Chuyện bí ẩn về “thôn không chồng”
Thôn chỉ chừng 80 nóc nhà nhưng có tới 22 người góa chồng. Có không ít người cho rằng, mọi sự đều bắt đầu từ khi ngôi miếu của thôn bị phá. Kẻ phá miếu đã bị chết và từ đó đến nay số người góa chồng trong thôn ngày càng tăng.
Thôn không chồng
Nhiều người gọi thôn Gò Mãm thuộc xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là “thôn không chồng”. Chúng tôi tình cờ biết được thông tin trên qua câu chuyện của một người dân sống gần UBND xã Yên Thịnh. Có người than rằng:
“Ở cái đất Gò Mãm này chỉ có chừng 80 nóc nhà nhưng lại có đến 30 người góa chồng, hoặc bỏ chồng”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì số người góa chồng ở đây là 22 người chứ không phải 30 người như thông tin ban đầu.
Trong số 22 trường hợp này thì người già nhất là 50 tuổi, người trẻ nhất là 20 tuổi, người nào còn sức khoẻ thì ra thành phố đi làm thuê, hoặc vào các khu công nghiệp làm công nhân, còn những bà góa ở nhà thì ngày ngày vẫn tụ tập đến quán nước của chị Lê Thị Nga cạnh UBND xã Yên Thịnh buôn chuyện cho cuộc sống đỡ tẻ nhạt và an ủi động viên lẫn nhau.
Có người than phiền rằng, cái đất Gò Mãm này thuộc loại dị biệt nhất trong vùng, có người đi lấy chồng nơi khác được vài năm thì vợ chồng bỏ nhau, người con gái lại bồng bế con về xóm cũ lam lũ làm ăn, người thì chồng chết trẻ, người thì không chồng mà có con…
Được sự giúp đỡ của Hội phụ nữ xã Yên Thịnh, bà Lan đã học được cách làm “trụ cột” trong gia đình bằng việc nuôi lợn phát triển kinh tế
Khi chúng tôi hỏi về gia cảnh của chị Lê Thị Nga, ở thôn Gò Mãm, chị ngượng ngùng hồi lâu rồi mới từ tốn kể về cuộc đời mình.
Chị sinh năm 1976, lên 17 tuổi chị lấy chồng, lúc đó cuộc sống còn khó khăn, vợ chồng chị rủ nhau lên rừng Hữu Liên vác gỗ về bán. Làm được hai năm vợ chồng chị cũng tích cóp được vài trăm triệu. Anh chị tính dành tiền xây nhà, còn bao nhiêu thì gửi ngân hàng rồi tìm việc khác để làm chứ không nai lưng đi vác gỗ nữa.
Nhưng không ngờ ngay sau đó chồng chị bị bệnh nặng vì lao động quá sức. Mặc dù ốm nhưng anh vẫn chịu khó đi học, rồi lại về làm cán bộ xã Yên Thịnh. Nhưng không lâu sau đó bệnh u phổi tái phát phải đi trị xạ liên miên, rồi những đồng tiền mà hai vợ chồng làm ra cũng đội nón ra đi hết. Không lâu sau thì chồng chị mất bỏ lại chị cùng hai đứa con gái đang tuổi ăn học.
“Chỉ vì kiếm tiền mà chồng tôi làm việc quá sức nên mới sinh bệnh mà chết. Tôi không muốn tiến thêm bước nữa vì sợ sự dị nghị của dân làng. Ở cái làng này nếu mà cái đám phụ nữ góa chồng mà rủ nhau đi chơi, cafe là kiểu gì lúc về cũng gặp những ánh mắt dò xét, dị nghị rồi lại làm cho cả nhà mang điều tiếng không tốt, thành thử cứ ở vậy mà nuôi con mặc cho cuộc sống đến đâu thì đến”.
Nói rồi ánh mắt chị lạc đi vào chốn hư không. Ở cái tuổi ngoài 30 mà nom chị đã già đi trông thấy. Anh bạn đồng nghiệp cao hứng đoán chị ngoài 40 tuổi, nghe xong chị nhoẻn miệng cười và bảo: “Ai cũng bảo tôi thế” rồi chị ôm mặt cúi đầu xuống như cố quên đi một điều bất hạnh.
Khi chúng tôi hỏi dân làng Gò Mãm về những người góa chồng, một người dân dẫn chúng tôi đến nhà bà Hoàng Thị Lan, gia đình bà thuộc loại đặc biệt nhất thôn vì có hai mẹ con thiếu chồng.
