Chuyến bay viện trợ đầu tiên của Hội Chữ thập Đỏ đến Sudan
Ngày 30/4, chiếc máy bay đầu tiên của Hội Chữ thập Đỏ quốc tế chở hàng viện trợ nhân đạo đã hạ cánh xuống Sudan – nơi giao tranh giữa quân đội chính phủ với nhóm bán quân sự Các lực lượng phản ứng nhanh (RSF) đã bước sang tuần thứ ba.
Người dân sơ tán tránh xung đột gần sân bay ở Omdurman, Sudan, ngày 26/4/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cho biết máy bay chở theo 8 tấn hàng nhân đạo, trong đó có vật tư y tế trợ giúp các bệnh viện của Sudan, cùng các tình nguyện viên của Hội Trăng lưỡi liềm Đỏ Sudan. Chuyến bay cất cánh từ thủ đô Amman của Jordan đến thành phố Port Sudan, miền Đông Sudan.
Theo ông Patrick Youssef, Giám đốc ICRC khu vực châu Phi, đây là cửa ngõ duy nhất đưa viện trợ đến Sudan. Các trang thiết bị y tế viện trợ đủ dụng cho 1.500 bệnh nhân. ICRC hy vọng được đảm bảo an ninh để có thể viện trợ thêm cho thủ đô Khartoum và vùng Dafur.
Trong khi đó, giao tranh ác liệt vẫn diễn ra ở thủ đô Khartoum bất chấp việc hai bên nhất trí gia hạn lệnh ngừng bắn thêm 72 giờ, đến nửa đêm 30/4. Theo các nhân chứng, các cuộc đụng độ xảy ra xung quanh trụ sở quân đội ở trung tâm thủ đô Khartoum.
Các bên cáo buộc lẫn nhau việc vi phạm lệnh ngừng bắn. Quân đội Sudan cho biết đã phá hủy đoàn xe của RSF đang tiến về Khartoum từ phía Tây, trong khi RSF cho biết quân đội đã không kích và pháo kích các vị trí của lực lượng này tại nhiều khu vực ở tỉnh Khartoum.
Giao tranh ác liệt giữa quân đội Sudan và RSF đã khiến hàng nghìn người nước ngoài phải sơ tán khỏi quốc gia châu Phi này bằng đường bộ, đường hàng không và đường biển. Trong khi đó, hàng triệu người dân Sudan rơi và cảnh thiếu nước, lương thực và nhu yếu phẩm cần thiết. Hàng chục nghìn người nước này đã sơ tán tại các nước láng giềng.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy hàng dài xe khách tại biên giới Ai Cập, trong khi Liên hợp quốc (LHQ) cho biết hàng chục nghìn người dân Sudan đã sơ tán sang Chad, Nam Sudan, Ethiopia và Cộng hòa Trung Phi. Bộ Y tế Sudan ngày 30/4 thông báo xung đột đã khiến ít nhất 528 người thiệt mạng, khoảng 4.600 người bị thương, song con số này vẫn chưa phải là cuối cùng. Giao tranh đã ảnh hưởng đến 12 trong số 18 bang của Sudan, trong đó có cả khu vực Dafur.
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của LHQ cảnh báo xung đột có thể đẩy thêm hàng triệu người rơi vào nạn đói tại Sudan – nơi có tới 15 triệu người đang cần hỗ trợ để ngăn chặn nạn đói.
Kể từ khi xung đột nổ ra, các bên đã nhất trí nhiều thỏa thuận ngừng bắn, song không thỏa thuận nào được tuân thủ. Thỏa thuận ngừng bắn mới đây nhất, kéo dài 3 ngày, đến nửa đêm 30/4 (tức 5h ngày 1/5 theo giờ Việt Nam), đã được hai bên nhất trí vào ngày 27/4, với sự trung gian hòa giải của Mỹ, Saudi Arabia, Liên đoàn châu Phi và LHQ.
Trước tình hình trên, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã hối thúc các bên đàm phán để chấm dứt đổ máu, ủng hộ sáng kiến của châu Phi để thiết lập hòa bình ở Sudan. Hiện LHQ đang tăng cường nỗ lực nhằm hỗ trợ người dân Sudan tìm cách sơ tán sang các nước láng giềng.
Bạo lực tái diễn tại Sudan ngay trước khi hết hạn ngừng bắn
Trước khi lệnh ngừng bắn 3 ngày kết thúc vào cuối ngày 27.4, quân đội Sudan đồng ý sẽ đối thoại tại Juba ở Nam Sudan về việc gia hạn lệnh ngừng bắn, nhưng chưa rõ phản ứng của RSF.
Một khu vực tại Khartoum bị thiệt hại trong xung đột ở Sudan. Ảnh AFP
Quân đội Sudan không kích lực lượng bán quân sự tại thủ đô Khartoum vào ngày 27.4, trong khi giao tranh chết người bùng nổ tại Darfur trong ngày cuối cùng của lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian.
Theo AFP, các nhân chứng cho hay những máy bay chiến đấu tuần tra trên bầu trời vùng ngoại ô phía bắc Khartoum, trong khi lực lượng trên mặt đất trao đổi hỏa lực hạng nặng.
Đã có nhiều nỗ lực ngừng bắn kể từ khi xung đột bùng nổ hôm 15.4 giữa quân đội và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF).
Giao tranh phe phái Sudan: Nguy cơ được mất gì cho các cường quốc?
Giao tranh nổ ra ở thủ đô Khartoum của Sudan và các thành phố lân cận, trong đó cả quân đội và RSF đều cáo buộc đối phương là bên gây ra xung đột. Hai bên đã không kích, pháo kích và đấu súng với nhau trong nhiều ngày.
Cuộc giao tranh mới nhất bùng phát trong bối cảnh các phe phái chính trị ở Sudan đang cố gắng đàm phán để thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Theo kế hoạch được quốc tế hậu thuẫn, cả quân đội và RSF đều được yêu cầu từ bỏ quyền lực. Tuy nhiên, 2 vấn đề gây tranh cãi, gồm thời điểm hợp nhất RSF vào các lực lượng vũ trang chính quy và mốc thời gian quân đội chính thức được đặt dưới sự giám sát của chính phủ dân sự, đã khiến việc ký kết thỏa thuận bị trì hoãn.
Hai nhân vật ở tâm điểm xung đột phe phái Sudan là ai?
Trước khi lệnh ngừng bắn 3 ngày kết thúc vào cuối ngày 27.4, quân đội đồng ý sẽ đối thoại tại Juba ở Nam Sudan về việc gia hạn lệnh ngừng bắn, nhưng chưa rõ phản ứng của RSF.
Bộ Y tế Sudan cho biết ít nhất 512 người đã thiệt mạng và 4.193 người bị thương trong xung đột. Bộ Ngoại giao Ai Cập ngày 27.4 cho hay khoảng 16.000 người đã vượt biên từ Sudan sang nước này, trong đó có 14.000 người Sudan.
Trong nỗ lực sơ tán mới nhất, Canada ngày 27.4 đã tiến hành chuyến bay đầu tiên đưa công dân rời Sudan.
9,4 triệu người Nam Sudan cần nhận viện trợ trong năm 2023 Ngày 25/11, Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết sẽ có khoảng 9,4 triệu người ở Nam Sudan cần nhận được hỗ trợ và bảo vệ trong năm 2023, tăng 500.000 người so với ước tính trước đó. Trẻ em sống cùng mẹ tại trại tị nạn dành cho những người mất nhà cửa...