Chuyện bí ẩn về làng “góa phụ” ở Nghệ An
Nhiều người đàn ông đang khỏe mạnh bỗng nhiên đổ bệnh rồi tử vong. Sự việc bí ẩn khiến người dân nơi đây vô cùng lo lắng.
Trong khoảng hơn 15 năm trở lại đây, nhiều đàn ông đang sống khỏe mạnh ở vùng quê nghèo ở xóm Thọ Thành, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bỗng nhiên đổ bệnh, sau đó tử vong. Số người chết ngày càng nhiều thêm, đa số người chết là nam giới. Sự việc này khiến người dân nơi đây vô cùng lo lắng, trăn trở từ nhiều năm nay mà vẫn chưa thể lý giải.
Xóm “bà góa”
Men theo con đường đê sông ngăn mặn giữa xã Quỳnh Thọ với xã Quỳnh Ngọc, chúng tôi tìm đến xóm Thọ Thành, nơi mà người dân xóm khác đặt cho tên gọi là xóm “bà góa”.
Mới bước chân đến đầu làng, cảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp là rất nhiều phụ nữ đang hì hục xúc từng mẻ muối ở dưới cánh đồng cát mà không thấy một bóng dáng nam giới nào. Sau câu hỏi thăm thì chúng tôi được biết, chồng của họ đã mất. Họ phải bươn chải, làm việc vất vả như trụ cột chính trong gia đình từ nhiều năm nay.
Biết chúng tôi đang tìm hiểu về vấn đề này, một số phụ nữ trong xóm đã không ngần ngại kể: Ở ngay khu vực dân cư Thọ An, thuộc xóm Thọ Thành có rất nhiều gia đình rơi vào cảnh vợ mất chồng, con mất cha. Những người đàn ông đều qua đời ở độ tuổi từ 30 đến 60. Số đàn ông đang sống thì chỉ còn vài ba gia đình. Vì không có nam giới trong nhà nên mọi việc lớn nhỏ đều đến tay phụ nữ.
Chị Nguyễn Thị Loan kể chuyện với phóng viên.
Chị Nguyễn Thị Loan, một trong số “bà góa” sống trong xóm, cho biết, chồng chị ra đi quá đột ngột, từ khi phát hiện bệnh đến lúc chết chỉ trong vòng 2 tháng.
Trước đây, chồng chị rất khỏe mạnh, cả hai vợ chồng suốt ngày lo tìm việc để làm ăn, nuôi sống gia đình. Một thời gian sau đó, chồng chị bỗng chốc đổ bệnh và đi khám ở nhiều nơi vẫn không khỏi. Sau khi đi bệnh viện kiểm tra, khám lại thì các bác sĩ kết luận chồng chị bị ung thư gan. Hai tháng sau đó, chồng chị mất khi mới 32 tuổi.
Tiếp đó, sự ra đi đột ngột của của vợ chồng anh Nguyễn Văn Hòa và chị Nguyễn Thị Hồng khiến người trong xóm ai cũng rơi nước mắt. Cả hai vợ chồng đang khỏe mạnh, chăm chỉ làm ăn nhưng bỗng chốc chị Hồng đổ bệnh, đi khám ở bệnh viện thì biết mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Được một thời gian, chị bỏ chồng, con mà ra đi khi mới 40 tuổi.
Vợ mất, một mình anh Hòa “gà trống nuôi con” nhưng thần chết vẫn không tha cho anh. 4 năm sau, anh Hòa bỗng dưng mắc bệnh ung thư gan. Sau một thời gian điều trị, anh Hòa cũng không thể qua cơn nguy kịch và tử vong.
“Chứng kiến cảnh vợ chồng nhà đó đang mạnh khỏe bỗng nhiên chết vì ung thư, người làng rất thương xót. Sao bây giờ chết vì ung thư nhiều như rứa không biết. Đàn ông trong làng này chết nhiều quá”, bà Hồ Thị Hạnh – một người dân – than thở.
Hai tháng sau cái chết của vợ chồng anh Hòa, anh Nguyễn Văn Hà lại chết vì căn bệnh ung thư gan. Mới đây, tháng 1/2014, anh Nguyễn Văn Hùng (46 tuổi) cũng phát bệnh rồi chết vì ung thư…
Những cái chết đột ngột của nhiều người đàn ông trong xóm đã khiến người dân ở xóm Thọ Thành hoang mang. Thậm chí, một số gia đình hiện vẫn đang còn nam giới trong nhà trở nên lo lắng, thấp thỏm không biết ai sẽ là nạn nhân kế tiếp.
Ông Nguyễn Văn Điệp – Phó Công an xã Quỳnh Thọ lập danh sách thống kê người chết trong các năm qua.
