Chuyến bay thứ hai đưa người Việt từ Nhật về nước
Thêm hơn 340 công dân Việt bị mắc kẹt ở Nhật Bản do Covid-19 về nước trên chuyến bay hôm nay, sau chuyến thứ nhất hồi cuối tháng 4.
Chuyến bay do cơ quan chức năng Việt Nam và Nhật Bản phối hợp tổ chức đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 25/5 cho biết.
Hơn 340 hành khách hồi hương trên chuyến bay là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người ốm đau và có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người lao động hết hạn thị thực, đã kết thúc hợp đồng lao động và du học sinh đã hoàn thành chương trình học.
Các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ được thực hiện trong suốt chuyến bay. Sau khi máy bay hạ cánh, toàn bộ những người tham gia chuyến bay đã được kiểm tra y tế và đưa về cơ sở cách ly tập trung theo đúng quy định.
Ở chiều bay đi, máy bay của hãng Hàng không Quốc gia đã kết hợp chuyển lô hàng khẩu trang y tế sang tặng Nhật Bản.
Đây là chuyến bay thứ hai đưa công dân Việt Nam mắc kẹt vì Covid-19 ở Nhật hồi hương. Hôm 22/4, Việt Nam đã đón gần 300 công dân ở Nhật về nước tránh dịch, kết hợp gửi tặng Nhật Bản vật tư y tế.
Người Việt từ Nhật Bản về nước hôm nay. Ảnh: BNGVN.
Nhật Bản hồi tháng 4 ban bố tình trạng khẩn cấp do ca nhiễm nCoV tăng nhanh. Đến nay, tình trạng khẩn cấp đã được dỡ bỏ ở hầu hết tỉnh thành, khi số ca nhiễm mới giảm mạnh. Nước này hiện ghi nhận hơn 16.500 ca nhiễm và hơn 800 người chết do Covid-19.
Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các chuyến bay thương mại đưa công dân về nước trên cơ sở nguyện vọng của công dân, năng lực cách ly tại các địa phương trong nước và diễn biến của dịch bệnh. Đến nay, ước tính khoảng 4.000 người Việt ở nhiều nước đã được hỗ trợ về nước.
Nghi vấn Tenma hối lộ công chức Bắc Ninh hơn 5 tỷ: 'Chưa có chứng cứ gì từ Nhật'
Theo Cục trưởng Cục Thuế Bắc Ninh, thông tin Tenma hối lộ công chức địa phương mới chỉ từ báo chí, chưa có chứng cứ chính thống từ cơ quan chức năng Nhật Bản.
Video: Hải quan Bắc Ninh trả lời về nghi vấn Tenma Việt Nam hối lộ công chức địa phương
Trước thông tin báo chí Nhật đưa tin về việc Công ty Tenma hối lộ hơn 5 tỷ đồng cho công chức Bắc Ninh, ông Ngô Xuân Tòng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cho biết, hiện Thủ tướng đã giao cho Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bắc Ninh làm rõ vấn đề này và báo cáo Thủ tướng trước ngày 26/5. Nhận chỉ đạo này, UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho Công an tỉnh Bắc Ninh làm việc với Công ty TNHH Tenma, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh, Cục Thuế Bắc Ninh và Cục Hải quan Bắc Ninh phối hợp điều tra vụ việc. Đồng thời, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã có báo cáo gửi Thanh tra Bộ Tài chính.
Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính về vụ việc. (Ảnh: Văn Chương)
"Thông tin về sự việc này chỉ mới xuất hiện trên báo Nhật và được Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật báo cáo về Chính phủ, hiện chưa có gì là chính thống và chúng tôi cũng chưa nhận được tư liệu hay chứng cứ gì để phản ánh rõ là có sự việc đó.
Khi làm việc với Công an tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã có báo cáo của đoàn kiểm tra Cục Thuế Bắc Ninh về việc này. Hiện nay chúng tôi chỉ có thể chứng nhận rằng tất cả hoạt động của Công ty Tenma là đúng. Trong quá trình kiểm tra trước đây với Công ty Tenma Việt Nam, đoàn kiểm tra do trực tiếp Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ra quyết định kiểm tra, xử lý và chỉ đạo đã trao đổi về điều kiện ưu đãi với Vụ chính sách của Bộ Tài chính, Vụ Doanh nghiệp lớn của Tổng Cục Thuế... doanh nghiệp cũng không có vướng mắc gì về chính sách, do đó, họ không bao giờ phải chi một khoản tiền như báo chí Nhật nêu", ông Ngô Xuân Tòng khẳng định.
Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Văn Chương)
"Hiện nay, chúng tôi đã có báo cáo rõ sự việc với Bộ Tài chính. Đánh giá về mặt chủ quan, chúng tôi cho rằng, trong việc này nếu có xảy ra thì chỉ liên quan đến nội bộ của doanh nghiệp. Họ có thể dùng số tiền đó vào việc khác hoặc việc cá nhân. Bây giờ mới chỉ có thông tin là ông Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tenma thừa nhận với công tố viên đã chi một khoản tiền như vậy. Còn những người của công ty này cầm khoản tiền này để chi cho ai và ai nhận thì cơ quan điều tra đang vào cuộc điều tra và chưa có kết luận.
