Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm hoạ nếu chúng ta không nhận ra 7 việc sai bét vẫn làm mỗi ngày bấy lâu nay
Những sai lầm này còn trực tiếp ảnh hưởng đến cả sức khoẻ của mỗi người chứ không phải đùa đâu!
Mối thù của hội vụng đoảng với bếp núc “thâm sâu” đến mức các nhóm Ghét bếp trên MXH (không chỉ của Việt Nam) đều lên tới cả triệu thành viên, với độ viral các post siêu khủng. Nhưng ngoài tiếng cười giải trí mà những tác phẩm thảm hoạ đem lại, sự thật team ghét bếp phải đối diện là họ ít nhiều đều thiếu những kỹ năng làm bếp sơ đẳng nên mới dẫn đến những sai lầm như vậy. Vui thì vui nhưng vẫn cần phải cải thiện nhé!
Sau đây là 7 việc bếp núc sai bét mà nhiều người vẫn làm mỗi ngày bấy lâu nay. Những sai lầm này còn trực tiếp ảnh hưởng đến cả sức khoẻ của mỗi người chứ không phải đùa đâu!
1. Trữ cà chua trong tủ lạnh
Đã có nhiều cuộc tranh cãi về việc nên để cà chua trong tủ lạnh hay trên kệ ở ngoài. Thực chất thì việc này phụ thuộc vào độ chín của trái cà chua. Lý tưởng nhất sẽ là để cả ở trong tủ lạnh và bên ngoài. Cà chua chín bảo quản tốt nhất ở mức 12 độ C (55 độ F), nhưng nhiệt độ trong tủ lạnh lại thường ở mức 1,6 độ C (35 độ F). Ở mức nhiệt của tủ lạnh, cà chua sẽ để được lâu hơn nhưng lại bị mất hương vị. Vì vậy bạn có thể để cà chua ra ngoài ở nhiệt độ thường trước một vài ngày cần dùng, hương vị sẽ quay trở lại.
2. Không lưu trữ rau thơm theo các loại riêng
Nếu bạn nghĩ tất cả các loại rau thơm (rau gia vị, thảo mộc nói chung…) đều có thể lưu trữ cùng một kiểu thì là hoàn toàn sai. Các loài rau thơm cứng (như oregano, hương thảo, húng tây…) được bảo quản tốt hơn khi được ngâm trong lọ, cuống chạm xuống nước. Bạn có cất lọ trong tủ lạnh. Các loại rau thơm mềm như rau mùi, rau mùi tây, cần tây (chỉ thân và lá), bạc hà… thì tốt hơn nên bọc trong túi giấy hoặc túi nhựa rồi để trong tủ lạnh.
3. Quay hộp/ khay nhựa đựng thức ăn trong lò vi sóng
Dù các nhà sản xuất luôn quảng cáo các hộp đựng thực phẩm bằng nhựa của họ có thể dùng thoải mái trong lò vi sóng, nhưng tốt hơn hết là bạn vẫn nên thận trọng vì chẳng ai có thể chắn chắ về thành phần chính xác của sản phẩm đó. Ngay cả nhựa được phê duyệt cũng không đảm bảo thực phẩm không “bị dính” hóa chất sau khi hâm nóng.
4. Không rửa các hộp/ can thiếc trước khi mở chúng
Một nghịch lý là chúng ta thường rửa sạch thịt sống trước khi chế biến trong khi đó lại là điều không nên làm. Còn với những lon/ can thì lại không ai rửa sạch trước khi mở dù chúng rất bẩn! Nên rửa lon/ can trước khi mở để các bụi bẩn, hạt, chất có hại bám bên ngoài không rơi vào thức ăn, đặc biệt là khi đó là một lon nước ngọt, vì bạn sẽ trực tiếp chạm môi vào nó đấy…
5. Giữ hamburger quá chặt
Nhiều người nghĩ việc giữ chặt hai miếng bánh hamburger sẽ giúp phần nhân bớt bị rơi ra ngoài, nhưng cách này hoàn toàn phản tác dụng. Cách cầm bánh lý tưởng nhất như trên ảnh bên phải, ngón tay cái và ngón út nên đặt ở dưới cùng của chiếc hamburger và ba ngón còn lại ở trên – nhưng bắt buộc bạn phải cầm bánh bằng cả hai tay.
6. Khuấy tan đường theo chuyển động tròn thay vì tuyến tính
Mặc dù khuấy tròn là cách hòa tan đường phổ biến, nhưng cách đúng đắn nhất để làm điều đó thì lại là theo một chuyển động tuyến tính. Điều này giúp các chất lỏng không bị bắn tung tóe ra ngoài và cho phép bạn hòa tan các viên đường nhanh hơn.
