trong không khí hết sức khẩn trương. Đạo diễn Dương cảm thấy hài lòng với bộ phận này khi có những nhân viên làm việc cần mẫn, nhanh nhẹn và thường hoàn thành công việc được giao trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Cụ thể trong thời gian đoàn tiến hành quay tập Vào nhầm Tiểu Lôi Âm, đoàn chuyển địa điểm quay từ Kiến Đức đến Hàng Châu. Vì lịch trình lên rất sát sao và khẩn trương, người đi tiền trạm lúc đó là Lý Thành Nho. Lần này ông đi trước một ngày để giải quyết vấn đề nhà ăn cho thành viên đoàn. Thời gian đó, điều kiện ăn ở tại Hàng Châu vẫn còn rất thiếu thốn, nhà nghỉ khách sạn lại thưa thớt, gần như là không thể tìm ra được nơi nào có thể chứa được một đoàn phim đông hàng chục người của đoàn Tây du ký.
Lý Thành Nho (thứ hai từ trái qua) cùng đạo diễn Dương Khiết trong một buổi phỏng vấn trên truyền hình hồi tháng 1/2013.
Vấn đề chưa được giải quyết, trong khi ngày thứ hai đoàn đã phải tức tốc lên đường. Không biết Lý Thành Nho đã quan hệ thế nào khi mượn được nơi ở của Lâm Bưu (nhà hoạt động chính trị và quân sự Trung Quốc, nguyên soái của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng) ở Hàng Châu. Mặc dù thời gian này khu di tích của Lâm Bưu chưa được mở cửa phục vụ du lịch, các phòng ở đây đều rất rộng rãi, chỉ có điều giường nằm tương đối ít.
Lý Thành Nho tiếp tục đi lo vấn đề giường nằm cho đoàn, như vậy coi như vấn đề chỗ ở đã giải quyết xong. Khi đoàn kéo đến Hàng Châu trong tình trạng thật sự cấp bách và ai nấy đều cảm thấy bất ngờ khi được ở một địa điểm đẹp đẽ, rộng rãi và thanh bình như khu di tích Lâm Bưu. Mọi người trong đoàn đều hết lời khen ngợi tài quan hệ, ứng phó của Lý Thành Nho.
Theo Khám phá
Ngộ Không, Đường Tăng cũng làm "cửu vạn" Vì thiếu nhân viên và để tiết kiệm kinh phí, tất cả mọi thành viên từ Ngộ Không, Đường Tăng, Bát Giới, yêu tinh quỷ quái... đều phải tham gia bốc dỡ đồ đạc của đoàn thay cho nhân viên cửu vạn. Trong đoàn phim Tây Du Ký, lực lượng diễn viên, nhân viên đa phần đều là những người trẻ, ai cũng...