Chuyến bay đặc biệt: Hành trình kéo dài hơn 30 giờ cùng bệnh nhân nhiễm COVID-19
Có mặt tại Hà Nội sau chuyến bay đặc biệt, ThS.BS Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ nhanh về hành trình kéo dài hơn 30 giờ.
Tối 29/7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, chuyến bay đón 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích Đạo về nước đã đáp xuống sân bay Nội Bài vào 15h30 cùng ngày. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức đưa người đã xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 trở về.
Chuyến bay được điều khiển bởi 5 phi công, cùng với 8 tiếp viên, 2 nhân viên kỹ thuật, cân bằng trọng tải bay và 4 y bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Trong số 120 bệnh nhân có 46 người có bệnh mãn tính kèm theo (là nhóm dễ có biến chứng hơn) như loét dạ dày, cao huyết áp, tim mạch, viêm phế quản.
Có mặt tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương chiều tối 29/7, dù rất mệt nhưng ThS.BS Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có những chia sẻ nhanh sau một chuyến bay đặc biệt.
BS Hùng cho biết, chuyến bay kéo dài mất hơn 30 giờ. Chặng đi, cả đoàn bay mất khoảng 12 giờ. Khi đến nơi vì sân bay không có sẵn xăng để tiếp nhiên liệu nên phải chở xăng từ nơi khác đến. Thời gian chờ đợi mất 6 tiếng ở sân bay sau đó cả đoàn tiếp tục bay về Hà Nội mất thêm 13 giờ.
Trên máy bay có 15-16 bệnh nhân bị sốt. Nhân viên y tế phải cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt, uống nước. Ngoài ra, có 5-6 bệnh nhân khó thở nhưng rất may không có bệnh nhân nặng phải thở máy.
Khi được hỏi về cảm xúc của bác sĩ sau khi hoàn thành nhiệm vụ, BS Hùng cười vui: “Trước khi đi, chúng tôi cũng áp lực vì trên máy bay có nhiều bệnh nhân dương tính. Chúng tôi luôn nghĩ làm sao phải đảm bảo an toàn cho họ. Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng lo lắng lỡ có bệnh nhân trở nặng trên chuyến bay sẽ không kịp thời xử trí. Không những thế, trước khi chúng tôi lên đường làm nhiệm vụ, người thân rất lo lắng. Bởi không gian trong máy bay hẹp, số lượng người mắc bệnh nhiều, mức độ đậm đặc của virus SARS-CoV-2 trong không khí sẽ rất cao. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên y tế, phi hành đoàn cùng những công dân khỏe mạnh là rất lớn. Nhưng cuối cùng, tất cả đã thở phào nhẹ nhõm. Mọi người đều an toàn”.
Video đang HOT
Sau khi đưa được bệnh nhân về nước, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã chuẩn bị sẵn kế hoạch tiếp đón các công dân này. Cụ thể, các bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ được sắp xếp về 3 khoa bao gồm Virus – Ký sinh trùng, Nội Tổng hợp và Nhiễm khuẩn Tổng hợp. Tùy tính chất và diễn biến của bệnh nhân, bệnh viện có thể sẽ bố trí thêm khoa Cấp cứu hồi sức nếu cần.
Ngoài ra, bệnh viện đã chuẩn bị hai máy thở, hai máy siêu âm, hệ thống ô-xy và thuốc men, sẵn sàng cấp cứu cho những trường hợp bệnh trở nặng. Nếu có tình huống xấu, mục tiêu là cố gắng để bệnh nhân về được đến bệnh viện, sau đó sẽ huy động thêm nhiều nhân lực tiếp tục cấp cứu.
Hình ảnh nhân viên y tế có mặt tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương khi đón bệnh nhân nhiễm COVID-19 trở về:
Đoàn công tác của BV Nhiệt đới có 4 y, bác sỹ chuẩn bị chu đáo các điều kiện đảm bảo an toàn để lên đường ngày 28/7
Trải qua 30 giờ bay, chiều 29/7 những ô tô chở bệnh nhân từ sân bay về bệnh viện đã cập bến an toàn
Công tác khử khuẩn được tiến hành cẩn trọng, tỉ mỉ
Các thành viên đoàn công tác thay đồ bảo hộ để về khu cách ly tại bệnh viện
TS. Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp Cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, cả đoàn đều cảm thấy nhẹ nhõm như trút được gánh nặng vì chuyến bay an toàn, không có bệnh nhân nào trở nặng
Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TƯ tiết lộ kế hoạch trên "chuyến bay đón COVID-19"
Theo TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, dự kiến ban đầu, chuyến bay đón công dân Việt Nam từ Guinea Xích Đạo về nước sẽ khởi hành đi đón đoàn công dân vào ngày 3/8. Tuy nhiên, hiện lịch bay được đẩy lên sớm hơn khoảng 1 tuần.
Ảnh minh họa: Internet
Theo đó, TS.BS Phạm Ngọc Thạch cho biết, dự kiến ban đầu, chuyến bay đón công dân Việt Nam từ Guinea Xích Đạo về nước sẽ khởi hành vào ngày 3/8. Tuy nhiên, hiện lịch bay được đẩy lên sớm hơn khoảng 1 tuần, tức là vào cuối tháng 7. Những ngày qua, bệnh viện đã gấp rút chuẩn bị nhân lực và tất cả các phương tiện cần thiết để đảm bảo an toàn nhất cho toàn bộ bệnh nhân cũng như nhân viên y tế trên chuyến bay.
Về nhân lực, bệnh viện cử 4 y bác sĩ thuộc khoa Cấp cứu, bao gồm 1 Tiến sĩ, bác sĩ là Phó khoa cùng 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng. Họ đều là những nhân viên y tế có năng lực chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm.
Về phương tiện, bệnh viện đã chuẩn bị 2 máy thở, 2 máy siêu âm, hệ thống oxy và thuốc men, sẵn sàng cấp cứu cho những trường hợp bệnh trở nặng. Nếu có tình huống xấu, mục tiêu là cố gắng để bệnh nhân về được đến bệnh viện, sau đó sẽ huy động thêm nhiều nhân lực tiếp tục cấp cứu.
Một chuyến bay có tới 120 ca COVID-19, thời gian di chuyển dự kiến lên đến 15 giờ đồng hồ, chính vì vậy, bệnh viện đã lên phương án để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế. Bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ khẩu trang, quần áo bảo hộ cho các y bác sĩ.
"Xác định đây là chuyến bay có nguy cơ lây nhiễm rất cao, bệnh viện đã tính đến nhiều phương án, trong đó đặc biệt chú ý đến phương án ăn uống. Tôi đã dặn anh em dùng lương khô ở chiều bay về, có thể dùng thêm sữa có ống hút..."- TS. Thạch chia sẻ.
Tất cả nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xác định đây là 1 "cuộc chiến", nhân viên y tế là "chiến sĩ" đi vào mặt trận. Họ biết về nguy cơ lây nhiễm trên chuyến bay cũng như sự nguy hiểm của căn bệnh này. Tuy nhiên, theo Lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, "toàn thể anh em chúng tôi sẽ cố gắng hết sức".
Thêm 2 ca COVID-19 khỏi bệnh, Việt Nam còn 9 bệnh nhân đang điều trị Cả 2 bệnh nhân đều có sức khỏe ổn định, không ho, không sốt, không khó thở, kết quả xét nghiệm nhiều lần âm tính với virus corona. Chiều 12/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết có thêm 2 trường hợp mắc COVID-19 điều trị tại đây được công bố khỏi bệnh. Các bệnh nhân bao gồm: BN297: 30 tuổi,...