Chuyến bay đầu đời trên bầu trời Việt
Lần đầu tiên, các học viên phi công thương mại được bay đơn (bay không có giáo viên kèm) trên bầu trời quê hương.
Đây không chỉ là niềm tự hào, vinh dự của các học viên mà còn là bước ngoặt lớn trong quy trình đào tạo phi công của VN.
Chúng tôi đến Trung tâm Huấn luyện bay Cam Ranh (Khánh Hòa), nơi 23 học viên lớp VFT2 đang tất bật để hoàn thành những giờ bay cuối cùng trong phần học thực hành bay.
Lớp VFT2 có 23 học viên do Công ty cổ phần đào tạo Bay Việt (Bay Việt) – đơn vị đào tạo phi công thương mại duy nhất tại VN hiện nay – phối hợp với Học viện Hàng không VN đào tạo. Đây là khóa đào tạo phi công thứ hai của Bay Việt, nhưng là khóa đầu tiên của ngành hàng không thương mại VN, học viên được huấn luyện thực hành 45 giờ bay trong nước, trong đó có 10 giờ bay đơn. 23 học viên, đủ mọi lứa tuổi và đến từ nhiều vùng miền khác nhau nhưng đều có chung một niềm mơ ước: bay!
Dấu ấn VFT2
Học viên Nguyễn Thị Ngọc Bích (25 tuổi, quê Hải Phòng) là học viên nữ duy nhất của lớp VFT2. Trước khi học phi công, Bích đã có ba năm làm tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines. Trên những chuyến bay, Bích vẫn thầm khao khát một ngày nào đó mình sẽ là người ngồi trên khoang điều khiển để thật sự làm chủ đường bay, làm chủ bầu trời. Khi Vietnam Airlines tổ chức tuyển phi công, Bích đã giấu gia đình, người thân đi nộp hồ sơ dự tuyển. Vượt qua 120 ứng viên, phần lớn là nam giới, Bích trở thành một trong 23 học viên của khóa VFT2 trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Học viên phi công nữ duy nhất của lớp VFT2 Nguyễn Thị Ngọc Bích kiểm tra máy bay trước giờ thực hành bay
Gặp Bích dưới đường băng sau khi hoàn thành một giờ bay đơn ra sân bay Tuy Hòa (Phú Yên) và vòng lại, Bích tự hào khoe: “Em chỉ còn khoảng hai giờ bay nữa là hoàn thành phần thực hành bay đơn trong nước”. Từ bỏ một công việc có mức lương 30-40 triệu đồng/tháng vào thời điểm năm 2009 để đến với công việc khó nhọc vốn chỉ dành riêng cho những người có thể lực, sức khỏe tốt, nhưng Bích vẫn luôn vững tin quyết định học phi công của mình là đúng đắn, là những gì con tim mách bảo. “Sáu tháng học thực hành bay, đó cũng là quãng thời gian em không biết đến một loại mỹ phẩm nào” – Bích cười và giơ hai cánh tay sạm đen lên như để minh chứng cho lời nói của mình.
Nhỏ tuổi nhất trong lớp VFT2 là Phùng Anh Huy (20 tuổi, TP.HCM). Sau khi học xong lớp 12, nhà trường có tổ chức một buổi tư vấn tuyển sinh. Vốn mơ ước được làm phi công từ nhỏ, Huy không ngần ngại khi nộp hồ sơ và được chọn vào lớp đào tạo phi công của Vietnam Airlines. “Bạn trong lớp của em giờ phần lớn theo học các ngành kinh tế, hoặc kinh doanh buôn bán nên giờ nhiều đứa đã làm ra tiền. Mỗi lần họp lớp hay có cơ hội gặp gỡ, em cũng ngại vì mình học ngành chẳng giống ai cùng khóa trong trường, cũng chưa biết mình có làm nên trò trống gì hay không. Tuy nhiên, em vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành phi công tới cùng vì đó không chỉ là nghề nghiệp mà còn là niềm đam mê của em” – Huy bộc bạch.
Video đang HOT
Lần đầu cất cánh trên bầu trời VN
Theo quy trình đào tạo phi công dân dụng trước đây, học viên sau khi học sáu tháng lý thuyết tại TP.HCM sẽ được gửi qua Pháp để đào tạo phần thực hành. Nhưng lớp VFT2 là khóa đầu tiên được học một phần thực hành ngay tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa. “Lần đầu tiên ngồi trên một cỗ máy hiện đại và phải tự xoay xở với mọi tình huống, cảm giác đầu tiên của em là hồi hộp. Nhưng mọi thao tác đã được huấn luyện thuần thục trước đó giúp em nhanh chóng tự tin và làm chủ bầu trời quê hương. Từ buồng lái của chiếc máy bay huấn luyện TB20 (loại máy bay của Pháp dùng để huấn luyện thực hành tại sân bay Cam Ranh) nhìn xuống thấy cảnh sông núi phía dưới, em cảm thấy thêm yêu và tự hào về đất nước của mình hơn!” – Huy tâm sự.
Kết thúc thời gian thực hành bay trong nước và đang chờ ngày ra nước ngoài học lớp nâng cao, Lê Ninh, một học viên xuất sắc của lớp VFT2, trải lòng mình trên một trang mạng xã hội: “Hoàn tât khóa học lý thuyêt, giờ đây 23 học viên của VFT2 vững tin tung cánh trên bâu trời Tô quôc với niêm kiêu hãnh và tự hào… Con đường sự nghiêp là cuôc hành trình với những khó khăn ở phía trước, nhưng chúng ta đã vượt qua chặng đường đâu tiên bằng sự nô lực hêt mình với kêt quả tôt đẹp”.