Hiện tại chúng tôi chưa thể gặp và làm việc với Tổng Giám đốc của Công ty Tenma Việt Nam, vì ông này vẫn đang ở bên Nhật do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vì thế, chúng tôi chưa thể tiếp nhận, bàn giao bất cứ bằng chứng gì thể hiện sự việc tiêu cực và chưa thể làm rõ sự vệc này có liên quan đến trách nhiệm của ai để xử lý", ông Tòng nhấn mạnh.
Cũng trả lời VTC News về vấn đề này, ông Phạm Chí Thành, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh đã kiểm tra, xác minh các thông tin đối với đoàn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Công ty TNHH Tenma Việt Nam để báo cáo sự việc lên Thanh tra Bộ Tài chính.
Kết quả bước đầu cho thấy đoàn kiểm tra đã thực hiện đúng trách nhiệm được phân công và việc kiểm tra được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của pháp luật. Trước, trong và sau khi kiểm tra, đoàn kiểm tra cam kết hoàn toàn không lợi dụng quyền hạn, không gây khó khăn phiền hà, không đòi hỏi và nhận bất kỳ lợi ích cá nhân gì khác đối với Công ty Tenma Việt Nam.
"Quá trình kiểm tra, xác minh thông tin, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh khẳng định: Không có cơ sở để kết luận việc Công ty TNHH Tenma Việt Nam được miễn khoản truy thu thuế giá trị gia tăng hay bất kỳ khoản thuế và phí nào đối với mặt hàng nhập khẩu và thông tin hối lộ tiêu cực như báo chí Nhật Bản đã phản ánh. Bởi công ty này là doanh nghiệp chế xuất (100% vốn đầu tư Nhật Bản), hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị của doanh nghiệp chế xuất là hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật", ông Thành khẳng định.
Ông Phạm Chí Thành, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh.
Ông Phạm Chí Thành cũng trích dẫn tại điểm C, khoản 4 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: "Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác" thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định "hàng hóa dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng".
Trụ sở Công ty TNHH Tenma Việt Nam tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh. (Ảnh: Văn Chương)
Mới đây, hãng tin Asahi Nhật Bản trong bài viết đăng tải ngày 12/5 khẳng định công ty Tenma có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản đã xác nhận thông tin một công ty con tại Việt Nam của hãng sản xuất nhựa Nhật Bản Tenma hối lộ 25 triệu yên (gần 5,4 tỷ đồng) cho công chức địa phương.
Hành động này theo các công tố viên quận Tokyo đã vi phạm Đạo luật Ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản.
Asahi cho biết, trong một cuộc điều tra của cơ quan hải quan địa phương, công ty con của Tenma tại Bắc Ninh, Việt Nam sau khi được thông báo về khoản truy thu thuế đã đề nghị Chủ tịch công ty trả một khoản "phí điều chỉnh". Được sự đồng ý của ông Kento Fujino - Chủ tịch công ty, Tenma đã chi trả 2 tỷ đồng (khoảng 10 triệu yên Nhật) cho cán bộ Việt Nam để tránh các khoản phụ phí.
Bên cạnh đó, vào tháng 8/2019, một cuộc khảo sát của Cục thuế địa phương cho thấy Tenma được yêu cầu nộp thêm 17,8 tỷ đồng (khoảng 89 triệu yên), bao gồm thuế doanh nghiệp. Các cán bộ điều tra yêu cầu phía công ty trả 3 tỷ đồng tiền mặt. Cuối cùng, khoản truy thu thuế doanh nghiệp giảm xuống còn 576 triệu đồng (2,62 triệu yên).
Tới 1/4/2020, Công ty Tenma tại Tokyo đã tự nguyện khai nhận các hành vi sai phạm với Văn phòng Công tố viên quận Tokyo. Ngoài ra, trang web của công ty cũng nói rõ rằng Chủ tịch Fujino sẽ chịu trách nhiệm liên quan tới vấn đề này và ông sẽ thông báo nghỉ hưu tại cuộc họp cổ đông vào tháng 6.
Tenma được thành lập vào năm 1949, chuyên cung cấp sản phẩm nhựa chất lượng cao cho ngành công nghiệp và hộ gia đình. Theo báo cáo chứng khoán năm 2018, doanh thu bán hàng của công ty với 7.557 nhân viên này đạt 84,8 tỷ yên.
VTC News tiếp tục thông tin...
8X Việt khám thai ở Nhật được rước bằng xe sang, đi đẻ sang chảnh như "thượng đế" Đêm chuyển dạ, chồng chị Ngọc Thành đã thức trắng bên vợ để cầu nguyện. Khi em bé chào đời bác sĩ đứng bên cạnh liên tục lấy tay lau nước mắt cho sản phụ. Quen anh xã trong một lần sang đất nước Nhật Bản thăm anh trai du học, với chị Ngọc Thành (sinh năm 1987) thì cuộc gặp gỡ đó...