7. Sử dụng chảo chống dính Teflon ở nhiệt độ quá cao và quá lâu
Chất chống dính phổ biến phủ trên các chảo/ nồi chống dính là Teflon. Khi được làm nóng không đúng cách, chất này có thể làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn. Nếu mức nhiệt lên tới 260 độ C (550 độ F), Teflon trên bề mặt chảo có thể giải phóng các hạt và khí tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho bạn. Tuy vậy không có nghĩa là bạn không thể sử dụng chảo chống dính có Teflon, chỉ phải lưu ý là nó không dùng được cho tất cả các món, nhất là những món thịt cần đến lượng nhiệt lớn. Bạn có thể chọn chảo gang thay thế hay chảo bằng đá granite có nhiệt độ trung bình cao để thay thế.
Học mẹ 9X nấu món ngon giải nhiệt cho con mùa nắng nóng, con ăn không biết chán là gì
Chăm con, chị Trang luôn tìm hiểu những sản phẩm tốt nhất cho con và tìm tòi những công thức các món chè ngon phù hợp với từng độ tuổi của con.
Video đang HOT
Không ai có thể chăm con tốt hơn mẹ, chính mẹ sẽ là người mang lại cho con những điều tốt đẹp nhất. Chắc hẳn, bất kì người phụ nào cũng muốn làm được điều đó. Cũng giống như chị Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1991, ở thành phố Điện Biên Phủ), từ ngày có bé Phạm Như Ngọc - bé Su, chị luôn cố gắng để tự hoàn thiện bản thân và dần trở thành bà mẹ hoàn hảo nhất trong mắt của con gái.
Chị tâm sự: " Trước khi lấy chồng mình cũng không năng việc bếp núc, nhưng từ khi có gia đình đặc biệt là có con, mình trở thành đầu bếp lúc nào chẳng rõ. Mình muốn tự tay làm thật nhiều món ngon cho người thân của mình".
Gia đình nhỏ của chị Trang - Ảnh NVCC
Từ lúc bé Su tròn 6 tháng, con bắt đầu ăn dặm, chị Trang bắt đầu công cuộc làm đầu bếp của mình. Cứ như vậy, Su được lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, bằng những món ăn ngon mà mẹ gửi vào đó biết bao tình yêu thương. Giờ con gái chị đã được 3 tuổi, chị vẫn tiếp tục giữ vai trò đầu bếp riêng cho cô con gái bé bỏng.
Chị nói: "Chăm con, mình luôn tìm hiểu những sản phẩm tốt nhất cho con và tìm tòi những công thức các món ngon phù hợp với từng độ tuổi của con. Lúc con dưới 1 tuổi, mình nấu nướng bất kì món gì cũng không nêm thêm gia vị đâu. Vì mình biết, chức năng gan thận và hệ tiêu hóa của con còn non nớt lắm, cần phải được bảo vệ".
Con gái rất hào hứng với những món mẹ nấu - Ảnh NVCC
Giờ Su lớn hơn, chị Trang dần cho con làm quen với các loại gia vị, cho con nếm thử vị mặn của gia vị, vị ngọt của đường, tất nhiên là ở lượng phù hợp. Gần đây thời tiết nắng nóng, chị trang tích cực nấu các món chè, các ngon giải nhiệt cho con. Chị chia sẻ : "Mình cứ mày mò các công thức trên mạng rồi học hỏi kinh nghiệm từ các mẹ khác để làm cho con. Con gái rất thích nên mình lại càng có động lực để làm. Đó cũng chính là niềm của mình mỗi ngày".
Dưới đây là một số cách làm các món chè mà chị Trang đã làm, các mẹ cùng tham khảo để làm cho gia đình mình nhé!
1. CHÈ DỪA DẦM
Nguyên liệu
- 500gr dừa non
- Thạch con cá dẻo: 1 gói
- 500 ml sữa tươi
- 150 gr đường
- 1000 ml nước lọc
- 500 ml nước dừa
- 400 ml nước cốt dừa
- 30 ml sữa đặc
- 100gr whip
- 200 gr dừa nạo sợi
- 200 gr trân châu (mẹ có thể làm nhân dừa)
Cách làm
Dừa non: thái miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 1. Đổ thạch
- Lấy 500 nước 500ml nước dừa bắc lên bếp đun sôi
- Lấy 1 cái tô.cho đường gói thạch con cá dẻo rồi trộn đều. Sau đó khi nước sôi thì đổ từ từ hỗn hợp bột thạch trộn với đường vào nồi nấu sôi lại, vừa đun vừa khuấy. Sau đó hớt hết bọt ở trong nồi đi. Chia đôi ra và đổ ra khay. 1 khay cho thì cho 30ml sữa đặc 100ml nước cốt dừa khuấy tan, để đông lại rồi cắt miếng nhỏ. Khay còn lại thì để đông và cắt miếng nhỏ.