Video đang HOT
Những cái chết bí ẩn
Không chỉ nhiều người đàn ông trong xóm chết vì ung thư mà một số người tối đến đi ngủ đến sáng mai tỉnh dậy thì đã chết ở trên giường. Ngoài ra, nhiều người còn chết vì tai nạn giao thông, tại nạn sông nước…
Chị Trần Thị Hoa (46 tuổi) vẫn không quên cái ngày định mệnh đã cướp mất chồng chị. Chị kể: Một buổi chiều, anh Long (chồng chị) chở bàn ghế, tủ giường cho khách, đến chiều tối sang nhà anh em chơi một lúc rồi về nhà ngủ. Sáng hôm sau, chị gọi anh Long dậy ăn cơm nhưng không thấy anh trả lời, đến kiểm tra mới biết anh đã chết rồi.
“Ngày bình thường, tôi không phải gọi dậy. Nhưng sáng hôm đó nghĩ chồng mệt nên để chồng nằm thêm một lúc nữa. Mãi đến 8 giờ vẫn không thấy chồng tỉnh dậy, tôi đến gọi mới phát hiện chồng tôi đã đột tử”, chị Hoa nhớ lại.
Anh Long vốn rất khỏe mạnh, hai vợ vay vốn mở xưởng mộc trong nhà để làm ăn. Tuy nhiên, mới làm được một thời gian thì xảy ra chuyện dữ. Chị Hoa kể tiếp, sau khi chồng chị mất khoảng 3 năm, người em ruột của chồng chị tên là Trọng (ở cùng xóm) đang đi xe máy thì bị tai nạn giao thông rồi tử vong.
Gia đình nhà chồng chị Hoa bỗng mất đi 2 người con trai chỉ trong vòng 4 năm. Điều đặc biệt là cả hai chết trùng vào ngày mùng 1 âm lịch khiến ai nấy trong gia đình đều sửng sốt.
Tiếp đó, một số người đi thuyền đánh bắt cá trên biển cũng bị gió bão, giông tố đánh lật thuyền rồi tử vong trên biển…
Danh sách người chết ở xóm Thọ Thành.
Đổ cho miếu “cậu Bợ”
Hiện tượng đàn ông trong xóm ngày càng chết nhiều, đặc biệt là chết vì ung thư đã đặt ra câu hỏi lớn cho người dân đang sinh sống ở trên vùng quê này. Nhiều người đã liên tưởng đến Miếu thờ có tên gọi ” Miếu Cậu Bợ” ở ngay trong xóm.
Ngôi miếu này trước đây nằm trên mảnh đất của xóm và được cho là rất thiêng. Tuy nhiên, sau này miếu bị phá hủy, và đây được nhiều người làng cho là “nguyên nhân của những cái chết bí ẩn”.
“Mới đây, dân làng còn kiến nghị xã xây dựng lại ngôi miếu để thắp hương, cầu bình an cho gia đình”, chị Loan cho biết.
Trước sự việc trên, chúng tôi đã tìm đến UBND xã Quỳnh Thọ để xác minh.
Ông Nguyễn Văn Điệp – Phó Công an xã Quỳnh Thọ – thống kê danh sách những người chết từ năm 2004 đến 2014. Theo đó, xóm Thọ Thành có khoảng 80 người chết, trong đó tỷ lệ nam giới tử vong là 43 người, đều ở độ tuổi từ 30 đến 60. Như vậy, trung bình mỗi năm, xóm Thọ Thành có 5 – 6 người chết vì ung thư và tai nạn.
Ông Trần Duy Vinh – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thọ – cho biết, sự việc người dân ở xóm Thọ Thành xôn xao về trình trạng đàn ông ở trong xóm chết nhiều là có thật. So với các xóm khác, Thọ Thành có tỷ lệ người chết hàng năm nhiều hơn hẳn.
Tuy nhiên, theo ông Vinh, không có cơ sở khoa học nào chứng minh nguyên nhân nhiều đàn ông trong xóm chết là do… không có miếu thờ. Xã cũng chưa nhận được đơn xin xây miếu của người dân.
Ông Vinh phân tích: Xóm Thọ Thành cũng như xã Quỳnh Thọ nằm ven biển, nguồn nước tương đối mặn. Riêng xóm Thọ Thành so với các xóm khác thì đất đai ẩm thấp hơn. Tuy nhiên, dựa vào đó để xác định người dân chết vì môi trường thì chưa có cơ sở nào để khẳng định.
“Trong thời gian tới, nếu tiếp tục có người Thọ Thành chết vì ung thư, chúng tôi sẽ báo cáo với cấp trên xem xét để các cơ quan chức năng như y tế, công an… vào cuộc”, ông Vinh nói.