Chồng bà Lan mất cách đây hơn chục năm để lại gánh nặng là 5 đứa con. Chưa dừng lại ở đó, gánh nặng gia đình càng đè lên đôi vai gầy của bà khi người con thứ 5 là em Ngô Thị Thuận sinh năm 1991 có bầu với một người đàn ông tên là Tuyên ở huyện Chi Lăng.
Bà Lan kể lại: “Khi chồng tôi mất, tôi thấy như người mất hồn, không còn sự sống. Tôi đã thế, giờ có thêm con Thuận nó dại dột trao thân cho một gã đàn ông ngoại huyện, khi con bé có bầu thằng đó bỏ về Chi Lăng và không màng đến chuyện cưới xin nữa khiến con tôi rơi vào cái kiếp lỡ làng.
Khi Thuận sinh con, gia đình tôi đã đặt tên cho cháu là Lộc Thiên coi đứa bé như lộc của ông trời ban tặng cho gia đình. Sau này chắc nó sẽ gặp được người biết thông cảm, thương yêu nó thật lòng và giúp nhau làm ăn”.
Bà Hoàng Thị Lan – một trong những người chịu cảnh góa chồng
Video đang HOT
Chỉ tại cái miếu!?
Nhiều người làng Gò Mãm than vãn về chuyện không hiểu sao mà cái mảnh đất bé bằng lòng bàn tay này lại có nhiều người góa đến thế?
Thậm chí có người còn buột miệng bảo: “Tốt nhất là không nên lấy gái làng này, nếu không chỉ dăm bữa nửa tháng thằng chồng sẽ lăn đùng ngã ngửa ra mà chết”. Hoặc có người không chồng nhưng không dám đi bước nữa chỉ vì lấy chồng về sợ chồng lại “chết nữa” thì chẳng khác nào “ôm rơm rặm bụng”.
Mặc dù việc xóm Gò Mãm có nhiều người góa chồng chỉ là chuyện ngẫu nhiên, nhưng nhiều người lại cho rằng: Tất cả là do thần miếu gây ra. Cách đây chừng 10 năm, dân làng Gò Mãm đã đập ngôi miếu thờ thần thổ công ngự ở đầu làng. Kể từ đó, dân xóm Gò Mãm năm nào cũng có người góa chồng.
Chị Lê Thị Nga kể: “Vì phá ngôi miếu thiêng đầu làng nên thần miếu đã trừng phạt người dân xóm Gò Mãm. Cách đây ít lâu có một số thầy cúng từ nơi khác về phán rằng thần miếu đã nổi giận.
Người dân phải làm lễ tế thần miếu cầu mong sự yên lành, dắt dây oan nghiệt tình duyên thì mới chấm dứt được cái nạn góa chồng đang diễn ra ngày một nhiều ở làng. Thế nhưng từ khi phá miếu đến nay vẫn chẳng có ai dựng đàn cúng tế để khao tạ thần miếu cầu mong cho cuộc sống bình yên…”.
Khi được hỏi về ngôi miếu, bà Hoàng Ánh Tuyết kể: “Cách đây gần 30 năm, có một người ở xóm say rượu đến miếu đập phá làm cho bát hương cùng với đồ cúng vỡ tan nát hết cả. Không ngờ chỉ hai ngày sau khi đập cái miếu, người đàn ông này đã chết.
Hôm đó, ông lên giường đi ngủ, sáng ra người nhà không thấy ông dậy đi nương liền vào giường gọi dậy, lúc vào giường thì thấy ông đã chết, chân tay cứng đơ không cử động được…
Từ đó người làng Gò Mãm nghĩ rằng ông đã bị thần miếu quật chết. Chính vì thế, thời gian xuất hiện những người đàn bà trùng với thời gian đập ngôi miếu khiến cho nhiều người cứ nghĩ đó là do thần miếu trừng phạt dân làng.
Năm ngoái, có một ông thầy cúng người dân tộc Tày ở huyện Văn Quan đến đây phán rằng, làng Gò Mãm sẽ còn thêm nhiều người chửa hoang, nhiều người chồng chết hoặc bỏ chồng…”.
