Chuyến bay đầu tiên trên thế giới chỉ sử dụng nhiên liệu tổng hợp
Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố Không quân Hoàng gia Anh đã thực hiện chuyến bay đầu tiên trên thế giới chỉ sử dụng nhiên liệu tổng hợp.
Cơ trưởng Hackett thực hiện chuyến bay đầu tiên trên thế giới chỉ sử dụng nhiên liệu tổng hợp bằng máy bay cỡ nhỏ Ikarus C42 ngày 2/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin trên, vào đầu tháng này, cơ trưởng Peter Hackett đã hoàn thành chuyến bay ngắn bằng máy bay cỡ nhỏ Ikarus C42 tại sân bay Gloucestershire, phía Tây England. Nhiên liệu mà máy bay này sử dụng là UL91 do công ty Zero Petroleum sản xuất bằng cách chiết xuất hydro từ nước và carbon từ CO2 trong khí quyển, kết hợp với các nguồn năng lượng tái tạo như gió hoặc Mặt Trời.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Anh ngày 18/11 nêu rõ việc sử dụng nhiên liệu này có thể giúp giảm 80-90% lượng khí thải carbon ở mỗi chuyến bay và giúp lực lượng không quân tiến tới sử dụng nhiên liệu tổng hợp cho các máy bay phản lực trong tương lai.
Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh hiện đang lên kế hoạch thiết lập một căn cứ không quân đầu tiên có mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025, đồng thời thực hiện trung hòa carbon toàn lực lượng vào năm 2040.
Ngành hàng không, một trong những ngành phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới, đang nỗ lực để “xanh hóa” hình ảnh của ngành này và phát triển các loại nhiên liệu ít phát thải.
Không quân Anh vực dậy chiến thuật thời Chiến tranh lạnh
Không quân Anh đang lên kế hoạch thực hiện một loạt cuộc tập trận thử nghiệm khả năng cất và hạ cánh của chiến đấu cơ trên các xa lộ.
Một chiếc Jaguar GR1GR1 của hãng British Aerospace thử nghiệm hạ cánh xuống xa lộ tại Anh hồi năm 1975. Ảnh BRITISH AEROSPACE
Tham mưu trưởng Không quân Hoàng gia Anh Mike Wigston mới đây thông báo lực lượng này đang chuẩn bị thực hiện các cuộc tập trận đột xuất, trong đó các chiến đấu cơ sẽ cất và hạ cánh từ sân bay dân sự và từ những xa lộ, theo tờ The Telegraph .
Hoạt động này là một phần kế hoạch nhằm phân tán lực lượng trong trường hợp xung đột căng thẳng, xét đến thực tế là kẻ thù của Anh sẽ tấn công phủ đầu vào các căn cứ không quân quan trọng có các chiến đấu cơ vào thời gian đầu của xung đột, tương tự như cách quân Nhật từng thực hiện cuộc tấn công Trân Châu Cảng trong Thế chiến 2.
Chiến đấu cơ Typhoon tại căn cứ Coningsby, hạt Lincolnshire. Ảnh KHÔNG QUÂN ANH
Một trong số đó là cuộc tập trận Agile Stance bắt đầu vào mùa thu này. Các chiến đấu cơ như Typhoon sẽ nhận mệnh lệnh bất thình lình để triển khai đến các địa điểm thay thế như sân bay dân sự hay các xa lộ, đường đua, điều từng được thực hiện trong Chiến tranh lạnh.
Các máy bay sẽ được triển khai theo từng nhóm 4 chiếc. Khi đến địa điểm thay thế, máy bay sẽ được trang bị vũ khí và nhiên liệu trong lúc binh lính bảo vệ xung quanh. Thay vì đặt toàn bộ chiến đấu cơ vào 1-2 căn cứ, ông Wigston nói sẽ phân tán ra 12 căn cứ để gây khó khăn cho kẻ thù tấn công.
Máy bay Jaguar T2 hạ cánh xuống một xa lộ tại Tây Đức vào năm 1977. Ảnh KHÔNG QUÂN ANH
"Chúng tôi sẽ ôn lại cách phân tán. Nếu kho tên lửa hành trình tiên tiến mà ông [Vladimir] Putin từng khoe được đặt tại Kaliningrad, chúng ta sẽ nằm trong tầm bắn", ông Wigston nói. Tên lửa mà ông Wigston nhắc tới được cho là tên lửa hành trình phóng từ trên bộ 9M729 (còn gọi là SSC-8). Với tầm bắn 2.500 km, tên lửa Nga có thể bắn đến bất kỳ mục tiêu nào tại Tây Âu từ Kaliningrad. NATO cho rằng tên lửa này vi phạm Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã bị sụp đổ hồi năm 2019.
"Họ có những hệ thống gây đe dọa. Chúng tôi lo ngại chúng. Trong tình huống tệ nhất, những thứ mà chúng ta gìn giữ như hạ tầng quốc gia sẽ nằm trong tầm bắn của tên lửa Nga", ông Wigston cảnh báo.
Chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển hoạt động trên một xa lộ trong cuộc tập trận năm 2020. Ảnh QUÂN ĐỘI THỤY ĐIỂN
Ngày nay, không quân một số nước châu Âu như Phần Lan hay Thụy Điển vẫn cho máy bay hoạt động từ các xa lộ. Tại Đông Âu, một số nước thỉnh thoảng vẫn thực hiện hoạt động này dù hầu hết các xa lộ được xây dựng thời Chiến tranh lạnh đến nay đã không còn được sử dụng, theo The Drive . Quân đội Mỹ gần đây cũng cho các chiến đấu cơ F-16, F-35 hoạt động tại các sân bay nhỏ, một phần trong chiến lược mới tại khu vực trước mối đe dọa tên lửa đạn đạo.
Chiến đấu cơ Eurofighter Đức "khoe" vũ khí mới nhất
Giới chuyên gia cho rằng hoạt động cất và hạ cánh trên xa lộ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc tháo dỡ các hệ thống đèn giao thông, barie, con lươn, cho đến việc cấm xe đi vào một đoạn dường để máy bay hoạt động.
Việc chỉ huy không quân cân nhắc ý tưởng hoạt động các chiến đấu cơ từ xa lộ cho thấy quân đội Anh đang nghiêm túc nhìn nhận mối đe dọa tiềm tàng từ Nga và việc Moscow ngày càng gia tăng năng lực khiến các cơ sở quân sự chủ chốt của Anh gặp nguy cơ.
Siêu vận tải cơ thổi tung hàng rào căn cứ Anh Luồng khí xả từ 6 động cơ máy bay An-225 chuẩn bị cất cánh khiến hàng rào căn cứ không quân Brize Norton đổ rạp xuống đất. Vận tải cơ An-225 của Ukraine hôm 24/6 chuẩn bị cất cánh rời căn cứ Brize Norton của không quân Anh, sau khi bàn giao 3 trực thăng Puma trong khuôn khổ nhiệm vụ hỗ trợ...