Xóm Thọ Thành hiện có 138 hộ với 1.009 nhân khẩu. Hơn 10 năm qua, tỉ lệ người chết trong xóm Thọ Thành khoảng 80 người, trong đó số người chết ở độ tuổi từ 30 đến 60 khoảng 50 người, chủ yếu là nam giới. Trong đó, số lượng người chết vì bệnh ung chiếm hơn nửa, còn lại chết vì tai nạn, đột tử…
Theo Khampha
Chuyện nắm cơm thừa của chiến sỹ Điện Biên
Mỗi chiễn sỹ Điện Biên được nấu 1kg gạo tẻ một ngày. Hầu như không có chuyện phải nhịn đói, cùng lắm là chậm một hai bữa.
Nhớ về chiến dịch Điên Biên Phủ ngày đó, nhà giáo Đỗ Ca Sơn cho rằng không thể không ghi nhận công lao của hệ thống hậu cần miệt mài tiếp tế lương thực, đạn dược hàng trăm cây số đường rừng lên chiến địa.
Trung đoàn 174 của ông Sơn chính là đơn vị chủ lực đánh đồi A1 ngày đó. Năm nay, dù đã ở tuổi 82 nhưng ông vẫn nhớ như in câu chuyện về nắm cơm, con cá ở dưới chiến hào của 60 năm về trước.
Nước mắt anh nuôi
Nói đến chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều người hình dung đến những chiến sỹ ăn đói mặc rét. Nhưng ông Sơn khẳng định, bộ đội ở Điện Biên không đói. Ông Sơn và đồng đội chỉ thỉnh thoảng bị đứt bữa vì gạo chưa về kịp cho anh nuôi nấu. Đơn vị ông ẩn nấp cách đồi A1 chỉ 2km. Từ đó đến kho gạo khoảng 15 - 20km. Đôi khi gạo từ miền xuôi lên chậm một chút nên phải nhịn một hai bữa.
Người khỏe mạnh bây giờ mỗi ngày chỉ ăn hết nhiều lắm là nửa cân gạo. Nhưng ông Sơn vẫn nhớ, mỗi chiến sỹ Điện Biên ngày đó được phân tiêu chuẩn 1kg gạo tẻ một ngày. Nếu gạo nếp là 1,2 kg.
Ông Đỗ Ca Sơn vẫn nhớ như in câu chuyện về nắm cơm, con cá ở dưới chiến hào của 60 năm về trước
Anh nuôi nấu cho mỗi người 2 nắm cơm. Mỗi nắm nửa cân. Lính tráng cứ giắt cơm ở lưng quần, muốn ăn lúc nào thì ăn. Vừa chiến đấu vừa ăn, vừa đào hào vừa ăn. Ở vào hoàn cảnh đó, người ta đâu có thời gian để đến bữa ngồi 6 người một mâm.
Mỗi người được 1 hoặc 2 con cá bé bằng 2 ngón tay. Chiến sĩ Điện Biên ai cũng nhớ loại mắm kem đặc, cũng được làm từ cá (quánh lại như kem).
Không có thịt ăn không phải là điều đáng sợ. Nhưng suốt mấy tháng trời, ông Sơn và nhiều chiến sỹ khác không được ăn rau. Bộ phận hậu cần chỉ có thể đảm bảo đủ lương thực, đạn dược.
Lúc mới đóng quân, anh nuôi có thể xuống khe suối, hái rau tàu bay về ăn. Nhưng chỉ một hai hôm, rau tàu bay hết. Sau đó, họ kiếm được rau gì ăn không chết là được. Có những loại rau vừa đắng, vừa chát nhưng bộ đội vẫn cố ăn.
Mỗi đại đội khoảng 120 người thì có một tiểu đội 10 người làm cấp dưỡng. Ban đêm, anh nuôi nấu cơm rồi phát cho mỗi chiến sỹ 2 nắm cơm to. Anh nuôi bao giờ cũng nấu đủ cơm, nhưng thường không có đủ người để ăn. Cơm vừa nấu xong nhưng có thể chỉ ngay sau đó đã có người không ăn nữa. Sau mỗi trận đánh, mỗi trận bom địch đổ xuống lại có vài chục người lại nằm xuống. Nắm cơm để lại không có người ăn.
Người chết không ăn, người bị thương không ăn, người đánh nhau mệt quá không ăn. Những người sống sót quá đau đớn, xót thương đồng đội cũng không ăn.
"Người ta đưa ra công thức: 80 người ăn 120 suất." - Ông Sơn nhớ lại.