“Đúng là trước đây ở đầu làng Gò Mãm có ngôi miếu thờ thần thổ công thật, nhưng sau đó dân làng đã đập miếu để xây dựng UBND xã. Nhưng những tin đồn thổi rằng trong làng có nhiều người góa chồng hay bị chồng bỏ là do thần thổ công trừng phạt là không đúng, có lẽ đó chỉ là sự ngẫu nhiên khiến một số người mê tín hiểu nhầm”.
Ông Ngô Văn Tề (Trưởng thôn Gò Mãm)
“Mặc dù chúng tôi vắng đi người đàn ông trong gia đình, nhưng cuộc sống không hề lẻ loi vì Chi hội Phụ nữ thôn Gò Mãm luôn bên cạnh động viên, chia sẻ những lúc khó khăn. Năm 2008, Hội Phụ nữ còn cho gia đình tôi vay 10 triệu đồng để phát triển kinh tế. Nhờ có 10 triệu đồng của Hội Phụ nữ mà tôi đã nuôi được một đàn lợn bán lấy tiền cho con cái ăn học…”.
Bà Hoàng Thị Lan
Theo 24h
"Bố đi đâu mà mãi không về hả mẹ?"
Khi mấy đứa con ngây thơ giương đôi mắt tròn xoe hỏi vậy, chị chỉ biết nín lặng, nuốt nước mắt vào trong lòng. Nhìn đứa con đầu bại não nằm một chỗ, trân trân nhìn lên mái nhà lòng chị như xát muối.
30 tuổi, chị Hợi đã trở thành người góa bụa, một mình nuôi 3 đứa con thơ dại, bệnh tật
Người ta bảo "cùng tuổi nằm duỗi mà ăn", hai vợ chồng chị cùng tuổi nhưng cái khó, cái nghèo chưa bao giờ thôi đeo bám. Xấp xỉ 30 tuổi đời, chị Trần Thị Hợi đã là mẹ của 3 đứa con nên trông lại càng khắc khổ, già hơn tuổi.
"Trời mà thương cho anh Dương còn sống thì chắc các con tui không phải chịu cảnh khổ cực, thiếu thốn như thế này cô ạ. Anh ấy ra đi đột ngột quá...", nước mắt chị trào ra khi nghĩ về người chồng vắn số của mình. Đúng tối 29 Tết Nhâm Thìn, khi đang sửa soạn bàn thờ để chuẩn bị đón năm mới thì anh Võ Thái Dương (SN 1983) bỗng nhiên kêu đau đầu, chóng mặt rồi ngất xỉu, lịm dần. Gia đình vội vàng đưa anh ra trạm xá nhưng được chỉ định chuyển lên tuyến trên. Đi được nửa đường thì anh tắt thở.
Ngày mồng Một Tết, khi cả làng, cả nước tưng bừng trong niềm vui mừng năm mới thì Tết không về trong ngôi nhà nhỏ dột nát này nữa. Chị ngất lên ngất xuống vì nỗi đau quá sức chịu đựng. Mấy đứa trẻ thay vì được xúng xính trong bộ quần áo mới lại phải đội trên đầu những chiếc khăn tang. Lo ma chay xong cho chồng, chị như không còn sức để sống nhưng 3 đứa con thơ dại quá, chị lại phải gượng dậy cố gắng.
Vợ chồng chị sinh được 3 đứa con thì con bé đầu Võ Thị Hương (11 tuổi) bị bại não bẩm sinh. "Hồi còn sống, anh thương con bé Hương nhất vì bảo nó phải gánh chịu thiệt thòi cho cả nhà. 11 tuổi rồi nhưng đặt đâu nằm đó, vệ sinh cá nhân phải có người chăm lo. Anh thương nó, đến bữa nhai cơm bón cho con rồi bảo khi nào kiếm được nhiều tiền sẽ đưa con đi chữa trị nhưng giờ thì...". Chị bỏ lửng câu nói ở đó, nhìn mông lung lên chiếc bàn thờ con con nghi ngút khói hương của chồng.
Mất chỗ dựa, chị thay anh đứng ra cáng đáng công việc trong nhà, vừa chăm lo bữa ăn vừa thay chồng dạy dỗ con cái. Thân đàn bà quăng quật với đủ công việc đồng áng, làm thuê làm mướn để lo đủ cho con ngày 3 bữa con. Thằng bé thứ 2 năm nay lên 7 tuổi, thằng út mới tròn 3, dẫu chưa giúp được gì cho mẹ nhưng dường như biết phận mình nên ngoan lắm, chẳng dám mè nheo, khóc lóc gì.