2. Luộc trân châu
Đun sôi nước lên và cho trân châu vào luộc đến khi nổi hết lên là ok. Vớt ra tô cho ít đường và nước vào để cho trân châu bớt dính.
3. Nước chè
Nấu 500ml nước 500ml sữa 150gr đường ít muối 300ml nước cốt dừa dừa non thái miếng vừa (thêm vài lá dứa vào cho thơm), đun sôi lăn tăn là được.
Chia ra các cốc lần lượt: thạch sữa dừa thạch dừa trân châu dừa non và nước chè (lượng tùy ý) cho thêm 2 thìa (ăn cơm) sữa đặc 2 thìa cốt dừa 2 thìa whip rồi cho thêm dừa nạo lên trên là bé đã có món chè dừa dầm thơm ngon.
2. CHÈ_KHOAI_DẺO
Nguyên liệu
- Khoai tím, khoai vàng / khoai mật, khoai trắng mỗi loại 1 củ ( lượng tùy ý)
- 1 trái bắp ngọt.
- Bột năng
- Bột nếp
- Bột béo
- Mật ong
- Đường trắng / đường thốt nốt
- Lá dứa
Cách làm
- Khoai gọt vỏ thái khúc cho lên xửng hấp chín. Phân loại từng khu khoai khác màu.
- Khoai chín còn nóng các mẹ làm nhuyễn.
*Cân khoai đã chín.
- Cứ 100gr khoai trộn: 25 gr bột năng 10gr bột nếp 4gr bột béo 1 thìa canh mật ong 10gr đường.
- Màu tím: Khoai tim
- Màu vàng: Khoai mật / khoai vàng bí đỏ
- Màu xanh: Khoai vàng / trắng bột matcha / tinh chất lá dứa/ Siro có màu xanh
- Màu nâu: Khoai vàng / trắng bột cacao
- Màu xanh biếc : Hoa đậu biếc
- Màu đỏ: Gấc
- Màu tím hồng : Thanh long đỏ
- Màu đen: Bột lá gai/ tinh than tre
Nhào thật nhuyễn để mịn bột, do có khoai nên bột sẽ khô và rời ra, thêm từng chút nước nóng sôi vào nhồi, bột nở đều và nhuyễn mịn dẻo dễ tạo hình. Nhào cho đến khi khối bột mịn dẻo chia thành các khối bằng nhau, lăn qua lăn lại thành các khúc dài, rắc ít bột áo lên cắt thành các viên dài khoảng 2-3cm.
- Đun thật sôi nước cho từng ít khoai vào luộc, dùng đũa đảo đều cho khoai không dính vào nhau. Đun lửa to đảo khoảng 10p. Tắt bếp đậy vung 15-20p nữa.
- Vớt khoai ra xả 2 lần qua nước đun sôi để nguội. Đun 3 thìa canh đường 1/2 bát ăn cơm nước cho tan đường, đổ khoai vào đun lửa nhỏ khoảng 10p tắt bếp.
- Nấu nước đường: 1 bát tô nước 1 viên đường thốt nốt / 100gr đường (tùy khẩu vị) đun tan đường cho bắp ngọt vào nấu chín. Tắt bếp.
- Lúc ăn thì chan nước đường vào khoai thôi. Từ cách làm này mọi người có thể nấu nước cốt dừa, nấu thêm đậu đỏ, thêm thạch hay flan tùy thích.
3. CHÈ TÀO PHỚ DÂU TÂY
Nguyên liệu
- Tào Phớ
- 10 quả dâu tây
- Bột năng 40gr
- Nước lọc 200ml
- Đường
- Sữa đặc ông Thọ
Cách làm
- 6 quả dâu bỏ cuống thêm 60ml nước xay nhuyễn lọc qua rây cho mịn
- Đổ 140ml nước còn lại 3 thìa sữa đặc ông thọ 50gr đường ( lượng đường tùy theo khẩu vị) đun sôi lăn tăn.
- Bột năng hoà với 1 bát nước thêm từ từ vào nồi đun. Vừa thêm vừa khuấy đều tránh vón cục. Nêm lại cho vừa miệng. Đun đến khi chè sôi là tắt bếp. Đổ tào phớ vào không cần khuấy nữa.
- Múc chè ra bát và thưởng thức. Có thể cắt dâu tây trang trí trên bát cho đẹp. Ăn nóng hay ăn lạnh đều ngon.
Một số món ăn khác chị Trang làm cho con:
Cô gái quán bia nhắn tin thách thức, vợ trẻ làm điều dại dột Nhận được tin nhắn thách thức của kẻ thứ 3, em đã phi xe đến thẳng phòng trọ của cô ta để đánh ghen. Em và chồng mới cưới nhau được chín tháng rưỡi. Lúc cưới, em 21 tuổi, chồng em 23 tuổi. Vì là con một, được chiều chuộng nên việc bếp núc, nhà cửa, em không biết làm. Khi chúng em...