Có ngày, sau trận đánh, anh nuôi rơi nước mắt khi nhìn người sống cố nuốt cơm trệu trạo. Những nắm cơm còn lại của người chết nằm lăn lóc dưới chiến hào.
Anh nuôi nức nở: Nấu cơm không thằng nào ăn thì nấu làm gì? Tôi không nấu cơm nữa đâu! Mai tôi đi đánh nhau!
Ông Sơn nghẹn đắng như sống lại ký ức 60 năm trước. Đáng thương đôi khi không phải vì đói mà là thiếu rau xanh, cảnh gian khổ, đồng đội hy sinh.
Bộ chỉ huy kiêm Đảng ủy mặt trận Điện Biên Phủ họp tại Sở chỉ huy Mường Phăng ngày 22 tháng 4. Từ trái sang phải: Chủ nhiệm Cung cấp Đặng Kim Giang, Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Tư lệnh, kiêm Bí thư Võ Nguyên Giáp
Đánh càng lâu, hậu cần càng khổ sở
Người ta vẫn hay nhắc đến sự gian khổ ở Điện Biên Phủ là 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm. Nhưng theo ông Sơn, chiến dịch bắt đầu sớm hơn rất nhiều, gần 100 ngày đêm mới đúng.
Hồi đó, đơn vị ông hành quân từ Thanh Hóa, đến vị trí tập kết cách đồi A1 khoảng 2 cây số vào ngày 20/1. Từ đó, chiến dịch đã bắt đầu bởi ông và đồng đội chịu đựng bom đạn quần thảo suốt ngày đêm. Pháp biết là Việt Nam đang chuẩn bị đánh. Địch không xác định cụ thể vị trí nhưng vẫn biết quân ta ẩn nấp quanh khu vực đó nên thường xuyên cho máy bay ném bom. Tướng của Pháp tuyên bố rằng, chỉ cần một ngọn khói bốc lên là dập ngay.
Ngày nào cũng có thương vong, máu chảy, nhưng quân đội Việt Nam chưa được đánh lại, chỉ đào hầm, đào hào ẩn nấp. Mọi thứ đều phải bí mật. Bắn lại là lộ vị trí ngay. Suốt thời gian đó, hệ thống hậu cần vẫn cứ miệt mài cung cấp lương thực, đạn dược.
Lúc đầu chủ trương của Bộ Chỉ huy là đánh nhanh thắng nhanh. Đánh thắng vào Mường Thanh ăn Tết là đẹp. Chiến sỹ cũng háo hức đánh một trận kịch liệt, chết thì chết, sống thì sống.
Nhưng sau đó, trên thay đổi chiến thuật. Chiến dịch kéo dài thêm mấy tháng. Nhiều lính tráng lúc đó khá buồn nhưng vì kỷ luật phải chấp hành.
Vậy nhưng ông Sơn cho rằng, những người chịu sức ép lớn nhất là hệ thống hậu cần. Vì chiến thuật đánh thay đổi đột ngột, hệ thống hậu cần buộc phải thay đổi theo. Mọi thứ chuẩn bị cho 2 tháng bỗng dưng chuyển thành 5 tháng. Sự khó khăn ấy có ai tưởng tượng nổi.
"Sau này nghĩ lại, những người lính như chúng tôi thấy rất biết ơn hệ thống hậu cần ấy. Nhờ họ mà người lính không đói." - Người chiến sĩ của Điện Biên 60 năm trước nói.
Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ gồm: Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận Võ Nguyên Giáp, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm, Chủ nhiệm Cung cấp Đặng Kim Giang. Trong cuốn "Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước" của NXB Quân đội nhân dân năm 1974, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm, đạn dược là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém về tác chiến; khó khăn về cung cấp không kém khó khăn về tác chiến. Hậu cần phải cung cấp lương thực đạn dược cho một binh lực lớn ở xa hậu phương hàng 500-700 km trong một thời gian dài trong điều kiện đường sá khó khăn, phương tiện vận tải thiếu thốn, quân địch không ngừng đánh phá các tuyến đường cung cấp của ta. Lại còn thời tiết nữa, một trận mưa có thể gây trở ngại hơn một trận bom địch. Chính vì vấn đề cung cấp khó khăn như vậy, cho nên quân địch không bao giờ tưởng tượng được rằng chúng ta có thể khắc phục được khó khăn này".
Theo Khampha
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2014 Trong tháng 5/2014, hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực như: Lương người giúp việc tối thiểu 2,7 triệu đồng/tháng, thi tốt nghiệp THPT 4 môn, không được mang theo vàng miếng khi xuất nhập cảnh... Thi tốt nghiệp 4 môn Thông tư về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2014 có hiệu...