"Chỉ vất vả khi chăm con bé Hương thôi cô ạ. Đặt nó nằm một chỗ là khóc toáng lên, la hét phải bồng trên tay, xoa xoa vào lưng nó mới chịu. Biết vậy nhưng mình ngồi nhà ôm con thì cả nhà chết đói nên tui phải quây chiếc giường 4 phía nhốt con lại để đi làm. Bữa nào gửi được con bé cho ông bà nội thì mới yên tâm đi ra đồng bắt con cua, con ốc về cải thiện bữa cơm".
11 tuổi, với căn bệnh bại não, bé Hương chỉ có thể nằm một chỗ ú ơ la hét suốt ngày
Thằng bé Võ Quyết Thắng chạy từ ngoài vào, sà vào lòng mẹ rồi ngước đôi mắt trong veo lên hỏi: "Bố Dương đi đâu mà mãi không về bế Thắng? Mẹ đi kêu bố Dương về cho Thắng đi, Thắng nhớ bố lắm". Nghe con hỏi vậy nước mắt chị trào ra. Cố nuốt nước mắt vào trong, chị cười với con mà như mếu: "Bố Dương đi làm xa lắm. Bố Dương đi làm để kiếm tiền mua thịt cho Thắng ăn cơm, cho chị Hương nữa chứ. Thắng ngoan, không quấy khóc thì mai mốt bố Dương về, mua cả ô tô nữa nhá". Thằng bé tin những điều mẹ nói là thật, ngoan ngoãn ra góc sân ngồi chơi với mấy thanh gỗ nhặt nhạnh ở đâu về và cố tưởng tượng đó là mấy chiếc ô tô đồ chơi như thứ nó vẫn chơi trên lớp mẫu giáo.
Một mình, 3 đứa con dại, 2 sào ruộng, chị cũng không biết tương lai của 4 mẹ con sẽ đi về đâu. Trời thương cho chị sức khỏe, làm lụng quần quật cũng không đến nỗi để con phải đứt bữa nhưng cứ nghĩ đến khi thằng Hiếu, thằng Thắng học lên cấp 2, rồi cấp 3, chị sợ mình không thể làm tròn lời di huấn của chồng lúc lâm chung.
Ngước lên mái nhà thủng lỗ chỗ, chị ứa nước mắt: "Thân đàn bà con gái, ngày nắng còn đỡ chứ ngày mưa gió, bão bùng thì khổ không nói hết. Hồi còn sống, anh Dương dự định năm nay vay mượn kê cái nhà lên cao hơn, lợp lại cái mái ngói cho đỡ dột nước. Chưa kịp làm thì anh ấy bỏ 4 mẹ con tui mà đi rồi".
Ông Chu Minh Lý - Chủ tịch UBND xã Thọ Thành (Yên Thành) cho biết: "Gia đình chị Trần Thị Hợi thuộc diện khó khăn nhất xã. Chồng chết, một mình nuôi 3 đứa con, đứa con đầu bị bại não, hiện cháu đang được hưởng trợ cấp dành cho người tàn tật nhưng số tiền đó cũng không thấm tháp vào đâu cả. Hai cháu đi học thì cũng được nhà trường và chính quyền địa phương miễn giảm một số khoản đóng góp nhưng vẫn còn nhiều khó khăn lắm".
Trưa ngày đầu lập đông nhưng cái nắng vẫn chang chang như đổ lửa trên đầu, hình ảnh một người đàn bà khắc khổ ngồi nhai từng miếng cơm bón cho đứa con bại não, trước ngôi nhà dột nát tứ tung là thằng bé thò lò mũi xanh lê la trên nền đất bụi với mấy thứ đồ chơi tưởng tượng cứ ám ảnh chúng tôi mãi.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 811: Chị Trần Thị Hợi, xóm 10 Bắc Nhân, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An
ĐT: 01687.782.081
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Thực hư giếng thần xứ Mường và khúc gỗ "trấn" long mạch Từ lâu lắm rồi, người bản Khộp xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn, Hòa Bình) đã thấy giếng thần ngự ngay đầu bản. Và dưới đáy của giếng thần là khúc gỗ kỳ lạ cũng không biết có tự bao giờ. Nếu vớt khúc gỗ ấy lên, cả bản Khộp sẽ không còn một giọt nước. Giếng không bao giờ cạn Ông Bùi Văn...