Hướng tới một trường bay tại VN
Tháng 6/2008, Công ty cổ phần đào tạo Bay Việt được thành lập bởi các cổ đông gồm Vietnam Airlines, Công ty Bay trực thăng VN (Bộ Quốc phòng), Công ty Cho thuê máy bay Việt Nam, Công ty ADCC thuộc Quân chủng Phòng không không quân, Học viện Hàng không ESMA (Pháp) và Công ty VINAERO thuộc Tập đoàn EADS. Từ ngày thành lập đến nay, Bay Việt đã đào tạo sáu khóa phi công với 110 học viên. Trong đó, 40 học viên của khóa 1 và khóa 2 do Vietnam Airlines đài thọ. Những khóa sau với khoảng 70 học viên, đều do học viên tự túc kinh phí, trung bình khoảng 2,25 tỉ đồng/học viên đào tạo trong vòng hai năm.
Ông Trần Trọng Nhân, phó giám đốc Công ty cổ phần đào tạo Bay Việt, cho biết hiện nay tỉ lệ phi công người VN chỉ chiếm khoảng 1/2 trong đội bay của các hãng hàng không tại VN. Trong khi đó, chi phí để trả cho phi công nước ngoài cao gấp 3-5 lần phi công trong nước. Bên cạnh đó, yếu tố đa văn hóa là một trở ngại trong các mối quan hệ của thành viên tổ lái, phức tạp trong việc quản lý điều hành của hầu hết hãng hàng không tại VN. Do đó, công tác đào tạo phi công thương mại trong nước là điều hết sức cần thiết.
Sứ mạng quan trọng nhất của Bay Việt là chuyển giao công nghệ để thành lập một trường bay tại VN. Các bước phát triển và chuyển giao công nghệ về đào tạo phi công đã được chuẩn bị và lên kế hoạch rất cụ thể. Dự kiến bắt đầu từ năm 2015, Bay Việt sẽ có thể tiếp nhận và thực hiện công tác đào tạo phi công thương mại hoàn toàn trong nước.
Theo 24h
Khoảnh khắc hạ gục "pháo đài bay" B52 trên bầu trời Hà Nội
Dù được hàng chục máy bay hộ tống, nhưng chỉ trong 12 ngày đêm (18/12-29/12/1972), 34 chiếc B52 đã phải "đền tội" trên bầu trời Hà Nội. Hành trình hạ gục "pháo đài bay" B52 được nhà báo Nguyễn Xuân Át tái hiện một cách chân thực qua các bức ảnh ông chụp cách đây 40 năm.
Pháo đài bay B52 "đền tội" trên bầu trời Hà Nội đêm 26/12/1972. Đây là khoảnh khắc đặc biệt nhất trong đời nhà báo Nguyễn Xuân Át.
Ông Nguyễn Xuân Át (trái) hào hứng kể lại cho người xem bức ảnh của mình tại Bảo tàng Chiến thắng B52
Xác máy bay F-111, chiếc thứ 4.000 của Mỹ bị bắn rơi tại miền Bắc
Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nghe Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn thuyết minh cách đánh B52
Một khẩu đội Đại đội 2, Tiểu đoàn 77, Đoàn Tên lửa Cờ Đỏ đang lắp đạn vào bệ chuẩn bị chiến đấu đêm 20/12/1972 tại Hà Nội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay AHLLVTND Đinh Tôn nhân dịp thăm Sư đoàn 371 đầu năm 1973.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vui mừng trước sự trưởng thành của bộ đội Tên lửa
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm bộ đội phòng không không quân ngày 22/12/1972
Kíp chiến đấu Đại đội 19, đoàn Ra đa Ba Bể phát hiện mục tiêu địch phục vụ chiến đấu 12 ngày đêm năm 1972.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra phương án chiến đấu 12 ngày đêm của bộ đội phòng không không quân.
Đồng chí Lê Duẩn thăm đoàn Sông Cấm (252) Quân chủng PKKQ đầu năm 1973.
Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước vào thăm miền Nam sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (Tân Sơn Nhất 9/5/1975).
Đồng chí Lê Duẩn đến thăm Trung đoàn 921 và đang hỏi chuyện chiến sĩ lái máy bay Phạm Tuân (đầu xuân 1973).
Trận địa Ra đa, Đại đội 19 của đoàn Ba Bể luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.
Thẻ của phi công Mỹ bị thu sau khi bị bắt.
Phạm Tuân gặp giặc lái Mỹ bị bắt sau 12 ngày đêm.
Trao trả phi công đầu năm 1973 tại sân bay Gia Lâm.
Đồng chí Lê Duẩn thăm Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257 sau chiến thắng 12 ngày đêm năm 1972.
Tiếp đạn tại trận địa pháo phòng không ở Quảng Trị năm 1972.
Những hố bom do Mỹ thả xuống ngã ba Đồng Lộc năm 1968.
Tổ phóng viên và cán bộ bảo tàng phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị phòng không không quân tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972 (nhà báo Nguyễn Xuân Át ở giữa).
Theo Dantri
Sôi động lễ hội khinh khí cầu tại Việt Nam Sáng 31/8/2012, Lễ hội Khinh khí cầu Quốc tế Việt Nam lần thứ nhất chính thức được khai diễn tại thành phố biển Mũi Né - Phan Thiết. Tại lễ hội, 21 chiếc khinh khí cầu tiêu chuẩn quốc tế với nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau đã cùng đua tài trên bầu trời thành phố biển. Theo ông Hardi Razali -...